Hội chứng ga-rô ngón chân ở trẻ: Có thể hoại tử
Ngón chân bé có thể mắc phải hội chứng hiếm gặp đau đớn có tên là “hội chứng ga-rô ngón chân”. Sợi tóc mỏng manh có thể quấn quanh ngón chân, cắt đứt mạch máu ở ngón chân của bé.
Một hôm, Michelle Whelan (Mỹ) thay đồ cho con, cô nhìn thấy mấy ngón chân của con bị tím bầm.Whelan lo lắng nếu như không tìm ra nguyên nhân, rất có thể con cô sẽ mất đi mấy ngón chân. Thật may là TS Timothy Lepore, bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Massachusetts nhận ra ngay việc gì đã xảy ra. Ông soi kính lúp và phát hiện ra ngay sợi tóc thủ phạm và cắt bỏ nó.
Bác sĩ Lepore đã xử lý rất nhiều trường hợp giống như con của Whelan. Vấn đề này đã được mô tả trong cuốn sách “Island Practice” do Pam Belluck là tác giả. Cô đồng thời cũng là người viết cho mục sức khỏe ở tờ báo New York Times.
Belluck cho biết: “Tôi không biết gì về hội chứng ga-rô ngón chân khi tôi sinh ra hai con. Thực sự vấn đề này không được đề cập đến trong bất kỳ cuốn sách nào về mang thai hay chăm sóc con trong năm đầu”.
Các bác sĩ đã ghi nhận hàng chục báo cáo về trường hợp hiếm gặp này. Vấn đề không phải lúc nào cũng xảy ra ở ngón chân. Nghiên cứu nhi khoa năm 1988 đã xem xét 60 trường hợp được định nghĩa là hội chứng ga-rô sợi tóc. Trong đó, có 24 trường hợp liên quan đến ngón chân, 14 trường hợp liên quan đến ngón tay và 22 trường hợp là do sợi tóc quấn quanh bộ phận sinh dục của bé trai.
Trường hợp gần đây nhất là hồi đầu năm, tạp chí nhi khoa Hong Kong đã đăng tin về trường hợp bé gái 2 tháng tuổi rưỡi có 4 ngón chân bị tái xanh và sưng to cho đến khi bác sĩ phát hiện ra sợi tóc quấn quanh và cắt bỏ.
Bác sĩ Lepore cho biết, ông mới chỉ gặp 3 trường hợp trong quá trình công tác 30 năm của mình. Nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến hội chứng này bất cứ khi nào nhìn thấy em bé có ngón chân bị đổi màu. Ông nói: “Bạn luôn nghi ngờ có một điều gì đó bất ổn khi nhìn thấy ngón chân bị đỏ tấy hoặc tím ngắt.
Điều nguy hiểm xảy ra khi bác sĩ không nhận ra hội chứng ga-rô ngón chân, và rất có thể con bạn sẽ bị mất ít nhất một ngón chân. Do đó, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng nên đề cập đến hội chứng này nếu chẳng may bác sĩ không chẩn đoán ra được”.
Theo vietbao
Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.
Video đang HOT
Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.
Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.
Một số thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:
* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.
* Xương cá
* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng
* Đồng xu
* Bi
* Pin đồng hồ dạng tròn
* Bút hoặc nắp bút
* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
* Cúc áo
* Nắp chai nhựa
* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi
* Những túi hạt chống ẩm
Hình minh họa
Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.
* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà
* Tháo pin ra khỏi đồ chơi
* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn...
* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười
* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.
* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật
* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.
* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.
* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.
Theo vietbao
Kỳ lạ hội chứng cơ thể sưng phồng Những vết sưng phồng không giải thích được, cảm giác đau đớn như bị tra tấn và luôn bị nôn ói. Rachel Annals (một phụ nữ người Anh) đã liên tục đối mặt với những triệu chứng này khoảng 1 hoặc 2 tuần/lần trong suốt thời thơ ấu của mình. Chỉ đến năm 15 tuổi, Rachel mới biết căn bệnh mà mình đang...