Ươm những “mầm xanh” ở nơi phên dậu Tổ quốc
Cuộc sống của em Nguyễn Văn Minh và Y Dũng đã bước sang trang mới khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Tiên và Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông) đón về nuôi.
Bằng tình thương và sự chăm sóc như những người cha thực thụ, câu chuyện về con nuôi của Đồn Biên phòng như sáng rực rỡ giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Cuộc sống đổi thay trong ngôi nhà mới
Chúng tôi đến Đồn Biên phòng Đắk Tiên (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) trong một dịp công tác của Hội nhà báo Thành phố Hà Nội. Trong tiết trời se lạnh đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, Đồn Biên phòng Đắk Tiên như trở nên rộn ràng hơn khi có những âm thanh cười nói học bài của trẻ nhỏ. Hỏi cán bộ, chiến sĩ biên phòng nơi đây mới biết, đó là tiếng của em Nguyễn Văn Minh ( dân tộc Dao), người được các anh nhận làm “con nuôi”.
Em Y Dũng tư tin nói chuyện bên cạnh cha nuôi – thiếu tá Nguyễn Xuân Đồng
Minh về với các “cha nuôi” từ tháng 9/2019, ngay sau khi mô hình được phát động trong toàn quân.Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, các anh cười có chút tâm tư: “Sống xa nhà, việc chăm sóc con cái đều “trông cả vào vợ”, thế nhưng lúc này chúng tôi lại đóng vai trò là cha nuôi, anh nuôi của những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới”.
Là người hằng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng Minh, Thiếu tá Thái Bình Dương, Phó Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Tổ trưởng Tổ công tác địa bàn Đồn Biên phòng Đắk Tiên trầm lắng kể về hoàn cảnh của Minh. Cậu bé sinh năm 2006, hiện đang là học sinh lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Bế Văn Đàn (xã Thuận Hà, huyện Đắk Song). Khi em mới lên 2 tuổi, mẹ đã qua đời, đến năm 6 tuổi cha em đi bước nữa, để lại hai anh em ở cùng ông nội đã già yếu. Thấu hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh gia đình, sau khi khảo sát, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn biên phòng Đắk Tiên đã làm việc với gia đình, địa phương quyết định nhận Minh làm con nuôi. Chi phí nuôi Minh do tập thể cán bộ chiến sĩ trong Đồn trích lương để đóng góp.
Làm việc nơi xa nhà, xa gia đình, cứ như thế, các anh đã dành tình thương chăm sóc Minh như một người cha thực thụ. Từ ngày Minh về ở với “cha nuôi” ở đồn biên phòng, cán bộ, chiến sĩ tại Đồn dường như bận hơn một chút từ việc hướng dẫn Minh học hành, cách ăn ở rồi đến các giao tiếp, ứng xử.Đơn vị đã dành riêng một phòng để làm chỗ ở, góc học tập cho em. Sau một thời gian về sống cùng với các “cha nuôi”, Minh cũng dần quen với nhịp sống trong “ngôi nhà mới”.
“Trước khi về đây, Minh khá nhút nhát và có học lực trung bình. Vì thế, anh em Tổ công tác địa bàn càng thương và chăm sóc con nhiều hơn. Qua một năm, Minh tự tin hơn trong giao tiếp, học tập đã đạt kết quả loại khá, còn biết giúp phụ nấu nướng, làm việc nhà”, Thiếu tá Thái Bình Dương kể.
Video đang HOT
Chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo vùng biên
Tại các địa bàn của Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An (xã Thuận An, huyện Đắk Mil) cũng có rất nhiều hoàn cảnh éo le, nghèo khó. Khi cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn đủ bề, thì việc lo cho con em được ăn học trở thành một gánh nặng quá lớn cho nhiều gia đình. Hơn một năm nay, bà con trong bon Sarpa (xã Thuận An) vẫn râm ran sự vui mừng khi Y Dũng (sinh năm 2012) được cán bộ Đồn Biên phòng nhận con nuôi.
Bon Sarpa chủ yếu là dân tộc M’Nông sống xen kẽ với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc di cư. Gia đình Y Dũng rất khó khăn. Sinh ra trong gia đình có 4 anh chị em, Y Dũng là con thứ 2. Sống bằng nghề làm nương rẫy, nhưng ba mẹ em không có đất canh tác nên phải đi làm ăn xa, để lại mấy con nhỏ tự chăm nhau. Ông ngoại Dũng xưa kia là người có công với cách mạng, vì vậy khi triển khai mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Đồn đã nhận Y Dũng về nuôi để em có thêm điều kiện học tập.
Ấn tượng trước mắt chúng tôi là câu bé M’Nông có đôi mắt rất sáng, trò chuyện tự tin với người đối diện. Không ai nghĩ, trước đây, Dũng là cậu bé tiếng Kinh không sõi, chỉ lặng thầm ngồi nhớ nhà. Nhìn đứa trẻ thoải mái trò chuyện với chúng tôi bằng ánh mắt trìu mến, Thiếu tá Nguyễn Xuân Đồng, người trực tiếp chăm sóc cho Y Dũng tâm sự: “Khi mới về đây, Y Dũng ít nói, thậm chí đi đường còn chưa biết phân biệt bên trái, phải. Thời gian đầu con hay buồn vì nhớ nhà, nên chúng tôi thay nhau chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ, động viên con như một thành viên trong gia đình. Dù cuộc sống nơi biên cương còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn tiết kiệm chi tiêu hằng ngày hỗ trợ các con 2 triệu đồng/tháng. Nguồn tài chính này tuy không lớn nhưng phần nào đã giúp các con hiện thực hóa ước mơ được cắp sách đến trường”.
Đặng Văn Minh và Y Dũng chỉ là 2 trong số nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông lựa chọn để thực hiện mô hình “Con nuôi Đồn biên phòng” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động từ tháng 8/2019. Theo Đại tá Phan Quí Vỹ, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông, đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giao nhiệm vụ cho 4 Đồn Biên phòng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, các trường trên địa bàn biên giới lựa chọn và đón 4 cháu về nuôi dưỡng. Các cháu sẽ được chăm sóc đến khi học xong trung học cơ sở.
Về lộ trình lâu dài, sau khi vào trung học phổ thông, các mô hình “Con nuôi Đồn biên phòng” sẽ được tham gia chương trình “Nâng bước em đến trường” để tiếp tục được hỗ trợ học tập. Với chương trình này, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông đã hỗ trợ được 62 em có hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng, đến khi đỗ đại học.
“Mô hình “Con nuôi” đồn biên phòng là chủ trương nhằm giúp đỡ các học sinh hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, không nơi nương tựa, con em gia đình có công với cách mạng trên địa bàn biên giới. Các em được tạo điều kiện về mọi mặt, phát triển toàn diện để trở thành những công dân tốt. Chương trình cũng góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa Bộ đội Biên phòng với đồng bào khu vực biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc. Thời gian tới, các đồn biên phòng còn lại của tỉnh Đắk Nông tiếp tục khảo sát, lựa chọn, nhận con nuôi, nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh”, Đại tá Phan Quí Vỹ cho biết.
Đền đáp những tình thương chân thành của các “cha nuôi”, Minh và Y Dũng đều mang trong mình giấc mơ lớn, ánh lên rạng ngời trong những đôi mắt đen và sáng. Khi được hỏi về ước mơ sau này, Y Dũng tâm sự: “Con muốn học thật giỏi để có thể giúp nhiều người có hoàn cảnh khó khăn”. Còn Đặng Văn Minh thì bộc bạch: “Con muốn trở thành Bộ đội Biên phòng để có thể bảo vệ biên cương Tổ quốc như các cha nuôi”.
Càng trò chuyện với các em, chúng tôi lại càng quý trọng những nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng. Những đứa trẻ từ một cuộc sống đầy khó khăn nay đã được thỏa sức nuôi ước mơ, ngày ngày lớn lên được ăn học đầy đủ ở nơi phên dậu Tổ quốc. Tin rằng rồi mai đây khi các em lớn lên, trên bước đường lập thân, lập nghiệp, chắc chắn các em luôn nhớ về những tình cảm thân thương, gần gũi, cao quý mà các chú Bộ đội Cụ Hồ đã dành cho mình từ thời thơ ấu.
"Ươm mầm xanh" trên miền cát trắng
Việc cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (BP) Lý Hòa, BĐBP Quảng Bình nuôi dưỡng cậu học trò Nguyễn Văn Vũ được ví như trồng cây trên cát.
Dù không hề dễ dàng nhưng ai cũng hiểu, một khi đã bén rễ, cái cây ấy sẽ có một sức sống mãnh liệt. Chúng tôi tin rằng, có những người cha nuôi là lính Biên phòng đồng hành, Nguyễn Văn Vũ sẽ vượt lên trên hoàn cảnh để có tương lai tốt đẹp hơn.
Chị Nguyễn Thị Ngân (thôn Đức Trung, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) sinh ra đã thiệt thòi vì bị khuyết tật ở chân. Qua bao sóng gió, chị cũng tìm được một chỗ dựa cho mình. Nhưng những ngày hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được lâu. Khi đang mang thai cháu Vũ, chồng chị đã bỏ nhà đi, từ đó không về. Chị Ngân mở một quán tạp hóa nhỏ tại nhà ở gần Đồn BP Lý Hòa để kiếm sống qua ngày. Không nói thì ai cũng hiểu cuộc sống sẽ chẳng dễ dàng gì với người phụ nữ khuyết tật, đơn thân nuôi con.
Việc học tập của Vũ luôn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lý Hòa quan tâm.
Nhà chị Ngân gần đồn nên cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Lý Hòa thường ghé mua đồ ủng hộ. Căn nhà cấp 4 xây lâu nay đã xuống cấp trầm trọng, những ngày bão gió chị Ngân phải đi ở nhờ chứ không dám trú lại. Cuộc sống của chị Ngân còn phải chạy ăn từng bữa nói gì đến chuyện sửa hay xây nhà mới.
Tháng 11-2020, Đồn BP Lý Hòa vừa đóng góp và kêu gọi các mạnh thường quân sửa chữa nhà cho chị Ngân. Cán bộ, chiến sĩ đã thay tôn mới, đóng lại la-phông và sơn sửa lại những chỗ hư hỏng. Thế là từ nay, những ngày bão gió, chị Ngân sẽ không còn phải lo lắng.
Nhưng đó không phải là việc ý nghĩa nhất mà cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Lý Hòa đã làm cho chị Ngân. Ban chỉ huy đơn vị sau nhiều lần họp, bàn bạc đã thống nhất nhận Nguyễn Văn Vũ làm con nuôi, đưa về đơn vị chăm sóc và nuôi dưỡng. Đó là quyết định khiến nhiều người bất ngờ. Bởi năm 2016 vẫn chưa có mô hình "Con nuôi đồn Biên phòng" và Vũ còn quá nhỏ, khi đó mới 4 tuổi.
Chẳng người mẹ nào muốn xa con, nhất là khi đó là đứa con duy nhất. Chị Ngân trăn trở bởi Vũ là chỗ dựa tinh thần của chị; nhưng nếu ở với các chú biên phòng, Vũ sẽ có điều kiện tốt hơn. Trung tá Nguyễn Quốc Tuấn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lý Hòa cũng bảo, nhà gần đồn nên cháu cũng có thể về thăm mẹ thường xuyên.
Sống ở trong đồn Biên phòng, Vũ rất thích thú khi được dạy gấp chăn nội vụ.
Cho đến giờ, chị Ngân mới thấy mình quyết định thật đúng đắn. Bởi vậy mà mỗi lần nhắc đến, chị Ngân vẫn không giấu được sự xúc động: "Con trai về thăm khoe được điểm 9, 10 tôi rất vui và càng biết ơn các chú Biên phòng. Nhờ các chú mà tôi có nhà chắc chắn để ở, con trai tôi được cơm ngon, áo đẹp đến trường. Đây là giấc mơ chứ không phải là thật".
"Ươm mầm xanh" trên cát
Có một cậu con nuôi nhỏ sống trong đồn nên cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Lý Hòa ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm. Y sĩ, Thiếu úy QNCN Nguyễn Văn Trung mỗi khi nhận thuốc đều dành ra vài loại thuốc bổ cho Vũ. Thiếu tá QNCN Nguyễn Văn Tổng (nhân viên quản lý) thường dặn dò tiếp phẩm thỉnh thoảng mua thêm quả cam, gói bánh cho Vũ. Còn nhỏ nên không tránh được ốm đau, những lúc ấy mọi người lại thay phiên nhau chăm sóc Vũ. Đó không còn là trách nhiệm mà là tình cảm của những người ruột thịt dành cho nhau.
Trước tình cảm của các bố nuôi, Vũ cũng luôn thể hiện mình là "con nhà lính", rất tự giác. Mỗi buổi tối, khi các bố nuôi xem thời sự thì Dũng ngồi vào bàn học. Năm học nào cũng vậy, Vũ đều là học sinh xuất sắc toàn diện, được cô thương, bạn mến.
Thiếu tá Nguyễn Văn Tài, Phó đồn trưởng Đồn BP Lý Hòa chia sẻ: "Ở trong đồn nhưng chúng tôi cũng muốn cháu có những kỷ niệm tuổi thơ với bạn bè đồng trang lứa. Bạn bè thấy Vũ ở trong đồn nên cũng không đến chơi nhiều. Thương cháu, cứ cuối tuần, cán bộ, chiến sĩ nào có điều kiện lại đưa con của mình đến chơi cùng với Vũ". Cứ thế, Vũ lớn lên trong tình thương và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Lý Hòa.
Nguyễn Văn Vũ và các bố nuôi trồng cây trong Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2021.
"Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình", câu thơ ấy có lẽ viết về vùng quê xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch. Những cồn cát trắng ngoài biển cao ngất, kéo dài, bay vào trắng xóa sân nhà mỗi khi gió thổi. Ở vùng biển này, ngày đông gió mùa rét buốt, ngày hè gió Lào thổi rát mặt, cây xanh ở vùng cát trắng này không dễ gì mà xanh tốt được.
Sau Tết Nguyên đán, Đồn BP Lý Hòa tổ chức trồng keo và cây ăn quả trong khuôn viên đơn vị. Từ sáng, Vũ đã theo chân giúp các bố, các anh vận chuyển cây giống ra vườn, rồi mang cuốc, xẻng để đào hốc trồng cây.
Thấy vậy, Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn, Chính trị viên Đồn BP Lý Hòa trêu cậu con nuôi: "Vũ sẽ ở đây ít nhất 9 năm nữa, còn chúng ta cũng chỉ vài năm là chuyển công tác, con sẽ là người được ăn trái nhiều nhất. Bởi vậy từ mai con phải là người chăm chỉ tưới cây nhất nhà đấy nhé".
Nghe bố Tuấn nói vậy, Vũ cười thật tươi rồi chạy đi lấy xô xách nước tưới vào từng gốc cây vừa trồng. Rồi mai này, những cây non sẽ bén rễ, xanh tốt trên miền cát trắng.
Những đứa trẻ Đan Lai đã có "mẹ dạy học" Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh (SN 1970) là cán bộ nữ đầu tiên của Đồn biên phòng Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An). Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh được Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An biểu dương. Chị được mệnh danh là người phụ nữ nhiều con nhất của Bộ đội biên phòng Nghệ An. Con của chị là...