Ukraina: Hàng nghìn người cực đoan biểu tình ở Maidan, tuyên bố giai đoạn mới của cách mạng
Tới 6.000 người ủng hộ phong trào cánh hữu Right Sector (Pravy Sector) dân tộc cực đoan của Ukraina đã tập trung ở trung tâm Kiev hôm qua 21.7, kêu gọi chính phủ từ chức.
Cuộc mít tinh này đánh dấu “một giai đoạn mới của cách mạng Ukraina”, như tuyên bố của thủ lĩnh phe cánh hữu Dmitry Yarosh.
Những người cực đoan đã diễu hành khắp trung tâm thủ đô Ukraina chiều qua và tập trung ở Maidan (Quảng trường Độc lập). Những người biểu tình mặc quần áo rằn ri, vẫy những lá cờ hai màu đen đỏ của Quân đội Nổi dậy Ukraina (UIA) và hô khẩu hiệu “Cái chết cho kẻ thù” – hãng thông tấn Nga TASS đưa tin.
Phát biểu ở Maidan, lãnh đạo phe cánh hữu Dmitry Yarosh nói rằng nhóm này “đang thể hiện rằng chúng ta là một lực lượng cách mạng có kỷ luật”, đang “mở ra giai đoạn mới của cách mạng” với cuộc biểu tình này.
“Người dân phải lên tiếng về thái độ của họ với những gì xảy ra ở đất nước… chính phủ cần biết rằng nếu nhân dân không hài lòng, chính phủ đó phải ra đi”- ông Yarosh nói. Nếu phe cánh hữu không được trao quyền tổ chức trưng cầu dân ý, lúc đó họ sẽ lập ra ủy an bầu cử của họ và “sẽ bỏ phiếu một cách độc lập trên toàn lãnh thổ Ukraina” – ông nói.
Những người dân lao động bình thường cũng tham gia cuộc biểu tình để tỏ ý không hài lòng với điều mức sống nghèo khó ở đất nước dưới thời Tổng thống Poroshenko.
“Ukraina đang trong tình trạng cực kỳ tồi tệ, tình hình kinh tế tồi hơn nhiều so với 2 năm trước dưới thời Yanukovich” – đài RT của Nga dẫn lời nhà báo Neil Clark từ London. Việc người dân xuống đường là điều đoán trước được – ông nói.
Clark cũng nhận xét rằng những người dân tộc cực đoan có thể góp phần làm bất ổn thêm tình hình, khi mà Tổng thống Poroshenko giờ đây “tấn công chính những người đã dựng ông ta lên”.
Khối cánh hữu đã tham gia vào cuộc cách mạng lần trước ở Ukraina, và từ đó đến nay đã tham chiến trong cuộc xung đột ở đông Ukraina. Những tiểu đoàn vũ trang hạng nặng trước đó từng lên án lệnh ngừng bắn Minsk giờ đây kêu gọi phong tỏa Donbass trong cuộc biểu tình ngày hôm qua.
Trước đó, hôm 19.7, tại Kiev cũng diễn ra cuộc tuần hành lớn với chừng 2.000 người tham gia để phản đối giá nhà ở và tiện ích công đắt đỏ. Một cuộc tuần hành tương tự cũng được tổ chức ở thành phố Dnepropetrovsk ở trung Ukraina, nơi hàng chục người biểu tình, chủ yếu là người cao tuổi, chặn đường phố và đòi Tổng thống Poroshenko từ chức.
Video đang HOT
Theo V.N/RT
Lao Động
Nhóm Cánh hữu nổi loạn ở miền Tây báo hiệu thách thức mới với Kiev
Trong khi miền Đông Ukraine vẫn bất ổn liên miên thì tại miền Tây, nhóm cánh hữu lại bắt đầu nổi loạn khiến Kiev lao đao với sức ép từ 2 phía.
Miền Tây bất ngờ "nổi loạn"
Trong một diễn biến mới đây, ngày 11/7, phe cánh hữu (Right Sector) và cảnh sát ở thị trấn Mukacheve đã đấu súng ầm ĩ ở thị trấn Mukacheve, miền Tây Ukraine khiến nhiều người thương vong, báo hiệu những bất ổn mới đang chờ đợi Kiev.
2 thành viên cánh hữu chết ngay lập tức và 4 người khác bị thương. Về phía cảnh sát, 6 người bị thương nặng. Chưa kể 3 dân thường bị trúng đạn.
Sau vụ nổ súng, nhóm cánh hữu đã đổ lỗi cho phía cảnh sát đã thực hiện cuộc tấn công nhắm vào thành viên của nhóm.
Một thủ lĩnh cực hữu Right Sector ở Kirovograd (phải) tuyên thệ. (Ảnh:Sputnik)
Nhóm này cũng yêu cầu bắt giữ một quan chức địa phương tên là Mykhailo Lanyo, người mà phe cánh hữu tin là có liên quan trực tiếp tới vụ đấu súng, cũng như tất cả các cảnh sát đã tham gia vào vụ việc hoặc có liên quan.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 12/7, hàng trăm người ủng hộ Right Sector đã tập trung ở trung tâm Kiev và nhiều thành phố khác kêu gọi Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov từ chức và phản đối chính sách của chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko.
Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi thư ký báo chí của tiểu đoàn số 12 của phe cực hữu, ông Alekxey Byk tuyên bố, nếu cần phong trào cực đoan này có thể điều động binh sỹ của mình thuộc các tiểu đoàn dự bị ở Kiev, cũng như thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh Kiev và miền Tây Ukraine.
Nhóm Right Sector nổi lên là một liên minh của những thành phần chủ nghĩa dân tộc quá khích, cực đoan được thành lập năm 2013. Nhóm Right Sector đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng thực hiện cuộc nổi dậy Maidan hồi đầu năm ngoái.
Nhóm Right Sector nổi danh là một trong những thành phần hung hăng nhất trong các cuộc giao tranh đường phố dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Yanukovych. Nhóm này cũng là thành phần chiến đấu ác liệt nhất với phe đối lập ở miền Đông Ukraine và từng đòi Tổng thống Poroshenko xóa bỏ thỏa thuận hòa bình Minsk.
Người ta tin rằng nhóm Right Sector là thủ phạm đứng đằng sau vụ thảm sát ở Odessa hồi tháng 5/2014. Đây là vụ thảm sát khiến hàng chục dân thường ở miền đông Ukraine thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống lại chính sách của chính quyền Kiev mới.
Miền Đông vẫn chưa yên
Trong khi đó, xung đột tại miền Đông Ukraine tiếp tục có dấu hiệu xấu đi khi cả hai phe chính phủ và lực lượng đối lập đều có động thái tập trung vũ khí hạng nặng đến các khu vực giáp giới tuyến.
Tình hình càng thêm căng thẳng khi cựu Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Đại sứ vừa được bổ nhiệm của Ukraine tại Mỹ, ông Valeri Chalyn ngày 13/7 cho biết, Ukraine đang nhận được sự hỗ trợ vũ khí từ hơn 10 nước phương Tây, kể cả vũ khí gây sát thương.
Ông Chalyn nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận được vũ khí từ hơn 10 nước phương Tây, kể cả vũ khí sát thương, và không ai có quyền cấm nước Ukraine nhận những vũ khí đó".
Binh sĩ Ukraine tại vùng Rostov. (Ảnh: Sputnik)
Đại sứ Ukraine tại Mỹ đồng thời cho biết, cùng với các nước phương Tây, Washington cũng cung cấp các phương tiện kỹ thuật quân sự cho Kiev như thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát đêm, thiết bị y tế, radar dẫn đường pháo binh, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống robot, trong đó có robot rà phá bom mìn, dữ liệu tình báo vệ tinh". Ông Chalyn khẳng định, Ukraine có mọi khả năng "rất nhanh chóng có được các khối lượng vũ khí cần thiết".
Trước đó, ngày 9/7, Sputnik thông tin, chính quyền Ukraine đang đẩy mạnh sản xuất vũ khí hiện đại. Sputnik dẫn lời Giám đốc hãng công nghiệp quốc phòng Ukroboronprom, ông Roman Romanov cho biết, trong năm qua, quân đội Ukraine đã có gần 4.000 đơn vị vũ khí mới và vũ khí được nâng cấp. Trong số đó có 105 xe tăng và xe bọc thép, gần 3.000 rocket, 605 hệ thống tên lửa và pháo binh, 459 thiết bị liên lạc radio, gây nhiễu điện tử và định vị.
Các chuyên gia nhận định, việc Ukraine gia tăng vũ khí hạng nặng không thể khiến đất nước này có thể dẹp tan bất ổn mà chỉ càng khiến mọi việc thêm tệ hại hơn. Dường như mọi việc đang theo diễn biến xấu đi đối với chính quyền của ông Poroshenko.
Ukraine lao đao trước sức ép từ hai phía
Dù Kiev liên tục "mạnh miệng" công bố loạt vũ khí khủng mà mình được hỗ trợ, nhưng kỳ thực quân đội Ukraine lại không đủ sức mạnh và lực lượng để chống cự với những bất ổn đang ngày càng gia tăng.
Hơn 1.400 quân nhân Ukraine đã hy sinh kể từ khi Kiev tuyên bố chiến tranh chống lại lực lượng đòi ly khai ở Đông Ukraine ngày 7/4/2014. Quân số binh sỹ Ukraine lại càng thâm hụt nhiều hơn nữa khi nhiều người Ukraine đang trốn tránh nghĩa vụ quân sự của mình.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko từng thất vọng cho biết chỉ trong năm 2014, quân đội Ukraine đã bị thâm hụt lực lượng lớn khi gần 30% quân nhân dự bị "lẩn trốn" lần tổng động viên quân sự đầu tiên ngày 17/3.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đối mặt với thách thức mới. (Ảnh: AP)
Trong thời gian qua, Quốc hội Ukraine đã thông báo 6 lần tổng động viên quân sự và đến cuối năm 2014, quân số của nước này cũng đã tăng từ 130.000 thành 232.000 người.
Nhiều người Ukraine đã lên án mạnh mẽ các cuộc tổng động viên quân sự và lựa chọn ra nước ngoài để làm việc hoặc cư trú tạm. Trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết hiện có 2,5 triệu người Ukraine trong đó gần 1,3 triệu người đủ tiêu chuẩn nhập ngũ đã đến Nga.
Với quân số như vậy, nhiều nhà phân tích dự đoán, Ukraine khó lòng có thể sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết được khủng hoảng đến từ cả miền Tây và miền Đông này.
Trước mắt, Sputnik News đưa tin, chính quyền ông Petro Poroshenko đã điều xe bọc thép đến thị trấn Mukachevo, miền tây Ukraine, nơi xảy ra đọ súng giữa cảnh sát và các tay súng cánh hữu Right Sector. Tất nhiên, đây sẽ chỉ là giải pháp tạm thời của ông Poroshenko bởi muốn nếu thực sự chấm dứt khủng hoảng, ông Poroshenko sẽ cần đến biện pháp khác mang tính bền vững và lâu dài hơn, đó là lấy lại niềm tin của nhân dân Ukraine.
Còn nhớ, vào đúng ngày 6/6/2015, tròn 1 năm ông Petro Poroshenko lên nắm chính quyền, một cuộc biểu tình đã nổ ra ở trung tâm thủ đô Kiev với khẩu hiệu "Đả đảo chính quyền bất lực!". Hơn 3.000 người đã tập trung đòi tổng thống từ nhiệm và phê phán chính sách kinh tế của chính phủ Ukraine.
Các áp phích trên tay những người biểu tình trong ngày kỷ niệm tròn một năm ông Poroshenko nhậm chức nêu rõ những gì mà người dân Ukraine chờ đợi ở chính phủ: "Tăng lương hưu!", "Người nước ngoài ra khỏi chính quyền!", "Đả đảo chính phủ vô dụng!", "Phế truất Poroshenko!", "Chấm dứt nạn đói năm 2015".
Nếu chính quyền Ukraine vẫn không thể đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong thời gian tới, e rằng cuộc biểu tình ở Kiev sẽ không dừng ở đó và bất ổn ở miền Tây lẫn miền Đông Ukraine sẽ ngày càng leo thang./.
Theo Phương Chi/VOV.VN
Ukraine: Cánh hữu huy động 10.000 lính "nghênh chiến" với chính quyền Lực lượng cánh hữu Ukraine (Right Sector) đe dọa sẽ cho triển khai tất cả các tiểu đoàn vũ trang "nếu cần thiết" để buộc Kiev chấp thuận các yêu sách, trong bối cảnh đối đầu giữa chính quyền với phái dân tộc cực đoan leo thang ở miền Tây. Phát biểu trước báo giới ở Kiev hôm 12/7, phát ngôn viên Right...