Trẻ không bao giờ buồn tẻ khi ở ngoài trời và không thiếu những “đồ chơi” giúp xây dựng trí tưởng tượng và sự sáng tạo .
Khi khám phá tự nhiên, trẻ sẽ tìm thấy những chi tiết thú vị về thế giới xung quanh. Từ nguyên liệu sẵn có, trẻ sẽ xây dựng những kịch bản tuyệt vời để vui chơi. Chẳng hạn, các em dùng lá cây để chơi nấu ăn, hoặc đặt câu hỏi về thế giới tự nhiên như: “Tại sao bầu trời lại màu xanh”. Những thay đổi của tự nhiên luôn kích thích trí tò mò, khả năng tưởng tượng và sự sáng tạo bên trong trẻ. Khi khuyến khích con chơi ngoài trời, phụ huynh đang thúc đẩy sự sáng tạo .
Ảnh: Shutterstock.
Môi trường không hạn chế sai lầm
Trẻ em có thể trải nghiệm các hoạt động nhưng quan trọng là học cách chấp nhận sai lầm và sửa đổi. Giả sử, nếu trẻ vẽ người không giống theo tự nhiên, các em sẽ bị người lớn yêu cầu vẽ lại. Hoặc khi các em tô màu trời, vốn dĩ phải xanh dương, thành xanh lá, cũng sẽ bị nhắc làm lại. Điều này khiến đứa trẻ nghĩ rằng chưa làm đủ tốt, ý tưởng cá nhân là sai. Từ đó, các em sẽ đi theo tư duy lối mòn .
Thay vì hạn chế những sai lầm , hãy thúc đẩy trẻ học hỏi từ những sai lầm . Điều này không chỉ dạy các em rằng có thể sửa chữa sai lầm và tạo ra những điều đẹp đẽ mà còn thúc đẩy không ngại sai lầm để thử những điều mới.
Môi trường học tập đa dạng
Không phải mọi tri thức đều nằm trong sách giáo khoa , trên giảng đường. Để học và giải quyết vấn đề, trẻ cần được cung cấp nhiều phương pháp học tập khác. Khả năng sáng tạo cũng là một loại hình học tập quan trọng. Bằng cách sáng tạo với nghệ thuật, âm nhạc hay đồ chơi, trẻ học cách tư duy và củng cố kỹ năng vận động.
Tính độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng đến từ việc ươm mầm sáng tạo. Nếu môi trường học tập cho phép sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, trẻ sẽ thu nạp kỹ năng sống nhiều hơn học tập trong môi trường học thuật . Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của con bạn là một phần thiết yếu để giúp chúng phát triển thành người có năng lực.
Năm thách thức khi là trẻ tài năng
Trẻ tài năng thường gặp khó trong kết bạn, làm chủ cảm xúc cá nhân và học tập, buộc phụ huynh theo dõi sát sao và có giải pháp phù hợp.
1. Không làm theo hướng dẫn
Trẻ có năng khiếu đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực cụ thể (trẻ tài năng/trẻ năng khiếu) thường có phương pháp học tập độc lập, có thể không hoàn thành yêu cầu hoặc bài tập của giáo viên nếu đã nắm rõ. Hoặc trước nhiệm vụ được giao, các em sẽ làm theo cách riêng hay chạy theo mối quan tâm cá nhân. Điều này có thể dẫn tới việc các em nhận điểm kém, bị giáo viên phê bình.
Trường hợp này, phụ huynh cần kết hợp với giáo viên và nhà trường để đánh giá đúng tài năng của trẻ, từ đó có cách giáo dục phù hợp.
2. Tương tác xã hội kém
Trẻ tài năng có thể khó kết bạn. Các em cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với những người lớn tuổi so với bạn bè đồng trang lứa. Điều này có thể dẫn tới hành vi chống đối xã hội, bắt nạt hoặc bị bắt nạt.
Do vậy, phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi với bạn bè đồng trang lứa bằng cách tìm đề tài chung để trò chuyện, giao lưu và cọ xát với môi trường bên ngoài. Trẻ tài năng tiếp thu nhanh nên phụ huynh có thể thảo luận về các trở ngại xã hội, động viên con sẽ không đơn độc.
3. Khó điều phối cảm xúc cá nhân
Đôi khi tài năng gắn liền với sự phát triển thiếu đồng bộ khi trưởng thành. Điều này đồng nghĩa trẻ có thể cực kỳ thông minh nhưng không thể giải quyết cảm xúc tiêu cực. Nhiều em dễ nổi nóng hoặc mắc chứng trầm cảm, gây căng thẳng cho gia đình và mọi người xung quanh.
Trẻ tài năng có thể tự tin thảo luận về các vấn đề phức tạp cùng người lớn nhưng không phải lúc nào cũng biết cách diễn giải hoặc xử lý thông tin, cảm xúc cá nhân. Các em vẫn là những đứa trẻ cần được dạy dỗ, uốn nắn để có thể điều tiết và làm chủ cảm xúc cá nhân.
Ảnh: Shutterstock.
4. Khiếm khuyết trong học tập
Ước tính 2-5% trẻ trong độ tuổi đi học có năng khiếu nhưng gặp trở ngại trong vấn đề học tập. Nhóm này thường được gọi là "khác thường gấp đôi" (2e). Trẻ có năng khiếu có thể mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), chứng khó đọc.
Cha mẹ cần hiểu rằng khiếm khuyết trong học tập là sự khác biệt trong cách bộ não xử lý thông tin, hoàn toàn không ảnh hưởng tới tố chất thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thể có năng khiếu trong lĩnh vực này nhưng kém hơn ở lĩnh vực khác.
5. Ám ảnh về sự hoàn hảo
Trẻ năng khiếu được định hướng để trở thành người đạt thành tích cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, mục tiêu này khiến trẻ mệt mỏi, gây mất thời gian, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Với trẻ nhỏ, phụ huynh không cần sửa lỗi ngữ pháp hay chính tả không quá quan trọng. Ở trẻ lớn hơn, hãy giúp con lập mục tiêu, làm dự án để cùng nhau tận hưởng quá trình học tập thay vì chăm chăm vào mục tiêu đạt thành tích.
Năng khiếu là thuật ngữ của người lớn, không phải mục tiêu của trẻ. Thay vì sử dụng từ "năng khiếu" như động lực, tiêu chuẩn thành tích của con tại trường, phụ huynh hãy chú ý đến vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Nữ sinh xứ Cẩm được tuyên dương “Học sinh 3 tốt” Là một học sinh giỏi toàn diện, cán bộ đoàn trường năng nổ, Lê Thị Trang Quỳnh - học sinh lớp 12A2, Trường THPT Cẩm Xuyên vừa được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tuyên dương "Học sinh 3 tốt". Lê Thị Trang Quỳnh (đứng thứ 4) vinh dự được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tuyên dương "Học sinh 3 tốt" vào tháng 11/2020. Chia sẻ...
Tin mới nhất
Trường Đại học Hoa Sen dấn thân vào lĩnh vực khoa học sức khỏe
09:32:28 28/02/2021
Sáng 27/2, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen tổ chức ra mắt khoa Khoa học Sức khỏe.
Không để học sinh chưa đạt chuẩn lên lớp
09:30:12 28/02/2021
Sau 1 học kỳ triển khai CT- SGK mới lớp 1 ghi nhận kết quả khả quan. Tuy nhiên, còn một số ít học sinh (HS) chưa đạt yêu cầu chung, đòi hỏi các trường, giáo viên (GV) có giải pháp tháo gỡ.
Sơ tuyển vào trường quân đội từ ngày 1/3
09:25:32 28/02/2021
Năm 2021, các viện, trường trong quân đội sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự.
Dự kiến công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT vào tháng 3
09:21:57 28/02/2021
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết các đơn vị chuyên môn của Bộ đang khẩn trương chuẩn bị bộ đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến công bố trong tháng 3.
Những bộ sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 nào được phê duyệt sử dụng từ năm học 2021 - 2022?
09:16:44 28/02/2021
Bộ GD&ĐT vừa công bố phê duyệt 32 sách giáo khoa lớp 2, 40 sách giáo khoa lớp 6 sẽ được sử dụng từ năm học 2021 - 2022.
Học sinh Hà Nội đi học trở lại từ ngày 2/3: Thầy, trò đều vui mừng
09:15:23 28/02/2021
Hà Nội vừa quyết định cho học sinh trở lại trường học từ ngày 2/3 khiến nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh vui mừng, phấn khởi.
Nghiệp vụ sư phạm: Cần thay đổi gì từ phía giáo viên?
23:07:10 27/02/2021
Giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, sự nghiệp của bản thân mà cả uy tín của ngành Giáo dục.
5 trường đại học đào tạo khoa học vật lý tốt nhất ở Úc
23:04:34 27/02/2021
Bằng khoa học vật lý từ những trường đại học hàng đầu ở Úc có thể giúp sinh viên làm việc trong các lĩnh vực như máy tính, kỹ thuật, luật bằng sáng chế...
Trường Ngôi sao biến khó khăn thành bước đệm để chuyển đổi số mạnh mẽ
22:58:55 27/02/2021
Game hóa giáo dục; Tương tác số đa kênh hay hệ thống hóa kiên thức bằng Mind Map la một nhưng phương pháp mà Trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi Sao Hà Nội áp dụng khiến việc dạy học online do dịch bệnh Covid-19.
Thái Bình: Học sinh các cấp trở lại trường từ 1/3
22:56:31 27/02/2021
Trẻ em cơ sở giáo dục mầm non, học sinh các khối lớp còn lại của giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tại Thái Bình sẽ đi học trở lại từ 1/3.
Điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh: Bám sát nhu cầu thị trường
22:01:10 27/02/2021
Năm 2021, nhiều trường đại học công bố mở thêm ngành học mới, tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có trường giảm chỉ tiêu tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển.
Cô Mỷ “nối tương lai” cho trẻ vùng cao
21:57:34 27/02/2021
Đến với nghề giáo cũng bởi chữ duyên, song cô giáo trẻ người Mông tên Giàng Thị Mỷ đã yêu và say nghề lúc nào chẳng hay.
Tuyển sinh Đại học - xu hướng đa chiều
21:31:28 27/02/2021
Đến nay hầu hết các trường ĐH đều xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2021. Về cơ bản, đa số trường vẫn giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước, tạo thuận lợi cho thí sinh.
Nan giải bài toán du học sớm
21:17:51 27/02/2021
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, hơn 700.000 trẻ em du học nước ngoài vào năm 2019, tăng 6% so với năm 2018.
Tiến sĩ kép ngành y
21:13:42 27/02/2021
PGS, TS Nguyễn Thị Trang hiện là giảng viên cao cấp của Trường Đại học Y Hà Nội (Bộ môn Y Sinh học-Di truyền), Phó tổng thư ký Hội Di truyền Y học Việt Nam.
Vượt khó, tập trung nguồn lực triển khai CTGDPT mới lớp 2, lớp 6
21:04:30 27/02/2021
Song song với tập trung nguồn lực triển khai Chương trình GDPT mới lớp 1, tỉnh Trà Vinh có bước chuẩn bị chu đáo cho Chương trình mới lớp 2 và lớp 6.
Covid-19 làm thay đổi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Hàn
15:51:03 27/02/2021
Chứng kiến sự hy sinh của nhiều y, bác sĩ trong Covid-19, nhiều học sinh Hàn Quốc đặt mục tiêu làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.
Học sinh TP HCM thi lớp 10 vào đầu tháng 6
15:39:55 27/02/2021
Dù học kỳ II bị gián đoạn bởi Covid-19 nhưng lịch thi tuyển sinh lớp 10 sẽ giữ nguyên như mọi năm - dự kiến vào đầu tháng 6, với ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Sinh viên trường Y Việt Nam được nhiều bệnh viện lớn thế giới tiếp nhận
15:37:38 27/02/2021
Mục tiêu của hội nhập quốc tế đào tạo y khoa không phải chỉ là công nhận bằng cấp của nhau, mà sinh viên tốt nghiệp trường y của chúng ta phải vượt qua được kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề của họ.
Vì sao lượng hồ sơ vào đại học top đầu Mỹ tăng kỷ lục bất chấp đại dịch?
14:35:57 27/02/2021
Trái với những lo lắng ban đầu về giảm sút nhu cầu học đại học do Covid-19, hội đồng tuyển sinh các trường ĐH hàng đầu nước Mỹ vừa có một năm bận rộn với số lượng hồ sơ tăng đáng kinh ngạc.
Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt
14:33:49 27/02/2021
Yến quyết định theo ngành giáo dục đặc biệt trước sự bất ngờ và phản đối của gia đình. Thế nhưng với quyết tâm và tấm lòng của mình, cô đã theo đuổi nghề và gắn bó với trẻ chuyên biệt gần 10 năm qua.
Bố trí các lớp vào học và ra về lệch giờ nhau để giãn cách phòng dịch
14:25:32 27/02/2021
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc học sinh đi học trở lại từ ngày 1.3, hiện các trường học trên địa bàn TPHCM đã đồng loạt triển khai các công tác vệ sinh, khử khuẩn trong khu vực toàn trường và đưa ra các kịch bản phòng, chống dịch khi học...
Nhiều địa phương xem xét cho học sinh quay lại trường học tập trung
12:02:24 27/02/2021
Nhiều tỉnh, thành phố đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch COVID-19.
Giáo viên lớp 1 chịu nhiều áp lực khi dạy 2 buổi/ngày
12:00:53 27/02/2021
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng quy định học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục năm 2018, trong khi điều kiện cơ sở vật chất trường lớp và giáo viên tại thành phố Hồ Chí Minh chưa thể đáp ứng yêu cầu thực tế...
Sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ học trực tuyến thêm 2 tuần
11:53:44 27/02/2021
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến sẽ chính thức đi học tập trung trở lại từ ngày 15-3.
Quảng Ninh: Các cơ sở giáo dục đào tạo đi học trở lại từ ngày 1/3/2021
11:50:09 27/02/2021
Học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trừ TX Đông Triều) đi học trở lại từ ngày 01/3/2021.
Tuyển sinh ĐH 2021: Những thông tin quan trọng về bài thi đánh giá năng lực
11:47:46 27/02/2021
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, thí sinh có thể đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực vào 1/4/2021.