Uống cà phê khi đang bị bệnh có an toàn không?
Đối với nhiều người, việc uống cà phê như một thói quen, nhưng liệu nó có thực sự an toàn khi bạn đang bị bệnh?
Đối với những người khỏe mạnh, cà phê có ít tác động tiêu cực khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nó thậm chí có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe, vì giàu chất chống oxy hóa. Khi bị bệnh, việc muốn sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống mà bạn quen dùng là điều tự nhiên.
Đối với nhiều người, trong đó có cà phê. Tuy nhiên, cà phê có những ưu và nhược điểm tùy thuộc vào loại bệnh bạn đang đối phó. Nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc bạn đang dùng.
Mặc dù uống cà phê điều độ thường vô hại ở người lớn khỏe mạnh, nhưng chúng ta nên tránh nó nếu đang bị bệnh. Ảnh: Internet
Có thể giúp bạn cảm thấy nhiều năng lượng hơn
Đối với những người thường xuyên uống cà phê, việc sử dụng cà phê vào buổi sáng như một liều thuốc giúp cơ thể họ tỉnh táo hơn, uống cà phê như tiếp thêm năng lượng cho cơ thể ngay cả khi bị bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn đang đối phó với cảm lạnh nhẹ, cà phê có thể giúp bạn vượt qua một ngày dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.
Có thể gây mất nước và tiêu chảy
Tuy nhiên, cà phê cũng có một số tác dụng phụ. Chất caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là nó có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều hơn qua nước tiểu hoặc “đi” nhiều lần. Ở một số người, uống cà phê có thể dẫn đến mất nước do tình trạng tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều.
Nếu bị nôn mửa, tiêu chảy, cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm bạn nên tránh cà phê vì nó có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn không phải là người hay uống cà phê thường xuyên. Thay vào đó, hãy lựa chọn những đồ uống như nước lọc, đồ uống thể thao, hoặc nước ép trái cây pha loãng.
Video đang HOT
Tuy nhiên trên thực tế, những người uống cà phê thường xuyên có nhiều khả năng làm quen với tác dụng lợi tiểu của cà phê và nó không gây ra cho họ bất kỳ vấn đề nào cho cơ thể.
Có thể kích thích loét dạ dày
Cà phê có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người, chẳng hạn như những người có tiền sử loét dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa liên quan đến axit.
Nếu bạn đang bị đau dạ dày, tiêu chảy hay nôn mửa thì không nên uống cà phê. Ảnh: Internet
Theo một nghiên cứu ở 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% báo cáo sự gia tăng đau bụng và các triệu chứng khác sau khi uống cà phê.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác ở hơn 8.000 người không tìm thấy mối quan hệ giữa uống cà phê và loét dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác như loét đường ruột hoặc trào ngược axit.
Điều này cho thấy, mối liên hệ giữa cà phê và loét dạ dày dường như rất riêng lẻ. Nếu bạn nhận thấy rằng, cà phê gây ra hoặc làm nặng thêm vết loét dạ dày của bạn, bạn nên tránh nó hoặc chuyển sang cà phê ủ lạnh, ít axit hơn.
Tương tác với một số loại thuốc
Cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc, vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc tốt nhất không nên dùng hai loại này cùng lúc.
Đặc biệt, chất caffeine trong cà phê có thể tương tác với các loại thuốc kích thích như pseudoephedrine (thường được sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cúm), cũng như kháng sinh. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống cà phê trong khi dùng các loại thuốc này, theo Healthline.
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Các biện pháp điều trị viêm họng không dùng thuốc
Viêm họng là tình trạng đau, rát và khó chịu ở cổ họng, đặc biệt đau hơn khi bạn nuốt. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là virus, chiếm tới 60-80%. Để điều trị viêm họng không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp hỗ trợ tại nhà.
Bất kể nguyên nhân gây viêm họng và vi khuẩn hay virus, bạn đều có thể lựa chọn các biện pháp điều trị viêm họng tại nhà. Những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện này có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng.
Nghỉ ngơi
Hãy ngủ đủ giấc trong những ngày này. Điều này giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, nằm nghỉ ngơi trên một mặt phẳng có thể làm cho họng sưng hơn do tăng áp lực lên vùng phía sau của họng. Thay vì nằm ngửa không gối đầu, bạn có thể áp dụng biện pháp nâng cao đầu giường, kê gối hoặc ngồi dựa lưng để giảm đau và giảm khó chịu
Đồng thời với sự nghỉ ngơi toàn cơ thể, bạn cũng cần cho cổ họng nghỉ ngơi bằng cách giảm nói chuyện, hát hay bất kỳ hình thức luyện âm nào khác.
Uống nhiều nước
Uống nước giúp giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, bạn cần tránh uống café và rượu, bởi những đồ uống này khiến cơ thể mất nước hơn.
Nghỉ ngơi và uống nhiều nước giúp thúc đẩy quá trình phục hồi
Lựa chọn đồ ăn, đồ uống giúp làm nhẹ triệu chứng
Nước ấm giúp bạn dịu cơn đau và cảm giác khó chịu ở họng của bạn. Ngoài ra, trà ấm không chứa caffein hoặc nước ấm pha mật ong có thể giúp dịu cổ họng và rút ngắn thời gian bị bệnh bởi mật ong vừa có tác dụng giảm ho vừa có tác dụng sát khuẩn và thúc đẩy quá trình liền vết thương.
Súc họng bằng nước muối
Súc họng bằng nước muối là một trong những cách hỗ trợ điều trị viêm họng không dùng thuốc hiệu quả. Nước muối vừa có tác dụng sát khuẩn cổ họng vừa làm giảm sưng niêm mạc họng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai hoặc tự pha bằng cách dùng thìa muối pha với 1 cốc nước ấm (240ml). Súc miệng trong 1 - 2 phút và nhổ ra (không nuốt). Nên áp dụng mỗi 3 tiếng một lần.
Súc miệng bằng nước soda (NaHCO3)
Tương tự nước muối, bạn cũng có thể áp dụng cách pha, nồng độ tương tự với bột soda (NaHCO3). Soda có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, đồng thời, làm loãng đờm và giúp giảm kích ứng họng do trào ngược dạ dày thực quản.
Súc miệng bằng nước muối hoặc soda có tác dụng sát khuẩn và loãng đờm
Làm ẩm không khí
Bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí. Máy sẽ giúp làm ẩm mũi họng, từ đó làm dịu triệu chứng đau họng. Bạn cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh nấm, mốc và vi khuẩn bám vào máy. Ngoài ra, bạn có thể xông mũi họng bằng hơi nước ấm
Sử dụng viêm ngậm
Sử dụng những viêm ngậm có tính sát khuẩn hoặc gây tê nhẹ có thể giúp giảm triệu chứng đau họng của bạn. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này với trẻ dưới 4 tuổi do nguy cơ gây nghẹn và nghẹt thở ở trẻ
Tránh những yếu tố kích thích
Khói thuốc hoặc các sản phẩm xịt côn trùng trong nhà có thể làm kích ứng cổ họng bạn, làm tăng triệu chứng khó chịu hoặc thậm chí gây khởi phát ho. Do đó, hãy đàm bảo nhà bạn không có những yếu tố này Đồ ăn chua cay: những thực phẩm này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, khiến cho tình trạng viêm họng của bạn có thể trầm trọng thêm Nằm ngay sau khi ăn: Việc này làm chậm quá trình thức ăn xuống tới đường tiêu hóa dưới. Đặc biệt, nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn kèm axit dạ dày có thể trào lên làm tổn thương niêm mạc họng và trầm trọng thêm tình trạng viêm họng
Cần tránh đồ ăn chua, cay và các chất gây kích ứng khác khi bị viêm họng
Điều trị viêm họng bằng thảo dược
Các vị dược liệu với đặc tính thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng từ lâu đã được lựa chọn trong các trường hợp viêm họng do nhiều nguyên nhân.
Để không phải dùng thuốc Tây, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc thảo dược như Kachita để điều trị viêm họng. Những dược liệu quý của Đông y không những giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn có tác dụng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh, do đó thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Do vậy, bệnh sẽ ít hoặc không tái phát, không gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bệnh.
Phạm Hảo
Nước tăng lực lợi, hại với sức khỏe ra sao? Trước khi bật nắp một lon nước tăng lực, bạn hãy nghĩ đến những tác hại tiềm ẩn của thức uống này đối với sức khỏe ngoài việc giúp bạn tỉnh táo, giàu năng lượng một cách nhanh chóng. Dù nước tăng lực tiềm ẩn nhiều bất lợi sức khỏe nhưng việc tiếp thị cho thức uống này vẫn luôn mạnh mẽ. Theo...