Uống nước muối buổi sáng, uống mật ong buổi tối
Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, xơ gan… nên tránh nước muối quá đậm để tránh làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi dùng mật ong, vì trong mật ong có lượng đường khá cao.
Học y học Trung Quốc tin rằng mật ong có chức năng tăng cường giữ ấm, giữ ẩm, làm giảm đau, giải độc… Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng để điều trị suy yếu dạ dày, khó tiêu, ho khan và khô phổi, các bệnh khô đường ruột và táo bón…
Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng mật ong có chứa glucose, vitamin, cũng như phốt pho, canxi nên có thể dùng để điều chỉnh rối loạn chức năng hệ thần kinh, và làm gia tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Vậy nên, mỗi ngày, trước khi đi ngủ, bạn nên uống 10-20 ml mật ong pha với nước ấm. Mật ong còn giúp tăng cường chức năng của lá lách và dạ dày, làm lợi cho máu, làm dịu thần kinh, giúp bạn giữ được bình tĩnh…
Cũng tương tự như vậy, mỗi ngày, sau khi thức dậy, nên uống một chút nước muối pha loãng. Một chút nước muối mỗi sáng rất có lợi cho việc giảm độc cho thận, cải thiện tiêu hóa, tốt cho đường ruột và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Một số ý kiến cho rằng, trong suốt một đêm ngủ cơ thể không nhận được một giọt nước, mà còn phải thở hít, tiết mồ hôi và tiểu tiện. Những hoạt động sinh lý ấy đã tiêu hao rất nhiều nước trong cơ thể. Buổi sớm sau khi ngủ dậy, uống nước muối nhạt sẽ tăng thêm sự thoát nước, làm cho miệng càng khô…
Thế nào mới là đúng?
Video đang HOT
Thực tế, uống nước muối vào buổi sáng, có đầy đủ tác dụng như đã nói ở trên, đồng thời còn giúp bạn tránh được tình trạng chuột rút cơ bắp, suy cơ, mất phương hướng và ngất xỉu nhất trong những ngày nắng nóng do mồ hôi trên cơ thể bị ra nhiều (lúc ấy, cơ thể sẽ bị mất lượng natri). Và để khắc phục tình trạng mất nước có thể xảy ra, ngoài việc chỉ uống mỗi nước muối, bạn cần uống thêm nhiều nước lọc và các loại nước bổ dưỡng khác để duy trì lượng nước trong cơ thể.
Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý khi uống mật ong và nước muối vì chúng có chứa nhiều natri, dẫn đến cao huyết áp. Chú ý nồng độ mặn của nước muối, tốt nhất nên pha nước muối thật nhạt, 100 ml nước và hàm lượng muối với không hơn 0,9 gram.
Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, xơ gan… nên tránh nước muối quá đậm để tránh làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi dùng mật ong, vì trong mật ong có lượng đường khá cao.
Ngoài ra, muối và mật ong có thể dùng kết hợp với nhau, bởi vì cả hai có vai trò bổ sung nhau. Mật ong với một hàm lượng kali cao đào giúp thải natri dư thừa trong cơ thể.
Theo PNO
Dùng miếng dán làm ấm, coi chừng bị bỏng
Miếng dán giúp các quý cô ăn mặc mỏng manh trong những ngày rét mà không sợ ốm. Tuy nhiên đã có không ít người bị bỏng da.
Sinh nhiệt cao khi ủ quá ấm
Chị Nguyễn Thúy An (577 Thụy Khuê, Hà Nội) thường bị chứng cóng lạnh chân khi mùa đông về. Dù mặc ấm đến mấy nhưng gan bàn chân chị lúc nào cũng tê cóng làm cho cơ thể luôn có cảm giác run vì lạnh. Thấy miếng dán làm ấm cơ thể có hiệu quả, chị An đã tích cực dùng. Một lần chị, chị dán nó bên ngoài lớp tất giấy và đi đôi giày cao cổ có lót lông bên trong. Hơn một giờ sau, chị có cảm giác nóng rát gan bàn chân, sức nóng càng lúc càng cao khiến chị phải tháo giày, tất ra xem thì thấy gan bàn chân đỏ rát như bị bỏng ở chỗ đặt miếng dán.
Người già, trẻ nhỏ dùng miếng dán nhiệt độ cao có thể bị bỏng do da mỏng và khó phản ứng xử lý nhanh khi cảm thấy nóng quá.
Đem sự việc này hỏi người bán hàng, chị An được giải thích rằng, do chị dán vào lớp tất quá mỏng, lại ủ chân nhiều giờ trong giày kín và ấm làm miếng dán tỏa nhiệt cao, khiến lớp da mỏng dưới gan bàn chân bị bỏng. Điều này cũng tương tự như cảnh báo sử dụng sản phẩm là tuyệt đối không dán khi đi ngủ, vì đắp chăn quá ấm có thể làm miếng dán gia tăng nhiệt độ.
Kỹ sư Nguyễn Dũng, bộ môn Hóa hữu cơ, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, là người nghiên cứu và có ý tưởng về miếng dán sinh nhiệt tại Việt Nam, cho biết miếng dán sưởi ấm được sản xuất dựa trên nguyên lý phản ứng ôxy hóa kim loại, từ đó sinh ra nhiệt làm ấm. Vì thế, các chất chính có trong miếng dán là bột sắt, nước, clorua kali, than hoạt tính, muối và mika nướng.
Bột sắt là kim loại dùng để tạo nên phản ứng ôxy hóa khi có nước và không khí. Bạn chỉ cần bóc miếng dán ra khỏi bao bì là miếng dán đã bắt đầu nóng lên. Vì việc bóc miếng dán đồng nghĩa với không khí sẽ lọt vào các khe hở và thành phần nước có sẵn trong đó sẽ tạo nên phản ứng.
Phản ứng này được gọi chung là quá trình ôxy hóa sản sinh nhiệt. Vì bột sắt và nước khi phản ứng sẽ có mùi hôi nên các chất như than hoạt tính, muối... được đưa vào thêm nhằm mục đích khử mùi tanh của sắt, giúp người sử dụng an toàn và sạch sẽ hơn.
Nguy cơ tăng nhiệt đột ngột
Kỹ sư Nguyễn Dũng phân tích thêm, thông thường các phản ứng ôxy hóa bột sắt sẽ cho nhiệt độ nóng khác nhau. Tùy vào mức độ các chất có trong đó mà nhiệt độ tạo nên sẽ từ vài chục độ trở lên, tức là ở ngưỡng nhiệt từ bình thường đến nóng đỏ, thậm chí có thể gây cháy đồ dùng hoặc gây bỏng cho người sử dụng.
Tuy nhiên, vì dung tích miếng dán nhỏ và ít nhiên liệu nên nhiệt độ chỉ khống chế ở mức độ đủ làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể cho thêm các chất giảm mức cháy hoặc làm chậm quá trình ôxy hóa, khiến cho sản phẩm giữ được độ ấm lên đến hơn 10 tiếng đồng hồ.
Chị Nguyễn Thanh Hằng ở số 6 Đội Nhân, Hà Nội, chuyên kinh doanh trực tuyến các sản phẩm cá nhân của Nhật Bản, cho biết miếng dán sinh nhiệt có thể đạt nhiệt độ 50 - 63 độ C, với thời gian giữ ấm trong vòng 12 - 15 tiếng. Người sử dụng tuyệt đối không dán trực tiếp lên da, không dán khi đi ngủ vì nhiệt độ miếng dán khi bị ủ nóng sẽ tăng cao, dễ gây bỏng da.
Kỹ sư Nguyễn Dũng cũng khuyên rằng đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ miếng dán chỉ nên dao động khoảng 42 - 46 độ C. Không nên dùng miếng dán có nhiệt độ cao quá 55 độ C, nhất là trẻ nhỏ và người già. Mức này chỉ nên dùng cho người lớn khi nhiệt độ môi trường hạ thấp như đại hàn hoặc ở những nơi có băng tuyết.
Người già và trẻ nhỏ dùng miếng dán có nhiệt độ cao dễ bị bỏng do da mỏng và khó phản ứng xử lý nhanh khi cảm thấy nóng quá.
Theo PNO
Các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa lạnh Khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp, trẻ em rất dễ bị cảm mạo, viêm họng, viêm phổi, phế quản, amiđan, sốt xuất huyết... Cha mẹ cần chăm sóc con tốt trong mùa này, cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm. Ảnh minh họa 1 Cảm...