Ung thư túi mật, ít gặp nhưng nguy hiểm
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có dự hậu xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp tỉ trọng, chụp đường mật ngược và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.
Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết thường không đặc hiệu
Về lâm sàng không có một triệu chứng đặc hiệu nào giúp chẩn đoán được ung thư túi mật. Những ung thư túi mật khi còn nhỏ thường không có triệu chứng, nó có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm vả sỏi.
Khi ung thư túi mật đã có triệu chứng thì triệu chứng thường gặp nhất là đau hạ sườn phải thường xuất hiện trong 3/4 trường hợp hoặc đau vùng 1/4 trên bên phải, kế đến là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da và gầy sút hoặc bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn.
Khoảng 10% bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng gợi ý như viêm túi mật hoặc được phát hiện trong hoặc sau khi mổ túi mật.
Khám lâm sàng có thể phát hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sờ được khối hoặc mảng cứng nằm ở hạ sườn phải ngay dưới gan và di động theo nhịp thở trong khoảng 40% trường hợp. Triệu chứng cổ trướng hoặc các dấu hiệu của một ung thư màng bụng hoặc gan to do di căn ung thư xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp.
Hình minh họa
Làm gì để chẩn đoán?
Siêu âm: Giúp chẩn đoán trong khoảng 70% trường hợp với các biểu hiện sau: dày thành túi mật, khối u trong túi mật kèm túi mật to với cấu trúc tăng âm hoặc hỗn hợp, đôi khi thấy được hình ảnh sỏi với bóng lưng.
CT scanner bụng giúp cho việc chẩn đoán với hình ảnh khối u ở vùng túi mật với bờ không đều hoặc hình ảnh di căn vào gan.
Ngoài ra, siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học.
Video đang HOT
Nếu có điều kiện thì tiến hành siêu âm nội soi, độ nhạy của kỹ thuật này cao hơn hẳn siêu âm thông thường, ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán sự lan rộng của ung thư, đặc biệt là phát hiện các hạch di căn quanh tế bào gan hoặc di căn vào đường dẫn mật chính.
Cần phân biệt với bệnh gì?
Các tổn thương túi mật sau đây có thể nhầm với ung thư túi mật:
Adenome túi mật, u mỡ, ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol, polyp túi mật.
Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mật và ung thư đầu tụy.
Để phân biệt cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.
Hình minh họa
Phương pháp điều trị
Do phần lớn trường hợp ung thư túi mật không được chẩn đoán sớm, do đó việc cắt bỏ để điều trị triệt để chỉ thực hiện được trong khoảng 15-30% trường hợp và hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn trong việc cắt bỏ đến một mức độ nào. Sau cắt bỏ túi mật có thể bổ sung bằng chiếu xạ vùng quanh túi mật.
Trường hợp ung thư túi mật không cắt bỏ được mà có kèm theo vàng da thì một điều trị tạm thời được đề nghị là: đặt ống dẫn lưu qua nội soi hoặc qua gan hoặc xạ trị liệu cũng làm giảm đau và giảm vàng da vàng mắt trong 50% trường hợp, tuy nhiên, nó cũng không làm cải thiện được thời gian sống của bệnh nhân.
Trị liệu phối hợp nhiều thuốc cũng ít có kết quả trong trường hợp ung thư đường mật.
Tiên lượng ung thư túi mật phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Phần lớn ung thư túi mật khi phát hiện (75%) là đã quá giai đoạn mổ được. Trong trường hợp ung thư còn trong niêm mạc túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 85%. Khi ung thư chưa vượt quá lớp cơ thành túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 70%, nhưng khi ung thư đã lan đến lớp thanh mạc thì thời gian sống trên 5 năm chỉ còn dưới 5% và khi ung thư đã lan đến hạch quanh túi mật thì không có trường hợp nào thời gian sống trên 5 năm. Khi không cắt bỏ được thì tỉ lệ tử vong sau 1 năm lên đến 95%, chỉ có khoảng 5% là có thể sống sót sau 5 năm.
Theo vietbao
9 cách phòng bệnh cho bé
Do sức đề kháng còn yếu nên bé rất dễ bị nhiễm virut, nhiễm bệnh. Một số lưu ý sau sẽ giúp bố mẹ hạn chế các nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.
1. Cho bé tiêm phòng đầy đủ
Tiêm phòng là cách quan trọng để bảo vệ bé khỏi bệnh tật. Vắcxin tiêm chủng có tác dụng ngăn ngừa bé khỏi bị ốm, kể cả những trận ốm nhẹ hoặc chứng ho lâu ngày.
2. Cho bé bú mẹ
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) gợi ý, cách hiệu quả nhất để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh là cho bé bú mẹ. Sữa mẹ chứa các chất kháng thể, giúp bé chống lại bệnh tật. Tất nhiên, bé bú mẹ không thể tránh được các loại bệnh. Nhưng nhiều nghiên cứu chứng minh, cho bé bú mẹ sẽ giảm được thời gian và mức độ của các loại bệnh, như nhiễm trùng tai. AAP khuyến cáo, nên cho bé bú mẹ trong ít nhất một năm.
3. Tránh cho bé tiếp xúc với nhiều người trước 6 tuần tuổi
Nhất là trong những tháng mùa đông, thời điểm virus gây bệnh có mặt nhiều trong không khí. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo về điều này. Đẩy bé đi dạo trong một ngày ấm áp không khiến bé bị bệnh.
Hình minh họa
4. Cẩn thận với những người bế bé
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến bé dễ bị lây bệnh từ người khác. Những người bế bé mà ho hoặc hắt hơi vào bé cũng có thể làm bé mắc bệnh. Tiếp xúc với người bệnh và vi trùng gây bệnh từ họ sẽ khiến bé bị bệnh.
5. Cha mẹ cần rửa tay thường xuyên
Nên rửa tay trước khi bế bé. Các chuyên gia đồng ý rằng, rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất tránh bệnh lây lan. Bởi vì, virus có thể sống trên tay nắm cửa hoặc những vật khác mà người lớn chạm vào.
6. Tránh cho anh (chị) của bé hôn bé
Bạn có thể cho các bé vui chơi cùng nhau nhưng hạn chế để bé hôn em mình. Bé dưới 6 tuổi rất hay mắc bệnh và có thể truyền bệnh cho em qua một nụ hôn.
7. Cho bé vui chơi hợp lý
Giống như người làm việc quá sức, bé cũng có thể bị stress, gây yếu hệ miễn dịch. Stress sẽ bị đầy lùi nếu bạn cho con vui chơi hợp lý. Với bé tuổi chập chững, có thể chơi trò đá bóng cùng con. Hoặc có thể đưa bé ra bên ngoài và cùng chơi vui. Các bé cần không khí trong lành và được vận động hàng ngày. Nhiều cha mẹ sợ cho con ra ngoài sẽ khiến bé bị bệnh nhưng thực ra, virus gây bệnh có thể sinh sống ngay trong nhà.
Hình minh họa
8. Tăng cường vitamin C
Cho bé ăn rau xanh và hoa quả là cách bổ sung vitamin C hợp lý. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin C cho bé dưới dạng vitamin tổng hợp nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Vitamin có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giúp bé phòng tránh nhiều loại bệnh.
9. Hạn chế đồ ăn chứa đường
Có bằng chứng cho thấy, đường khiến bạch cầu hoạt động kém, làm suy yếu hệ miễn dịch trước khả năng tấn công của vi trùng. Một trong những thủ phạm làm tăng lượng đường của bé là nước hoa quả, nhất là nước quả đóng hộp. Thay vào đó, hãy cho bé ăn vài lát chuối chín (hoặc táo tây) cắt nhỏ kèm với sữa chua. Sữa chua chứa vi khuẩn lành mạnh, giúp bé tăng sức khỏe.
Theo vietbao
Mẹo giữ trí óc minh mẫn khi về già Các thực phẩm giàu axít béo omega-3 như dầu cá, đậu phộng... có thể giúp tăng cường trí nhớ và tinh thần của bạn. Nhiều người nghĩ, tính hay quên và những vấn đề về trí nhớ là triệu chứng bình thường khi về già. Điều đó hoàn toàn đúng. Nếu muốn duy trì sức khỏe tốt, bạn không thể xao nhãng một...