“Ươm mầm” nơi ngọn sóng
“Ngày đầu ra đảo, mình buồn lắm. Bốn bề là biển. Chiều chiều nhìn sóng biển nhớ gia đình mình chỉ khóc.
Cô Hương trong giờ dạy trẻ.
Nhưng nhìn bầy trẻ thơ quây quần, nũng nịu lại thấy nguôi ngoai”, cô Hoàng Thị Hương, GV Trường Mầm non Quan Lạn trải lòng về quãng thời gian đầu “đi nghĩa vụ” nơi đảo xa.
Ươm mầm xanh nơi đảo xa
Cô Hương cũng như 29 giáo viên khác của Trường Mầm non Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), mỗi người một hoàn cảnh, một lý do ra đảo, bám đảo nhưng tựu trung với họ vì tình yêu nghề, mến trẻ và nguyện cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người.
Với những giáo viên xung phong ra công tác tại đảo Quan Lạn, họ hiểu hơn ai hết về sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Chính vì thế, được công tác tại điểm trường trung tâm là một hạnh phúc lớn lao. Nhưng đi tăng cường các phân hiệu: Sơn Hào, Yến Hải hay Tân Lập lại là một thử thách để họ trưởng thành hơn. Cô giáo Hương là một trong số đó.
Cô Hoàng Thị Hương (SN 1982) là người gốc Quan Lạn nhưng từ bé đã theo gia đình vào đất liền sinh sống. Tình yêu nghề mến trẻ bén duyên cho người con gái miền biển đến với nghề giáo. Để rồi sau nhiều năm công tác trong ngành, đầu năm 2020 cô đã xung phong nghĩa vụ ngoài đảo. Cô Hương hiện đang là giáo viên đứng lớp ghép 3 độ tuổi của điểm trường Tân Lập.
Vượt qua 7 km đường bộ, ngồi trên con thuyền gỗ chòng chành qua 2km đường biển để đến với Tân Lập mới hiểu vẹn nguyên những câu chuyện kể đầy cảm động về sự hy sinh thầm lặng, kiên cường của những cô nuôi dạy trẻ nơi đây.
Người dân xã đảo Quan Lạn chủ yếu làm nghề biển, quanh năm ra khơi, bám biển. Vì thế, họ không mấy quan tâm đến chuyện học hành của con cái. Nhất là khu Tân Lập khi điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
Ở trường, Hương vừa là cô, vừa là mẹ và cũng kiêm luôn cả công việc của cô nuôi. Từ “A” đến “Z” đều đến tay “mẹ” Hương, nên với gần 2 chục đứa trẻ nơi đây trường là tổ ấm thứ 2 nuôi dưỡng, vỗ về tuổi thơ chúng.
“Trẻ ở đây thiệt thòi lắm, các con “khát” tình cảm bởi thiếu thốn sự chăm bẵm của cha mẹ. Nhiều con nhỏ đã tự đi bộ đến lớp học”, cô Hương xúc động.
Cả khu Tân Lập không có phương tiện giao thông công cộng nào khác ngoài chiếc xe tuk tuk (một loại xe 3 bánh được “lai giống” giữa xe taxi và xe máy) đưa đón người từ cảng vào xã. Mỗi khi đón khách thăm, các cô giáo thường khôi hài rằng, đó là chiếc ô tô “Lamborghini” của họ.
Video đang HOT
Điện, nước, cơ sở hạ tầng, viễn thông ở Tân Lập còn khó khăn. Nhiều khi mất điện cả tuần, cô trò tự xoay xở với nhau. Mạng Internet không có, mọi công việc chuyên môn hạn chế. Nhiều khi nhớ gia đình, không thể gọi điện thoại về nhà cô Hương chỉ biết mang ảnh con ra ngắm.
Ở điểm trường Tân Lập còn có cô Lê Thị Minh Huệ (SN 1983). Cô Huệ ra đảo được 7 năm nay nhất định không chịu về đất liền. Hàng ngày cô 2 lần đi đò qua sông để sang Tân Lập dạy học. Trong một lần vượt sông, cô trúng gió, bị tai biến nhẹ phải điều trị dài ngày.
“Cô Huệ ốm vậy mà vẫn cố đi dạy các con. Tôi động viên cô đi khám, cô còn nài nỉ “cho em dạy vài hôm nữa”, thật thương và cảm động cho tấm lòng của các cô dành cho học trò nơi đây”, cô giáo Hà Thị Xuyến – Hiệu trưởng nhà trường xúc động nói.
Cô Giang tổ chức nhiều hoạt động vui chơi khiến các bé rất vui.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
So với 5 xã đảo của huyện Vân Đồn thì Quan Lạn là xã đảo đông dân nhất. Trường Mầm non Quan Lạn có hơn 200 học sinh với 1 điểm trường chính và 3 phân hiệu.
Điểm chính của trường đặt tại vị trí trung tâm của xã Quan Lạn. Phân hiệu Yến Hải, Sơn Hào cách điểm trường chính là 6 km, phân hiệu Tân Lập cách trường khoảng 7 km đường bộ và 2 km đường biển.
Giáo viên đa số là người đất liền được nhận nhiệm vụ công tác tại đảo, một số trở về đất liền khi hoàn thành nghĩa vụ tuy nhiên đa số các cô đều tình nguyện ở lại và ở lại lập gia đình ở đảo.
Như cây xương rồng trên sa mạc, cô Hương, cô Huệ cũng như các cô giáo khác của Trường Mầm non Quan Lạn luôn mãnh liệt một tình yêu nghề, dù trong bất cứ khó khăn, gian khổ nào các cô cũng mạnh mẽ, cứng cỏi, bền bỉ gieo những con chữ để ươm mầm xanh cho đảo.
Trong những tấm gương giáo viên tình nguyện bám đảo có cô Lê Thu Nga (SN 1987). Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nga giảng dạy ở đất liền một thời gian ngắn, rồi đi nghĩa vụ ra đảo từ năm 2010.
Hoàn thành nghĩa vụ, rời đảo về đất liền được một năm, nhớ học sinh thân yêu, cảm mến tình cảm dân đảo, cô Nga lại tình nguyện ra bám đảo “gieo chữ”. Vậy là, tình yêu làm đất lạ hóa quê hương, cô Nga xây dựng gia đình nhỏ ở đảo, nguyện dành cả cuộc đời cho bầy trẻ thơ trên xã đảo Quan Lạn.
Nguyễn Hà Giang (SN 1994), một giáo viên năng động và nhiệt huyết. Giang từng công tác tại trường học trong đất liền với nhiều thành tích cao trong ngành. Năm 2021, cô tình nguyện ra Trường Mầm non Quan Lạn công tác. Dấu ấn đầu tiên Giang để lại tình cảm với phụ huynh với sự nể trọng của đồng nghiệp bằng cách thể hiện xuất sắc trong phong trào, và qua các chuyên đề của nhà trường.
Ngoài ra, Giang còn góp phần quảng bá cho du lịch của Quan Lạn qua việc tham gia các đề tài, các dự án của Trường Đại học Hạ Long về phát triển du lịch biển đảo. Cô luôn trau dồi kiến thức, sáng tạo trong giảng dạy, luôn học hỏi đồng nghiệp, nhờ sự thông minh và tài năng cô đã đoạt giải Nhì “Người giới thiệu hay nhất Vân Đồn” năm 2021.
“Mỗi ngày, được chăm sóc và dạy các bé mầm non như là một lần được học, được củng cố về cách làm vợ, làm mẹ cho những người như em. Nghề giáo đòi hỏi tính kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo. Em muốn được góp sức nhỏ cho sự nghiệp giáo dục ngoài xã đảo, nơi em trót gửi trao tình yêu với bầy trẻ thơ”, Giang tâm sự.
'Cắm bản' trên đỉnh Khâu Vai
Họ chấp nhận thiệt thòi, tình nguyện "cắm bản" ở những điểm trường xa xôi nhất, nhiều "không" nhất.
Họ kiên trì bám bản, mở "chiến dịch tìm trò" với mong muốn gieo con chữ, đổi thay tương lai cho các em nhỏ vùng cao. Đó là những thầy cô giáo trẻ ở vùng núi cao Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).
Toàn cảnh lớp học tạm tại điểm trường Ha Cá B Ảnh: Đức Văn
Ngồi học không nhìn thấy mặt nhau
Cách trung tâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) chừng 20 cây số, qua những con đường quanh co vách đá thẳng đứng là đến trung tâm xã Khâu Vai - một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi này.
Từ trung tâm xã, chúng tôi tiếp tục vào sâu khoảng 10km, vượt qua những khúc cua tay áo, dốc đá thẳng đứng. Chiếc xe máy luôn phải cài số 1 mới có thể vượt qua để đến điểm trường Ha Cá B. Điểm trường trên núi cao, gió rít từng cơn gợi lên một cảm giác hoang vắng. Nhưng, trong không gian ấy chốc chốc lại vang lên tiếng đọc bài, tiếng nô đùa của các em học sinh lớp mầm non và tiểu học.
"Cắm bản" tại điểm trường Ha Cá B đã 7 năm nay, thầy Hoàng Đức Huy (SN 1989, quê huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) không nhớ đã vượt bao lần ngọn núi, cánh rừng để đem con chữ đến với các em học sinh nơi đây. Thầy cho biết, con đường bê tông dẫn vào thôn chỉ mới được đầu tư xây dựng dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Trước đó, chưa có đường, giáo viên phải thay nhau xuống núi để mua những đồ dùng thiết yếu như: gạo, cá khô, muối, lạc... vì cả tuần mới ra trung tâm xã một lần.
"Học sinh điểm trường này nhiều em áo không đủ để mặc, không có dép đi. Những bữa cơm phần lớn chỉ là mèn mén chan nước sôi. Mùa đông đến, học sinh ngồi co ro, run cầm cập, tay chân thì lạnh ngắt, môi tím bầm lại, thầy cô phải đốt thêm đống lửa gần lớp để giữ ấm".
Cô giáo Hà Thị Xuyến, giáo viên điểm trường Ha Cá B (Mèo Vạc, Hà Giang)
"Ngày thường là vậy, nhưng vào mùa mưa rất vất vả. Có lần tôi đến lớp trong bộ dạng lấm lem bùn đất vì trượt ngã. Khổ nhất là các cô, không dám đi xe máy, phải lội bùn 2-3 cây số mới đến được trường", thầy Huy cho biết.
Gửi lại con thơ cho bố mẹ chăm sóc, cô giáo Hà Thị Xuyến (24 tuổi, quê thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tình nguyện chọn điểm trường xa nhất của xã Khâu Vai để công tác. "Trước đây, để đến trường phải đi bộ, xe máy không leo nổi. Những ngày đầu chưa quen, hai bàn chân sưng tím lại, chảy máu, đôi lúc tôi đã có ý định từ bỏ. Nhưng nhìn các em học sinh cũng giống như con mình, nên cố gắng bám trường, bám bản, chỉ mong các con học được cái chữ để thoát nghèo", cô Xuyến chia sẻ.
Theo cô Xuyến, điểm trường Ha Cá B có "3 không": Không điện, không nước, không internet. Những ngày nắng không sao, còn ngày trời nhiều sương mù cô trò ngồi trong lớp học nhìn chẳng rõ mặt nhau. Nguồn ánh sáng duy nhất là đèn pin hay đèn điện thoại của thầy cô chuẩn bị.
Cô giáo Hà Thị Xuyến hướng dẫn học trò tập đọc Ảnh: Đức Văn
"Học sinh điểm trường này nhiều em áo không đủ để mặc, không có dép đi. Những bữa cơm phần lớn chỉ là mèn mén chan nước sôi. Mùa đông đến, học sinh ngồi co ro, run cầm cập, tay chân thì lạnh ngắt, môi tím bầm lại, thầy cô phải đốt thêm đống lửa gần lớp để giữ ấm", cô Xuyến nói.
Thầy Huy, cô Xuyến cùng nhau vận động người dân tham gia học tiếng phổ thông; hướng dẫn các em học sinh có thói quen sinh hoạt văn minh...
Ha Cá B là điểm trường khó khăn nhất thuộc xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Do điểm trường chưa được kéo điện và xây dựng kiên cố nên học sinh phải học trong lớp ghép. Lớp học nóng bức vào mùa hè, giá lạnh vào mùa đông. Khi trời nhiều sương mù, giáo viên và học sinh ngồi trong lớp không nhìn rõ mặt nhau, nguồn sáng chủ yếu dựa vào đèn tích điện do giáo viên chuẩn bị.
Kiên trì bám lớp, tìm học sinh
Điểm trường Ha Cá B có 42 học sinh, bao gồm 22 học sinh lớp mầm non, 20 học sinh tiểu học; 100% là con em đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên để duy trì đầy đủ sĩ số này, không phải điều dễ dàng.
Cứ sau một dịp nghỉ kéo dài như kỳ nghỉ hè hay nghỉ Tết Nguyên đán, thầy cô cùng chính quyền địa phương lại phải mở "chiến dịch tìm trò", băng rừng, vượt suối đến từng nhà vận động học sinh quay lại lớp. Vất vả là vậy nhưng không ít lần họ phải nhận những cái lắc đầu của cả phụ huynh và học sinh.
Thầy Huy cho biết, đa phần học sinh ở đây có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học phụ giúp bố mẹ. "Khi chúng tôi đi vận động, giải thích ích lợi của việc học cho phụ huynh, không phải ai cũng nghe ngay. Có trường hợp phải thuyết phục vài ngày phụ huynh mới đồng ý cho con đến lớp. Tôi cùng đồng nghiệp phải kiên trì giải thích cho bà con về tầm quan trọng của việc học, có học mới có thể thoát nghèo", thầy Huy chia sẻ.
Vất vả hơn giáo viên dưới xuôi nhiều lần, nhưng những thầy, cô đang công tác tại các điểm trường khó khăn như Ha Cá B gần như không biết đến không khí ngày lễ 20/11, hiếm khi được nhận một bông hoa hay lời chúc ý nghĩa từ học trò hay phụ huynh. Với họ, niềm vui chính là được nhìn thấy học sinh đến lớp đông đủ, được nghe thấy tiếng nô đùa, đọc chữ của lũ trẻ.
Cô giáo Giang dạy Toán thông qua những câu chuyện tuổi thơ Bằng phương pháp giảng dạy độc đáo, ấn tượng, cô giáo Phạm Hà Giang (Hải Phòng) đã chuyển tải những khái niệm Toán học thành những câu chuyện, bài thơ hay câu vè. 32 năm gắn bó với mái trường Cô giáo Phạm Hà Giang (sinh năm 1976), Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Trường Trung học cơ sở Lương Khánh Thiện...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/shock-nhat-douyin-mot-cu-no-lon-vang-len-tre-con-co-biet-gi-dau-khien-bo-me-doi-mat-voi-khoan-boi-thuong-hon-35-ty-dong-600x432-ddf-7369771-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
![Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/chuc-tet-mot-cau-cuc-la-cu-ba-96-tuoi-khien-anh-trai-98-tuoi-bat-cuoi-rut-vi-thuong-hau-hinh-600x432-f80-7370264-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/no-chong-chat-nhung-vo-cu-luot-tiktok-la-dat-hang-online-600x432-49d-7373649-250x180.webp)
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online
Góc tâm tình
17:59:48 07/02/2025![Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/toa-an-my-dinh-chi-ke-hoach-cat-giam-vien-chuc-cua-tong-thong-donald-trump-600x432-92b-7373652-250x180.webp)
Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump
Thế giới
17:59:21 07/02/2025![Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/showbiz-chang-ai-nhu-my-nhan-nay-luc-duoc-khen-dep-nhu-cong-chua-luc-lai-bi-che-que-mua-kem-sac-600x432-bec-7373646-250x180.webp)
Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc
Hậu trường phim
17:56:41 07/02/2025![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
Netizen
17:51:11 07/02/2025![Em gái quyết không ứng xử như Trấn Thành - Hari Won khi bị đẩy vào tình huống nhạy cảm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/em-gai-quyet-khong-ung-xu-nhu-tran-thanh-hari-won-khi-bi-day-vao-tinh-huong-nhay-cam-600x432-e36-7373639-250x180.webp)
Em gái quyết không ứng xử như Trấn Thành - Hari Won khi bị đẩy vào tình huống nhạy cảm
Sao việt
17:48:19 07/02/2025![Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-moi-dung-quen-cam-ngay-loai-hoa-tuong-trung-cho-su-vuong-gia-thanh-cong-va-hanh-phuc-tron-day-nay-trong-nha-600x432-0df-7373565-250x180.webp)
Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà
Trắc nghiệm
16:14:14 07/02/2025![7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/7-meo-vat-cua-me-khien-toi-nga-mu-toan-tap-rat-thiet-thuc-lai-con-tiet-kiem-ngan-sach-600x432-329-7373541-250x180.webp)