Ứng dụng plasma vào tranh Đông Hồ, 10X Việt nhận học bổng tiền tỷ đến Mỹ
Mai Thiên Bình, nam sinh Việt ứng dụng công nghệ plasma giúp tăng chất lượng của tranh Đông Hồ vừa được ĐH Vanderbilt cấp học bổng 250.000 USD, tương đương 5,8 tỷ đồng.
Tới thời điểm biết kết quả sớm (ED), Thiên Bình ( Học sinh lớp 12 Oxbridge, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) ứng tuyển vào 10 trường đại học Mỹ và em đã thành công với ngôi trường mơ ước của mình: Đại học Vanderbilt University (top 14 đại học quốc gia ở Mỹ).
Nhận được thư báo đỗ với giá trị học bổng gần 6 tỷ đồng cho bốn năm học, chàng trai Việt vỡ òa trong sung sướng vì em đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nộp hồ sơ vào đây.
Mai Thiên Bình.
Ngoài đỗ sớm trường Vanderbilt em còn đỗ 4 trường ở đợt EA (hành động sớm) là Michigan State University, Worcester Polytechnic Institute, Miami University và Drexel University.
Với Mai Thiên Bình, dịch bệnh chắc chắn là thách thức lớn nhất trong quá trình ứng tuyển của em. Covid-19 bất ngờ ập đến dẫn tới kỳ thi SAT (kỳ thi chuẩn hóa đánh giá kiến thức và năng lực học tập của học sinh sau khi hoàn thành bậc phổ thông của Mỹ) bị hủy liên tiếp.
Kế hoạch của em bị đảo lộn không chỉ một lần mà nhiều lần, tệ hơn là không biết tới khi nào mới được đi thi. Các hoạt động ngoại khóa cũng tạm thời hủy, nên trong thời gian dịch một số hoạt động em chuyển sang online và chuẩn bị sẵn sàng để có thể hoạt động offline ngay sau khi hết dịch.
“Mọi bước chuẩn bị hồ sơ em cũng đẩy sớm lên mặc dù chưa biết hết kết quả của các bài thi chuẩn hóa, việc này dẫn tới em phải làm đi làm lại nhiều lần để cập nhật hồ sơ.
Nhưng sống trong thời dịch bệnh, em nhận ra đây là một khía cạnh tích cực của một rủi ro, nó làm cho em ứng biến nhanh để thích nghi trong thời đại công nghệ 4.0″, Thiên Bình cho hay.
Và sự thích nghi đó thể hiện rõ nhất trong hoạt động ngoại khóa Bình tham gia, điều tạo nên dấu ấn riêng của em đối với hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ. Thiên Bình là Phó Chủ tịch của Câu lạc bộ Khoa học (STEAMS) tại trường Ams.
Nam sinh cho biết, là một người đam mê khoa học, em đã bị cuốn hút bởi STEAMS từ những ngày đầu tham gia câu lạc bộ và trực tiếp tham gia vào công việc của ban cơ khí.
Em đã được dạy bảo bởi những người thầy rất giỏi và được gặp những người bạn cùng chung chí hướng với mình, những người luôn muốn sử dụng công nghệ để giúp giải quyết những vấn đề đang tồn đọng trong cuộc sống.
Giai đoạn đi học lại sau Covid-19 chìm xuống, Thiên Bình và các bạn trong câu lạc bộ đã cùng nhau làm ra máy rửa tay cảm biến tự động để đảm bảo an toàn cho các bạn học sinh.
Thiên Bình thường tự tìm tòi, mày mò những vấn đề trong cuộc sống và tìm hướng nghiên cứu.
Ở một dự án khác có tên “Bàn tay sạch”, Bình và các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy giáo đã pha chế dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn theo công thức của WHO rồi đem tặng cho cộng đồng.
Bình và các bạn pha chế dung dịch rửa tay sát khuẩn.
Điểm nhấn trong hoạt động ngoại khóa của nam sinh Ams có lẽ là dự án ứng dụng công nghệ plasma nâng cao chất lượng tranh Đông Hồ.
Mai Thiên Bình tâm sự, khi em còn bé cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ông em lại mua cho em một bức tranh Đông Hồ và kể cho em các câu chuyện dân gian xoay quanh bức tranh đó. Nhưng tiếc thay, những bức tranh Đông Hồ sau một khoảng thời gian dài sẽ bị giảm chất lượng, màu tranh không được đẹp nữa.
Vì vậy, sau khi tham gia một cuộc thi khoa học, em đã nảy ra ý tưởng sử dụng kiến thức về plasma mà em thu được từ cuộc thi đó để áp dụng làm tăng chất lượng và tuổi thọ của tranh Đông Hồ. Em đã sử dụng dòng điện để ion hóa khí hidro, sau đó phun khí này lên bề mặt của giấy vẽ nhằm tăng độ bám dính giữa giấy và màu vẽ.
Thiên Bình làm thí nghiệm trên giấy gió đã được xử lý bằng công nghệ plasma.
“Sau khoảng thời gian 5 tháng làm việc ở phòng thí nghiệm, em đã thử nghiệm thành công công nghệ plasma lên tranh Đông Hồ. Chỉ trong 20-30 phút xử lý bề mặt của tranh, chất lượng của màu vẽ đã được cải thiện đáng kể, từ đó giúp tăng tuổi thọ của tranh.
Video đang HOT
Sự thành công này sẽ tiếp cho em thêm rất nhiều động lực để tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ này một cách hoàn chỉnh hơn nữa”, Bình nói.
Tranh không được xử lý plasma
Bình cũng tham gia một số câu lạc bộ và dự án về cờ vua, âm nhạc và thiện nguyện khác. Trong đó, em có nhiều kỷ niệm khó quên với câu lạc bộ cờ vua ACA (Ams Chess Academy).
Bình đã gắn bó với ACA được hơn 4 năm và tổ chức nhiều giải cờ lớn nhỏ. Thi đấu cờ vua chuyên nghiệp từ khi còn nhỏ nên em hiểu rõ những điều tuyệt vời mà cờ vua mang lại cho người chơi.
Vì thế hàng năm em luôn cùng ACA tổ chức 2-3 giải cờ để tạo ra một sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ yêu cờ vua ở trong trường cũng như trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.
Dù việc tổ chức giải cờ vất vả, sự vui vẻ và hào hứng của các tuyển thủ tham gia luôn tạo cho em một động lực để tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Em luôn tự nhủ với bản thân rằng nếu mình có thể truyền được ngọn lửa đam mê này tới các bạn trẻ thì sau khi mình đi du học, sẽ có lứa kế cận sáng tạo hơn nữa để tạo ra được những sân chơi thú vị hơn.
Ấp ủ ước mơ du học Mỹ từ khi em còn học cấp 2, giấc mơ càng thôi thúc Mai Thiên Bìnhsau khi anh trai em đỗ vào trường đại học Vanderbilt. Lên lớp 10, Bình bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị cho quá trình nộp hồ sơ.
Em lên lịch học, ôn luyện và kế hoạch thi A-level, SAT, các giải Toán và Khoa học đồng thời tham gia các hoạt động ngoại khóa mà em thấy nuôi dưỡng và phát huy được đam mê về âm nhạc, cờ vua và khoa học của mình.
Trong thời gian hai năm rưỡi này, để một lúc có thể làm được nhiều việc cùng lúc, em quản lý thời gian khoa học theo thời gian biểu và tận dụng thời gian phân mảnh ở trường lớp, ở nhà hay bất cứ lúc nào trống để tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hè là thời gian em dành tham gia nghiên cứu các ứng dụng khoa học vào trong đời sống.
Đến thời điểm nộp hồ sơ du học trước hạn chót 2 tháng em đã hoàn thành tất tật hồ sơ và bài luận chính. Tuy nhiên, khi bắt tay vào tìm hiểu cách thức apply của từng trường và viết luận phụ thì em đã gặp khó khăn.
Mọi thứ đều rất mới với em, vì vậy, em đã phải dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về yêu cầu của từng trường, văn hóa của trường đó, điểm khác biệt giữa các trường để xem bản thân mình có thực sự phù hợp với trường đó hay không từ đó chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ nộp vào trường mà em quyết định lựa chọn.
Cứ thế từng bước từng bước một, Thiên Bình đã có thêm rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Vì thế em đã trưởng thành và có những suy nghĩ chín chắn hơn rất nhiều sau khi kết thúc kỳ ứng tuyển.
Mai Thiên Bình tin rằng, điểm giúp em chinh phục trái tim hội đồng tuyển sinh trường đại học Mỹ đó là sự toàn diện, có màu sắc riêng, có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu, có kỹ năng sống và có kiến thức âm nhạc thể thao để có thể hòa nhập tốt trong môi trường mới.
Trong hồ sơ và qua bài luận, em đã thể hiện được đam mê của mình trong những lĩnh vực từ âm nhạc, cờ vua đến khoa học bằng các hoạt động vô cùng thiết thực và giúp ích cho xã hội. Em tin rằng chỉ cần mình sống đúng với đam mê và theo đuổi nó hết mình thì chắc chắn sẽ đạt được những thành quả xứng đáng.
Bài luận của chàng trai Việt nói về một tai nạn giao thông xảy ra trong quá khứ giữa em và một người đi xe đạp ngược chiều. Về luật giao thông, em là nạn nhân phải hứng chịu sai lầm của một người lạ.
Nhưng thay vì rời đi để không bị trễ việc quan trọng của mình, em đã ngay lập tức chọn cách ở lại giúp đỡ người đó chỉ đơn giản là vì người đó đang gặp nạn. Với em, đó là tinh thần trách nhiệm mà ai cũng cần có.
“Tai nạn đó đã dạy em rằng ai ai trong chúng ta cũng cần phải có trách nhiệm với người khác kể cả là với một người chúng ta không quen biết. Chúng ta không nhất thiết phải làm những công việc đao to búa lớn mới có thể đóng góp cho xã hội mà đơn giản chỉ cần có mặt mỗi khi ai đó cần trợ giúp.
Em luôn cố gắng thực hiện những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa như dạy học và vui chơi với các em nhỏ ở làng trẻ mồ côi, hay sản xuất nước nửa tay khô và phát cho khu dân cư trong đợt dịch Covid-19″, Bình chia sẻ.
Từ nhỏ, Thiên Bình hay đọc sách khoa học thường thức, lớn lên em thích làm những thứ ứng dụng được vào cuộc sống. Em đã được trải nghiệm các công nghệ mới và lập trình robotics ở câu lạc bộ GreenAms 6520 – CLB Robotics của trường Ams và nghiên cứu đề tài về plasma. Em sẽ tiếp tục con đường khoa học này ở bậc đại học.
Chàng trai Việt đoạt Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Phát minh sáng tạo thế giới tại Hàn Quốc 2018.
Thiên Bình dự định, sau khi tốt nghiệp ĐH Mỹ em sẽ làm việc một thời gian tại Mỹ hoặc một nước phát triển để tích lũy nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, sau đó trở về Việt nam lập ra công ty của riêng mình.
“Em luôn muốn chinh phục những thứ chưa ai làm thay vì lựa chọn an toàn. Tạo ra những ứng dụng hay sản phẩm mới mẻ thì mới có thể phần nào giúp ích cho cuộc sống của mọi người”, Bình nói.
Thành tích nổi bật của Mai Thiên Bình
- Học sinh đạt Học bổng danh dự nhà trường lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12
- Điểm chuẩn hóa: SAT: 1530/1600; SAT 2: Toán 800/800 & Lý 800/800; A-Level: Toán A*, Lý A*.
- Sáng lập viên Dự án Plasma
- Chủ tịch CLB Ams Chess Academy
- Phó chủ tịch CLB STEAMS
- Chủ tịch tổ chức thiện nguyện B*Shine
- Thành viên ban nhạc cụ CLB âm nhạc GleeAms
- Thành viên ban cơ khí CLB GreenAms 6520 Robotics
- HCV môn Toán kỳ thi Olympic Quốc tế Khoa học, Toán & Tiếng Anh 2019
- HCV Kỳ thi Olympic Phát minh sáng tạo thế giới tại Hàn Quốc 2018
- HCV Hội nghị toán học trẻ Quốc tế 2017
- HCĐ cờ vua miền Trung mở rộng 2017
- Giải Ba Olympic Toán học Hà Nội mở rộng, năm học 2016-2017
- Giải Ba kỳ thi Toán Quốc tế giữa các Thành phố mùa thu lần thứ 38, năm học 2016-2017
- HCB Olympiad Toán Quốc tế tại Malaysia 2016
- HCĐ Toán học trẻ Quốc tế tại Singapore 2016.
Những trận tranh biện 'nảy lửa' giúp 10X trúng học bổng hơn 5 tỷ
Từng trải qua những trận tranh biện "nảy lửa", điều đó đã rèn cho Linh cách tư duy, tiếp cận vấn đề bằng góc nhìn đa chiều. Những đam mê, cá tính ấy được thể hiện đồng nhất trong hồ sơ, giúp Linh thuyết phục được các trường ĐH Mỹ.
Với hồ sơ 'sáng' cùng thành tích học tập tốt và hoạt động ngoại khóa nổi bật, nữ sinh lớp chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam nhận được thư báo trúng tuyển của ĐH Washington and Lee (xếp thứ 9 trong số các trường đại học giáo dục khai phóng ở Mỹ) cùng mức học bổng 220.000 USD cho 4 năm học.
Nguyễn Hoàng Phương Linh từng giành được huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APMOPS 2016), huy chương Đồng giải Violympic Toán Tiếng Anh cấp Quốc gia.
Bí kíp để luôn có một tinh thần thoải mái trong suốt "mùa apply", theo Linh, là phải quản lý thời gian thật tốt, vạch ra và giải quyết lần lượt từng vấn đề theo các mốc thời gian.
"Em biết nhiều bạn trong khoảng thời gian 'apply' áp lực rất nhiều, có khi chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày. Nhưng em thấy đó không phải là cách để đi đường dài. Vì thế, em luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và luôn có thời gian biểu chặt chẽ hàng ngày. Cách làm này em thấy rất hiệu quả".
Nữ sinh cũng lên thời khóa biểu chi tiết theo từng khung giờ và làm theo kế hoạch đã đặt ra.
"Ví dụ, em luôn vạch chi tiết khoảng thời gian 2 - 4 giờ, 4 - 5 giờ, 5 - 6 giờ em sẽ phải làm gì. Khi đặt ra cường độ như thế, mình làm việc cũng sẽ tập trung hơn rất nhiều. Và khi nắm được khối lượng công việc của một tuần, mình cũng có thể phân bổ thời gian hợp lý hơn".
Nhờ có chiến lược cụ thể, điểm các bài thi chuẩn hóa của Linh ở mức khá cao. Em đạt điểm 1550 SAT 1 (superscore), 800 SAT 2 Toán và 110 TOEFL IBT.
Phương Linh (ngoài cùng bên trái, hàng đầu tiên) cùng các bạn trong câu lạc bộ.
Niềm đam mê với Tranh biện
Bên cạnh đó, Phương Linh cũng nhấn mạnh việc cần phải thể hiện cá tính, đam mê một cách đồng nhất để thuyết phục hội đồng tuyển sinh. Niềm đam mê với tranh biện đã được Phương Linh thể hiện xuyên suốt trong hồ sơ của mình. Đây là hoạt động mà Linh nói đã thể hiện rõ ràng nhất con người mình trong suốt ba năm THPT.
Tại trường Ams, Phương Linh là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Tranh biện, Phó Trưởng ban tổ chức Giải Tranh biện Hà Nội mở rộng (Hanoi Debate Tournament).
Nữ sinh 18 tuổi cũng "ẵm" một vài giải thưởng về tranh biện như quán quân và top 3 người nói xuất sắc nhất của giải Hanoi Debate Tournament 2019; lọt vào bán kết giải National Novice Debating Championship 2018.
Ngoài ra, Linh cũng là nhân vật tham gia chương trình Trường Teen 2019 của VTV7 với chủ đề từng "gây bão": Học sinh có lỗi hay không khi điểm Lịch sử thấp.
Không chỉ tham gia với tư cách tranh biện viên (debater), Phương Linh còn tham gia nhiều giải trong vai trò giám khảo.
Linh (ngoài cùng bên phải) làm giám khảo trong trận chung kết Hanoi Debate Tournament
Dù vậy, Linh thừa nhận, bản thân không phải là người có năng khiếu về tranh biện. "Em bắt đầu từ con số 0, từng luyện tập tranh biện để thử thách giới hạn của bản thân".
Giai đoạn đầu, Phương Linh chủ yếu ngồi xem các video đấu tập; cập nhật thông tin liên tục và xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức đủ dày. Nữ sinh cũng thường xuyên phải tự tập luyện nói một mình trước gương.
Sau này, khi đã tự tin hơn, Linh đi đấu tập với những người bạn trong câu lạc bộ. Dần dần, nữ sinh trường Ams kết nối với các bạn trường khác để tổ chức những buổi giao lưu, làm quen với không khí thi đấu.
"Để chuẩn bị cho một buổi tranh biện có khi phải tập luyện suốt cả một tháng trời. Nhưng điều này đã giúp em học được cách thể hiện quan điểm bản thân rõ ràng hơn mỗi khi lên 'sàn' tranh biện".
"Tranh biện đã tạo cơ hội cho em hiểu biết hơn về các vấn đề trong đời sống và có cái nhìn đa chiều. Khi đã quen với tư duy phản biện thì không chỉ trong một trận tranh biện mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước một hiện tượng trong đời sống, em cũng sẽ có xu hướng nhìn bao quát hơn, từ các góc độ khác nhau thay vì chỉ nghĩ mình luôn đúng.
Ngoài ra, tranh biện còn khiến em tự tin hơn vào bản thân. Trước đây, khi mới vào cấp 3, em không có kinh nghiệm về tranh biện. Nhưng em đã dám thử một lĩnh vực mà em chưa từng thử. May mắn, sau rất nhiều cố gắng và nỗ lực tập luyện, em lại có những dấu mốc khẳng định mình trong lĩnh vực ấy.
Việc ấy khiến em cảm thấy tự tin hơn và nó đã thôi thúc em đi ra khỏi vùng an toàn của mình, dám thử những thứ mới", Phương Linh nói.
Bảng dày các hoạt động ngoại khóa.
Đó là dự án Life Shield (dự án Tấm chắn) do Linh khởi xướng. Trong 21 ngày cách li xã hội, dự án đã làm được 12.000 tấm chắn bảo hộ gửi đến 18 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức...
Ngoài ra, Linh còn là đồng sáng lập, Trưởng ban tổ chức của dự án "Phù thủy Kinh tế" - một dự án từng gây được "tiếng vang" tại trường Ams.
Linh cho rằng, nhiều học sinh mong muốn tìm hiểu những kiến thức về kinh doanh nhưng trong chương trình chính khóa lại không có bộ môn này. Các tài liệu trên mạng hầu hết lại bằng tiếng Anh, do đó rất khó để tiếp cận.
Vì vậy, dự án ra đời với mục đích đưa những kiến thức về kinh tế trở nên gần gũi hơn với những học sinh cấp 3. Tại đây, học sinh có thể lắng nghe các chuyên gia tài chính chia sẻ kiến thức thông qua các buổi talkshow, với các chủ đề chính như về thị trường chứng khoán Việt Nam, các công việc trong ngành tài chính và triển vọng phát triển Fintech tại Việt Nam. Hoạt động này cũng đã thu hút đông đảo học sinh tham dự.
Làm nhiều hoạt động một lúc, nữ sinh trường Ams cho rằng điều đó không làm em cảm thấy "lộn xộn" vì "quan trọng nhất vẫn là sắp xếp thời gian để làm được nhiều việc một cách hiệu quả".
Hiện tại, ngoài việc học, Phương Linh còn làm trợ lý cho một tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề vaccine. Thời gian tới, nữ sinh 18 tuổi dự định sẽ chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thử sức thêm một vài lĩnh vực mới trước khi sang Mỹ.
Bí quyết đỗ học bổng 6,6 tỷ của 'nữ sinh không giải thưởng' Giành được học bổng hơn 6,6 tỷ đồng trong 4 năm đến Mỹ, nhưng Ngọc Anh nói em từng khá lo khi hồ sơ không có thành tích này, giải thưởng kia. Điều em thuyết phục hội đồng tuyển sinh là chứng minh được 'mình là người thế nào'. Cuối tháng 12, Lê Ngọc Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên...