Uống nước một hơi dài có gây hại cho tim mạch như đồn đoán bấy lâu nay?
Khi đi nắng nóng về, cơ thể thường dễ tăng nhiệt độ, mất nước và khát nếu uống nước nước một hơi dài với số lượng nhiều có thể làm mất cân bằng điện giải, có thể rơi vào tình trạng ngộ độc nước.
Có nguy cơ ngộ độc nếu uống nước sai cách
Trước thông tin cho rằng khi khát nước nếu uống một hơi dài có thể gây hại cho tim, chuyên gia đầu ngành về tim mạch GS. Phạm Gia Khải khẳng định thông tin trên không có cơ sở khoa học. Uống nước một hơi dài không ảnh hưởng tới nhịp tim ngay cả khi người bị mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc nhịn thở kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Còn theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên gia Dinh dưỡng VIAM, việc một người uống nước với số lượng nhiều gây nguy hiểm tới tính mạng là rất hiếm xảy ra. Các ca tử vong do uống nước thường có liên quan tới các cuộc thi uống nước hoặc tập thể dục cường độ cao sau đó uống quá nhiều nước.
Chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây ngộ độc và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Uống một hơi quá nhiều nước gây ra mất cân bằng điện giải, hạ natri máu triệu chứng sẽ gần giống với say nắng và kiệt sức. Nạn nhân có thể cảm thấy đau đầu hoặc chỉ cảm thấy khó chịu. Một số triệu chứng khác có thể có như: tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
Ngoài ra, những dấu hiệu của tình trạng uống nhiều nước/ngộ độc nước có thể bao gồm nước tiểu trong suốt, đi tiểu nhiều lần trong đêm, đau nhói đầu, phù nề ở bàn tay, chân, môi, cơ bắp yếu, dễ bị chuột rút, suy nhược, mệt mỏi…
“Nếu không được xử trí ngay lập tức, tình trạng ngộ độc nước có thể nhanh chóng dẫn đến phù não, co giật và hôn mê, thậm chí tử vong”, PGS.TS Ninh nói.
PGS.TS Ninh khuyến cáo: “Khi uống nước nên uống từ từ, ít một, không nên uống ừng ực hết cả lít nước khi từ ngoài nắng về. Như vậy cơ thể không hấp thu được, và không giảm cảm giác khát, đôi khi còn gây ngộ độc nước”.
Uống nước như thế nào để tốt
Video đang HOT
Theo PGS.TS Ninh chia sẻ với PV Em đẹp, môi ngươi môt ngay cần uống khoảng 2 lít nước. Khi trời nóng, hoặc khi làm việc nặng ra mồ hôi nhiều thì cân uống nhiều hơn. Moi ngươi nên uống nước (khoảng 500ml) ngay từ khi chưa có cảm giác khát, trước khi đi ra ngoài nóng hoặc trước khi tập luyện.
Để biết lượng nước bạn uống trong ngày đã đủ hay chưa cần phải theo dõi thay đổi cân nặng: khi bạn giảm 1kg sau buổi tập, làm việc, cần phải bù một lượng nước khoảng 1-1,5 lít. Quan sát màu nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là uống đủ nước, màu xẫm hơn là uống chưa đủ, càng sẫm màu càng thiếu nước.
PGS.TS Ninh cho hay: “Loại nước uống phù hợp tốt cho sức khỏe là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước chè, nước rau, thảo mộc, rau má, râu ngô… đều được, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm. Nước nên để ở ngăn mát (4-10độ) là phù hợp. Bổ sung thêm nước hoa quả pha loãng, ít đường cũng rất tốt”
Các món canh rau như rau muống, ngót, mùng tơi chứa nhiều nước, có chút muối cũng rất tốt có tác dụng giải khát. Một số món chè, canh như cây atiso, gỏi giá đậu xanh, cháo đậu xanh bí đỏ, cháo đậu đen… có tác dụng mát gan, lợi tiểu.
Theo Emdep
Uống nước vối vào mùa hè chữa được vô khối bệnh nhưng cần hết sức lưu ý những điều này
Uống nước vối còn có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy...
Uống nước vối có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút cực tốt...
Nước lá vối hay còn gọi là trà vối là một thức uống được nấu bằng nụ hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể sử dụng ngay khi còn tươi. Loại đồ uống này rất thông dụng ở khu vực nông thôn, thậm chí là cả khu vực thành thị đồng bằng Bắc Bộ.
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, uống nước từ lá, nụ vối có khả năng tiêu hóa thức ăn, nhất là đối với những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Do đó, nước vối có tác dụng giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Nước lá vối hay còn gọi là trà vối là một thức uống được nấu bằng nụ hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể sử dụng ngay khi còn tươi.
Theo Đông y, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, khó tiêu. Chất đắng trong lá vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột. Tinh dầu trong lá vối có tính kháng khuẩn nhưng không gây hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Cây vối thường được lấy lá, nụ để nấu nước uống. Lá vối có hai loại: Lá vối nếp và lá vối tẻ, có màu vàng xanh. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.
Vào khoảng thời gian trước đây, nhiều người đã tìm đến lá vối, nụ vối để đun nước uống với hi vọng chữa được bệnh gút. Theo lương y Bùi Hồng Minh, đây là hành động hoàn toàn có căn cứ.
"Bệnh nhân bị gút là do ăn nhiều đồ béo ngọt, gây nên ứ đọng nhiều axit uric trong cơ thể. Thêm vào đó, hệ thống đào thải, bài tiết không được tốt, dẫn đến uric ứ đọng tại các khớp, gây nên tình trạng sưng, nóng đỏ, đau khớp. Dùng thường xuyên nước lá vối có tác dụng điều trị bệnh tích cực, làm tan uric, dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Do đó, nước lá vối có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Dùng thường xuyên nước lá vối có tác dụng điều trị bệnh tích cực, làm tan uric, dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Ngoài ra, uống nước lá vối còn có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường.
Khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác, lá vối có khả năng chữa viêm đại tràng mãn tính, đau bụng đi ngoài, chữa lở ngứa, chốc đầu, rễ vối sắc uống có thể chữa viêm gan, vàng da.
Tuy nhiên cần phải ghi nhớ uống nước vối đúng cách
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, mặc dù là đồ uống rất tốt nhưng không có nghĩa là tận dụng uống thật nhiều mỗi ngày. Nhiều người thậm chí còn sử dụng nước vối để uống thay nước lọc hàng ngày thì càng không tốt cho sức khỏe. Muốn uống nước vối để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh cần tuân thủ những điều sau:
Mặc dù là đồ uống rất tốt nhưng không có nghĩa càng uống nhiều nước vối càng tốt cho sức khỏe.
Không uống nước vối khi đói hoặc uống nước vối quá đặc
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng, thanh lọc chất độc. Do đó, uống nước vối khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Đây cũng là biểu hiện của tụt huyết áp do đói.
Vì thế, ngoài tác dụng của nước vối người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất. Tốt nhất không nên uống nước vối quá đặc.
Không nên uống nước lá vối tươi
Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Nói như vậy để thấy tính kháng khuẩn, kháng viêm cực mạnh của lá vối tươi. Chỉ nên dùng ngoài sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong chữa bệnh.
Chỉ nên sử dụng lá vối khô để đun nước uống thường xuyên.
Mỗi ngày chỉ nên uống một ly hoặc một ấm nước vối
Mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá vì sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Chuyên gia khuyên, bạn cũng không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Helino
5 dấu hiệu viêm ruột thừa sớm nhất bạn phải đi khám ngay Dưới đây là chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu về những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa để chúng ta kịp thời phát hiện, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa sớm nhất Đau ruột thừa thừa xuất hiện ở độ tuổi 12 đến 22 nhưng nó vẫn xuất hiện ở tất...