Uống 1 cốc nước quả này như ‘nhân sâm của người nghèo’, ở quê mọc đầy bờ rào
Uống loại nước ép này mỗi ngày có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, hen suyễn, tăng cường tiêu hóa thậm chí phòng cả ung thư.
Lợi ích uống nước ép quả mướp đắng
Khổ qua (mướp đắng) là loại quả quen thuộc. Tuy có vị đắng nhưng loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm kali, vitamin C, sắt, magie, chất xơ và một số dược tính. Do đó, nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe, điều trị các bệnh như tăng lipid máu (giảm cholesterol và chất béo trung tính), rối loạn tiêu hóa, hen suyễn, nhiễm trùng do vi sinh vật và các vấn đề về kinh nguyệt…
Quả mướp đắng tuy rẻ nhưng vô cùng giàu chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
- Ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra: Là một loại quả quen thuộc nhưng lại có đặc tính kháng virus mạnh mẽ, khổ qua có thể kích thích hệ thống miễn dịch và kích hoạt các kháng thể tự nhiên của cơ thể giúp chống lại các loại virus như virus gây ra hội chứng đốm trắng và virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
- Ngăn ngừa ung thư: Mướp đắng cũng có đặc tính chống ung thư và có thể được sử dụng như một chất gây độc tế bào chống lại nhiều loại ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ khổ qua cũng giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và có thể được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa ung thư vú, theo VOV.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung khổ qua trong bữa ăn hàng ngày. Các đặc tính của nó trong việc giảm mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đã được chứng minh bởi một số nghiên cứu khoa học.
- Rất bổ gan: Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này, thông tin trên Sức khỏe & Đời sống.
- Giảm Cholesterol: Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách sử dụng mướp đắng. Cholesterol máu cao cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Giảm cholesterol cũng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mướp đắng là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Video đang HOT
- Tăng cường thị lực: Nước ép mướp đắng chứa các hợp chất như beta-carotene và vitamin A có lợi cho đôi mắt của bạn và tăng cường thị lực.
Mặc dù nước ép mướp đắng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai uống cũng tốt. Nếu không được chế biến cẩn thận, nước ép khổ qua có thể gây ra các tác hại bao gồm các vấn đề về dạ dày và nôn mửa. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai không nên uống nước ép mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Cách làm nước ép quả mướp đắng thơm ngon
Nước ép mướp đắng có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa,… Uống nước ép mướp đắng sẽ giúp giảm cân, cải thiện vẻ ngoài của da, giải độc gan,… Cách làm loại nước ép này rất đơn giản, chính vì vậy, mọi người có thể tự làm loại nước ép này tại nhà để thưởng thức.
Uống nước ép thường xuyên tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu:
1 – 2 quả mướp đắng
Nước lọc
Chanh
Muối
Cách làm nước ép mướp đắng:
Bước 1: Rửa sạch mướp đắng rồi cắt đôi mướp đắng theo chiều dài và bỏ phần ruột. Tiếp đó thái mướp đắng thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Cho mướp đắng đã sơ chế và khoảng 1 nửa cốc nước lọc vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Dùng rây lọc để lọc lấy nước cốt và bỏ đi phần bã. Để làm giảm vị đắng của mướp mọi người có thể cho thêm một ít nước cốt chanh và một chút muối sau đó khuấy đều lên và thưởng thức.
Bên cạnh đó mọi người có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.
Ngoài ra nếu muốn cốc nước ép mướp đắng trở lên lạ miệng, phong phú hơn mọi người có thể kết hợp với một số loại rau, củ quả khác như táo, bí đao,…
Loại thực phẩm giúp đập tan nguy cơ sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số trên thế giới. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều người phải đối mặt với những cơn đau quặn thắt do sỏi thận gây ra.
Tuy nhiên, đừng lo lắng, dứa - loại trái cây nhiệt đới thơm ngon - chính là 'vị cứu tinh' cho bạn!
Dứa là một trong những thực phẩm giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. (Ảnh minh họa)
Tại sao dứa lại tốt cho người có nguy cơ sỏi thận?
- Dồi dào nước và axit citric: Dứa chứa tới 86% nước, giúp tăng lượng nước tiểu, đào thải độc tố và ngăn ngừa sỏi hình thành. Hơn nữa, lượng axit citric dồi dào trong dứa (685mg/100g) giúp trung hòa axit trong cơ thể, giảm nguy cơ sỏi thận do axit uric.
- Điểm PRAL thấp: Dứa có điểm PRAL (-3,6), cho thấy đây là thực phẩm có tính kiềm, giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể. So với chân gà nướng có điểm PRAL cao (33), dứa là lựa chọn tốt hơn cho người có nguy cơ sỏi thận.
- Giàu kali, magie và canxi: Dứa cung cấp kali, magie và canxi - những khoáng chất thiết yếu giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận hình thành.
Chế độ ăn uống phòng ngừa sỏi thận hiệu quả:
- Bổ sung canxi: Canxi trong chế độ ăn uống giúp gắn kết oxalate dư thừa, ngăn chặn hình thành sỏi canxi oxalate. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng canxi và oxalate để tránh tác dụng ngược.
- Hạn chế thực phẩm giàu oxalate: Giảm thiểu tiêu thụ các loại hạt, sữa đậu nành chocolate, rau bina, măng tây,... để hạn chế lượng oxalate trong cơ thể.
- Giảm muối: Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận canxi oxalate. Hãy hạn chế muối và thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.
- Hạn chế protein động vật: Protein động vật có thể làm tăng oxalate trong thận, góp phần hình thành sỏi.
- Uống đủ nước: Nước giúp tăng lượng nước tiểu, đào thải độc tố và ngăn ngừa sỏi hình thành. Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
Dứa là thực phẩm tuyệt vời cho người có nguy cơ sỏi thận. Hãy bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
Muối hồng có tốt hơn muối trắng? Muối là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta, nhưng không phải tất cả các loại muối đều giống nhau. Muối hồng và muối trắng là hai loại muối phổ biến, mỗi loại có những đặc điểm và lợi ích sức khỏe riêng. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng. Muối hồng có tốt hơn...