Hai căn bệnh tử thần với trẻ dưới 5 tuổi
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong ở bé dưới 5 tuổi giảm đáng kể trong 20 năm. Tuy nhiên, 2 bệnh thường gặp là viêm phổi và tiêu chảy vẫn là nguyên hàng đầu lấy đi sinh mạng trẻ nhỏ.
Theo báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), viêm phổi và tiêu chảy là nguyên nhân gây ra gần 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), phần lớn rơi vào nhóm trẻ nghèo nhất.
Từ năm 2006 đến 2010, một phần ba trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực nghi bị viêm phổi đã không được đưa tới các cơ sở y tế phù hợp. Gần một nửa số trẻ bị tiêu chảy không được uống thuốc bù nước và cho ăn tiếp tục, dấu hiệu cho thấy sự thất bại trong việc thực hiện một trong những can thiệp đúng đắn và đáng tin cậy, UNICEF nhận định.
Trong khi đó tại Việt Nam, uớc tính trong vòng hai tuần vừa qua có khoảng 7% trẻ mắc tiêu chảy và 3% trẻ bị viêm phổi hoặc có triệu chứng của viêm phổi. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm đã đáng kể, từ 51 em trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 23 trên 1.000 trường hợp vào năm 2010. Tuy nhiên, nguyên nhân do viêm phổi vẫn chiếm 12% tổng số tử vong ở trẻ và tiêu chảy 10%.
Cũng theo báo cáo này, có khoảng cách lớn về sự sống còn giữa nhóm trẻ giàu nhất và nhóm trẻ nghèo nhất. Hầu hết các quốc gia trong khu vực có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, tuy nhiên so với trẻ nhà giàu, các em nhà nghèo ít có khả năng nhận được can thiệp đơn giản giúp cứu mạng sống trước bệnh viêm phổi và tiêu chảy.
Video đang HOT
“Hầu hết các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, không cho phép cán bộ y tế cộng đồng ở các vùng xa xôi hẻo lánh cung cấp kháng sinh cần thiết cho trẻ nghi bị viêm phổi. Trong khi đó thực tế đã có những chứng minh rõ ràng rằng biện pháp này giúp cứu sống trẻ”, bà Lotta Sylwander, đại diện của UNICEF tại Việt Nam nói.
Bên cạnh đó, theo UNICEF, một cách thức đơn giản và hiệu quả khác để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cứ 5 trẻ thì có chưa tới một bé dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, như vậy có nghĩa là các em bị tước đi một biện pháp bảo vệ hết sức quan trọng.
Không được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ cũng đẩy hàng triệu trẻ vào nguy cơ nhiễm các bệnh tiêu chảy. Tại nước ta, ước tính khoảng 6,5% người dân phải đi vệ sinh ngoài trời và gần một nửa dân ở nông thôn không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới phân như tiêu chảy.
“Các ca tử vong ở trẻ do viêm phổi, tiêu chảy có thể giảm đáng kể nếu giải quyết được các vấn đề này và tập trung các nỗ lực vào các cộng đồng nghèo nhất”, bà Lotta Sylwander nói.
Phòng ngừa và điều trị cả hai căn bệnh trên có nhiều điểm tương đồng, bao gồm các bước căn bản như khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng, tăng cường tiếp cận với vệ sinh môi trường, phát thuốc bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy, điều trị kháng sinh cho bé viêm phổi do vi khuẩn.
Theo vietbao
Vì sao trẻ dưới 5 tuổi hay ốm vặt?
Con em 13 tháng tuổi, rất hay ốm vặt và dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh. Thu Thủy (Yên Bái)
Có rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết tại sao con lại hay ốm, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi, và rất hay bị tái phát . Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc các bệnh lây nhiễm như:
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện: Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là "hệ miễn dịch thụ động". Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.
Khám bệnh cho trẻ em vùng cao Điện Biên. Ảnh: Yến Ngọc
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh.
Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm bạn cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng. Trong trường hợp trẻ bị ốm bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc.
Theo vietbao
11 ca tử vong do bệnh tay chân miệng Năm 2010, có 1 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng nhưng năm nay, chưa hết tháng 5 đã có 11 trẻ tử vong. Hiện nay, ở TP.HCM, số bệnh nhân nhập viện vì tay chân miệng (TCM) tăng hơn 300 ca/tuần, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2010, chiếm đa số bệnh của hai khoa Nhiễm BV Nhi...