Uống sữa với thuốc dễ tử vong
Hãy cẩn thận khi bạn có ý định uống thuốc với những loại chất lỏng không phải nước lọc.
Nước ép bưởi có tác dụng tiêu cực với hơn 50 loại thuốc, bao gồm cả thuốc Statin. Vì tác dụng của họ cam quýt lên tới 24 giờ nên sẽ không có kết quả nếu bạn cố sắp xếp thời gian để dùng cả thuốc và nước ép bưởi trong cùng một ngày.
Một loại enzyme được tìm thấy trong nước ép lựu có thể làm giảm tác dụng các đơn thuốc điều trị cao huyết áp.
Các loại sữa
Bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi. (Ảnh minh hoạ).
Canxi có trong sữa, sữa đậu nành, nước trái cây chứa sữa có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.
Nước uống chứa chất cafein
Video đang HOT
Nhóm nước uống này gồm cà phê, trà xanh và các thức uống năng lượng… Cafein có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe khi đi với các loại thuốc chứa chất kích thích. Hãy tránh xa ly cà phê khi bạn đang dùng thuốc ức chế sự thèm ăn, thuốc chữa hen suyễn và các loại thuốc kích thích.
Chất kali có trong các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao có thể trở nên nguy hiểm nếu kết hợp với một số thành phần thuốc trị bệnh suy tim, cao huyết áp. Không chỉ nước uống thể thao, bạn cũng phải cẩn trọng với chuối vì đó là loại trái cây giàu kali.
Rượu
Hãy gạt sang một bên chuyện nhâm nhi ly rượu nhỏ trong bữa ăn khi bạn đang dùng thuốc thuốc chữa bệnh thần kinh, trầm cảm. Sự kết hợp này có thể gây ra chứng đau đầu, nhịp tim nhanh và dễ đột quỵ.
Theo người lao động
9 "thủ phạm" gây mất ngủ
Có thể chúng ta không lưu ý, những thức ăn, đồ uống hàng ngày lại chính là "thủ phạm" làm cho chúng ta mất ngủ.
Đồ ăn cay
Buổi tối ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ dẫn đến mất ngủ. Người bị nóng tim sau khi ăn đồ ăn cay, sau khi nằm xuống thì bệnh tình càng thêm nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, chuyên gia kiến nghị, trong một ngày nếu ăn đồ cay thì nên ăn vào buối trưa chứ không nên ăn vào buổi tối.
Thực phẩm xông khói hoặc gia công
Trong thịt xong khói hoặc gia công hàm chứa đại lượng tyrosine sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn. Ngoài việc can nhiễu đến giấc ngủ ra, thịt hun khói hoặc gia công cũng là một dạng "thực phẩm rác" không tốt cho sức khỏe.
Cồn rượu
Cồn, rượu có tác dụng an thần, nhưng điều kỳ lạ là uống rượu sẽ làm cho chúng ta ban đêm khó chìm vào giấc ngủ. Chuyên gia cho biết, rất nhiều người thư giãn cơ thể bằng cách uống rượu,trên thực tế cồn rượu sẽ gây trở ngại cho cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu. Chính vì lý do đó, rất nhiều người sau khi uống rượu ngủ ngáy khò khò nhưng ngày hôm sau tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, mất sức.
Trà nhân sâm
Một số loại trà thảo dược có tác dụng trợ giúp giấc ngủ, nhưng tốt nhất là không nên cho nhân sâm vào. Một số người sau khi uống trà nhân sâm lại xuất hiện triệu chứng mất ngủ và huyết áp tăng cao. Chuyên gia kiến nghị, trước khi ngủ mấy tiếng tốt nhất không nên uống trà nhân sâm.
Thực phẩm gây đầy bụng
Một số thực phẩm trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra khá nhiều khí thể, từ đó gây ra chướng bụng, gây trở ngại cho giấc ngủ, ví dụ như các loại đậu, cải thảo, hành tây, ngô, chuối vv.
Thực phẩm dầu mỡ
Thực phẩm dầu mỡ sau khi ăn vào sẽ gia tăng gánh nặng công việc cho dạ dày, đường ruột, gan, mật và tuyến tụy, kích thích thần kinh trung ương làm cho nó luôn ở trong trạng thái làm việc, từ đó dẫn đến mất ngủ.
Cafein
Đa phần chúng ta đều biết, thực phẩm hàm chứa cafein sẽ kích thích hệ thống thần kinh và còn có tác dụng lợi tiểu nhất định, là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến mất ngủ.
Sô-cô-la sữa
Sô-cô-la sữa hàm chứa tyrosine. Tyrosine sẽ chuyển hóa thành chất kích thích dopamine, từ đó làm cho ban đêm luôn tỉnh táo, hưng phấn, nằm trở lên trở xuống, ngủ không được.
Pho-mát
Pho-mát hàm chứa một số lượng lớn axit amin tyrosine, tyrosine có thể giúp tạo ra các chất dopamine truyền dẫn thần kinh nãotrongcơ thể chúng ta, làm cho não bộ càng tỉnh táo,chìm vào giấc ngủ càng khó khăn.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Cafein giúp phòng bệnh vẩy nến? Nếu như bia và thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến thì cà phê lại là thứ đồ uống ngăn ngừa loại bệnh da liễu này. TS Abrar Qureshi cùng nhóm nghiên cứu của mình kết hợp với bệnh viện phụ nữ ở Bostol đã tiến hành đề tài nghiên cứu xem liệu có mối liên quan nào giữa...