Ước mơ của cô giáo người Vân Kiều
Hơn 11 năm công tác tại miền núi khó khăn, cô Hồ Thị Táo, GV Trường Mầm non Tà Rụt huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị đã dành tất cả nhiệt huyết, tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc, dạy dỗ HS người dân tộc Vân Kiều.
Một bữa ăn của học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.
Trường Mầm non Tà Rụt nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh, cách trung tâm huyện 60 km về phía Tây Nam. Trường có 3 điểm lẻ cách điểm chính 3 cây số với 38 cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác.
Ngôi trường chính là niềm tự hào của các giáo viên, phụ huynh học sinh và nhân dân khi được Bộ GD&ĐT công nhận là Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2014. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư, ổn định cơ bản đáp ứng cho nhu cầu dạy và học.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của giáo viên khi công tác xa nhà là không có chỗ ở. Trường có một nhà lưu trú cho giáo viên xây dựng vào năm 2005 chỉ có vỏn vẹn 4 phòng. Do số lượng trẻ mỗi năm đều tăng giáo viên được tuyển dụng vào trường cũng nhiều, trong đó có nhiều giáo viên ở dưới xuôi lên vì thế chỗ ăn ở, sinh hoạt không bảo đảm.
Hàng năm, có từ 8 – 10 giáo viên phải thuê trọ và tiền trọ 1 triệu đồng/tháng. Chính vì chỗ ăn, ở không bảo đảm nên nhiều GV không an tâm khi công tác lâu dài. Một số cô công tác chừng 3 năm lại muốn về quê, một phần đường sá đi lại khó khăn, một phần thì tiền thuê trọ quá đắt.
Video đang HOT
Hoạt động ngoài giờ của các em học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.
Là giáo viên công tác tại vùng núi trọn vẹn 11 năm, cô Hồ Thị Táo thấu cảm được sự khó khăn, vất vả của đồng nghiệp nơi đây nên cô mong ước ngôi trường của mình có nhà công vụ, nhà vệ sinh và nhiều hơn nữa đồ dùng dạy học như ti vi, máy chiếu, đồ chơi ngoài trời… để dạy cho các em.
“Trường Mầm non Tà Rụt có 4 điểm trường, hầu hết mới được xây dựng nhưng trường chính mới có nhà vệ sinh cho giáo viên, tuy nhiên rất tạm bợ. Các điểm lẻ đều không có nên giáo viên phải dùng chung nhà vệ sinh với trẻ, rất bất tiện…. Ngoài ra, trường chỉ có 1 máy chiếu, thiếu 6 tivi nên không đủ phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp mới. Đồ chơi ngoài trời cũ kĩ, rỉ sét không sử dụng được do không bảo đảm an toàn. Với mong muốn trẻ có môi trường học tập thật tốt, được tiếp cận với công nghệ thông tin cũng như các đồ dùng, đồ chơi hiện đại như các bạn ở đồng bằng, hy vọng các nhà hảo tâm quan tâm, đầu tư cho nhà trường”, cô Táo tâm sự.
Học sinh giỏi quốc gia - thương hiệu giáo dục Hà Tĩnh
Dẫu có chút tiếc nuối khi thiếu vắng giải nhất, nhưng với số lượng 42 giải nhì, 34 giải ba và 13 giải khuyến khích, Hà Tĩnh tiếp tục củng cố vững chắc vị trí là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ và số lượng học sinh đạt giải quốc gia.
Giờ học của thầy và trò Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh
Cô Nguyễn Thị Mỹ Bình - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết: "Chưa có năm nào số lượng giải nhì, giải ba nhiều như năm nay, trong đó có nhiều em điểm số tiệm cận giải nhất. Điều đó minh chứng cho sự gia tăng đồng đều về chất lượng học sinh các đội tuyển. Đây cũng là lợi thế quan trọng đối với các em trong kỳ thi đại học sắp tới".
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021 diễn ra trong điều kiện khó khăn khi lịch thi sớm hơn trước. Thời gian để các em ôn luyện không dài bởi ảnh hưởng của lũ lụt ngay từ đầu năm học. Thế nhưng, sự dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết của các giáo viên dạy đội tuyển, việc chủ động kế hoạch bồi dưỡng, phương pháp ôn tập và nỗ lực vượt bậc của học sinh đã là yếu tố làm nên một mùa thi thắng lợi.
Đã có 89/100 học sinh tham gia dự thi đạt giải (chiếm tỷ lệ 89%), trong số đó có 5 đội tuyển: Toán, Lý, Hóa, Anh, Địa lý có 100% thí sinh dự thi đạt giải. Hà Tĩnh cũng là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng học sinh đạt giải (sau Hà Nội và Hải Phòng).
Tự học, tự trao đổi kinh nghiệm là một trong những giải pháp để giáo viên giúp học sinh các đội tuyển phát huy năng lực, bồi dưỡng củng cố kiến thức
Thầy Nguyễn Văn Thọ - chủ nhiệm đội tuyển Hóa cho biết: "Quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi đã trở thành trách nhiệm của mỗi một giáo viên, học sinh. Khắc phục sự gấp gáp về thời gian, thầy cô ở mỗi đội tuyển đều có phương pháp để khơi dậy niềm say mê và tinh thần tự học của các em. Từ các dạng đề, tài liệu, qua những hướng dẫn ban đầu của thầy cô giáo, các em đã tự tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, trao đổi cùng nhau để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm".
Bằng sự đổi mới, các thầy giáo đã phát huy năng lực, tinh thần tự học, niềm say mê sáng tạo, nghiên cứu cho học sinh. Trong suốt quá trình tập trung ôn luyện, mỗi một thầy cô còn là những người anh, người chị, người bạn đồng hành hỗ trợ về kiến thức, động viên tinh thần giúp các em giảm bớt những áp lực, căng thẳng về tâm lý.
Em Lê Thị Vân, lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) - giải nhì quốc gia môn Địa lý cho biết: "Lần đầu tập trung đội tuyển với em tất cả đều mới mẻ. Thế nhưng, từ sự động viên của các thầy cô, sự hỗ trợ của các bạn về kiến thức, kinh nghiệm khiến em ngày càng tự tin hơn. Không chỉ thế, những tháng ngày học đội tuyển cũng đã cho em nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp em biết sống tích cực hơn".
Đội tuyển Địa lý, 1 trong 5 đội tuyển có 100% học sinh tham gia dự thi đạt giải (Trong ảnh: Lê Thị Vân - đứng thứ 2 từ phải sang) - học sinh lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi).
Trong số 89 học sinh đạt giải quốc gia năm nay có 6 em (3 giải nhì, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích) đến từ những trường THPT không chuyên. Kết quả ấy không chỉ ghi nhận nỗ lực của học sinh trong việc tạo sự bứt phá về kiến thức, sự tự tin mà còn là kết quả tuyệt vời của "trường huyện" trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Thầy Phạm Duy Diễn - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) cho biết: "Năm nay trường có 2 em tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia thì cả 2 em đều đạt giải. Đây cũng là năm thứ 6 trường có học sinh giỏi quốc gia. Niềm vui này cũng là vinh dự, là động lực để tập thể giáo viên nhà trường tiếp tục khắc phục khó khăn, cố gắng hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy để củng cố chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn".
Mùa thi học sinh giỏi quốc gia đã khép lại bằng những con số đong đầy niềm vui. Sự quan tâm của tỉnh, của ngành về vật chất, tinh thần, tâm huyết của các thầy cô giáo và những mong mỏi, kỳ vọng của những người làm cha, làm mẹ luôn lặng thầm hy sinh với mục tiêu dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con đã được các em tri ân, đền đáp một cách xứng đáng.
Học sinh lớp 1 học tốt chương trình, sách giáo khoa mới Ngày 19-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp tiểu học theo hình thức trực tuyến. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị. Giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội hiện có 786 trường với gần...