Tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội: “Nóng” do chỉ tiêu tuyển sinh ít?
Thi vào lớp 10 ở Hà Nội, nếu thí sinh chọn 1 nguyện vọng duy nhất thì có thể chọn 1 khu vực tuyển sinh bất kỳ không liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Một lớp học của Trường THPT Việt Đức.
“ Nóng” hay không là do suy nghĩ của mỗi người
Theo TS Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nếu thí sinh chọn 2 nguyện vọng thì phải chọn cùng 1 khu vực tuyển sinh. Tuy nhiên, gia đình phải làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh và có xác nhận của trường THCS nơi các em đang theo học.
Ngoài ra, theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, những thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập thì phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Theo quy định, thí sinh thi vào lớp 10 các trường THPT công lập có tối đa 3 nguyện vọng. Ngoài ra, các em có thể đăng ký dự thi các trường THPT chuyên và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường dân lập.
Trước quan niệm của nhiều người, thi trượt đại học thì có thể làm lại hoặc tự lập được cuộc sống, còn thi trượt vào lớp 10 trường công lập thì coi như là thất bại; TS Nguyễn Bội Quỳnh cho rằng, các em không nên tự tạo áp lực cho mình, mà cần biến áp lực thành động lực trong học tập. Quan niệm trên là không chính xác.
“Chúng ta có nhiều mô hình để các em theo học lớp 10. Ngoài hệ thống các trường công lập, các em có thể theo học ở các trường dân lập hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, tùy vào khả năng học tập của bản thân mình” – TS Nguyễn Bội Quỳnh chia sẻ.
Là hiệu trưởng của một trong những trường “top đầu” của Hà Nội, TS Nguyễn Bội Quỳnh ít nhiều cũng cảm nhận được độ “nóng” của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đôi khi nguyện vọng của cha mẹ vô hình trung đã tạo áp lực cho con em mình.
TS Nguyễn Bội Quỳnh
Video đang HOT
Chọn những trường vừa với sức học
“Theo tôi, điều cần làm bây giờ, các bậc cha mẹ hãy tạo một môi trường tốt nhất cho con em chúng ta học tập sao cho hiệu quả. Cha mẹ nên động viên, đồng hành, chia sẻ cùng các con, để các con có niềm tin, động lực, tin tưởng vào năng lực của chính mình và tìm được phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân” – TS Nguyễn Bội Quỳnh khuyến cáo, đồng thời cho biết:
Hàng năm, có khoảng 62% học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT công lập, còn lại là vào các trường THPT công lập tự chủ, các trường dân lập và trung tâm giáo dục thường xuyên. Vì thế, nếu nói kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội “nóng” do chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập quá ít là không phù hợp.
Theo lãnh đạo Trường THPT Việt Đức, “nóng” hay không là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Nếu các bậc cha mẹ muốn con em mình thi đỗ vào những trường “tốp đầu” thì sức “nóng” sẽ cao. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc, tư vấn cho con em mình lựa chọn những trường vừa với sức học của bản thân để không bị “nóng”!
Chia sẻ về đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, TS Nguyễn Bội Quỳnh cho hay: Nội dung và định hướng ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội đã được các thầy, cô nắm rõ theo hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội. Cấu trúc đề thi cũng được phổ biến để các nhà trường nắm được và sẽ giống như những năm trước. Các em cứ bình tĩnh, nắm chắc kiến thức, ôn tập cẩn thận để tự tin bước vào kỳ thi sắp tới.
Ở giai đoạn “tăng tốc” như hiện nay, TS Nguyễn Bội Quỳnh lưu ý học sinh cần biết cách học như: Biết cách tư duy các bài giảng của thầy, cô trên lớp; Chăm chỉ làm bài tập, ôn luyện các dạng đề thi theo hướng dẫn của nhà trường; Học đến đâu, chắc đến đấy, sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, thầy cô những nội dung bài học mà mình chưa nắm chắc.
“Thời điểm này, ngoài việc học tập, các em hãy tự tạo cho mình khoảng thời gian thư giãn để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bước vào kỳ thi” – TS Nguyễn Bội Quỳnh khuyến nghị.
“Đăng ký xét tuyển vào trường THPT Việt Đức không cần thành tích hay năng lực gì đặc biệt. Điều quan trọng là các em hãy chăm chỉ học tập để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới”. TS Nguyễn Bội Quỳnh
Ôn thi vào lớp 10: Chắc kiến thức, chuẩn kỹ năng sẽ đạt kết quả cao
Tuyển sinh vào lớp 10, mỗi địa phương có phương thức thi khác nhau. Song dù phương thức thi như thế nào thì điều quan trọng nhất với học sinh là giành được tấm vé vào học đúng trường THPT theo nguyện vọng.
Cô và trò Trường THPT Việt Đức (Hà Nội).
Vì vậy, việc chọn đúng nguyện vọng và ôn luyện vững vàng kiến thức các môn thi, nắm chắc kỹ năng làm bài thi luôn là những yếu tố quyết định cơ hội trúng tuyển của học sinh.
Biến áp lực thành động lực trong học tập
TS Nguyễn Bội Quỳnh- Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội nhận định: Hàng năm, Hà Nội có khoảng 62% học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT công lập, còn lại là vào các trường THPT công lập tự chủ, trường ngoài công lập và trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên. Vì thế, nếu nói kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội "nóng" do chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập quá ít là không phù hợp.
Theo cô Quỳnh, "nóng" hay không là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Nếu các bậc cha mẹ muốn con em mình thi đỗ vào những trường "tốp đầu" thì sức "nóng" sẽ cao. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc, tư vấn cho con em mình lựa chọn những trường vừa với sức học của bản thân để không bị "nóng".
Để học sinh lựa chọn được những trường phù hợp với năng lực, điều kiện, cô Lưu Thị Hà Phương- Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Quận 3, TPHCM chia sẻ: Chọn nguyện vọng là các trường THPT gần nơi cư trú để chắc chắn tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển vì học sinh đỗ nguyện vọng nào phải học nguyện vọng đó, không được thay đổi nguyện vọng sau khi đã trúng tuyển (không được xin chuyển trường sau khi đã trúng tuyển).
Học sinh không nên đặt cả 3 nguyện vọng vào cùng 1 trường (vì ở mỗi trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 sẽ cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 sẽ cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm). Do đó, nếu đăng kí 3 nguyện vọng cùng 1 trường, khi trượt nguyện vọng 1 thì đồng nghĩa sẽ trượt hết 3 nguyện vọng.
Học sinh khối 9 Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Quận 3, TP.HCM trong giờ học môn Toán.
Bên cạnh đó, các em không được đặt nguyện vọng ngược, tức là dựa theo điểm chuẩn tuyển sinh hằng năm (thầy cô sẽ có thống kê cho học sinh tham khảo), trường thường có điểm chuẩn cao đặt ở nguyện vọng 2 trong khi trường có điểm chuẩn thấp hơn lại đặt ở nguyện vọng 1. Như vậy, khi trượt nguyện vọng 1 sẽ đồng nghĩa mất luôn nguyện vọng 2.
Theo TS Nguyễn Bội Quỳnh, các em học sinh không nên tự tạo áp lực cho mình, mà cần biến áp lực thành động lực trong học tập. Quan niệm thi trượt đại học thì có thể làm lại hoặc tự lập được cuộc sống còn thi trượt vào lớp 10 trường công lập thì coi như là thất bại là không đúng. Chúng ta có nhiều mô hình để theo học lớp 10 như: ngoài hệ thống các trường công lập, trung tâm giáo dục nghệ nghiệp- giáo dục thường xuyên, trường nghề... tùy vào khả năng học tập của bản thân mình.
Thầy, trò cùng nỗ lực
Cô Phạm Thị Ngọc Thúy, Trưởng bộ môn Lịch sử, Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: "Việc Hà Nội tiếp tục chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 tại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay nằm trong dự kiến 6 môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD sẽ chọn là môn thi thứ 4, chúng tôi thấy đây là một sự thuận lợi lớn cho cả giáo viên và học sinh.
Về phía giáo viên, chúng tôi đã có sự chủ động ngay từ đầu năm học, tâm thế luôn sẵn sàng. Trên cơ sở nội dung đã ôn tập cho học sinh từ lần thi trước, nhà trường và giáo viên nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống kiến thức và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho từng chuyên đề. Việc tổ chức ôn tập cho học sinh diễn ra đảm bảo theo tiến độ chương trình cũng như kế hoạch giáo dục của nhà trường với mục tiêu giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản để đạt kết quả cao khi bước vào kỳ thi.
Về phía học sinh, các em đã có sự chuẩn bị về mặt tâm lý từ trước, không coi môn Lịch sử là môn phụ, nên chủ động lĩnh hội kiến thức từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Các em cũng đã được cọ sát thông qua các đợt kiểm tra giữa kì và cuối kì".
Học sinh lớp 9 Trường THCS Chu Văn An tranh thủ ôn bài sau mỗi giờ học.
Cũng như vậy, nói về sự điều chỉnh trong phương thức thi vào lớp 10 năm nay của TP Hồ Chí Minh, cô Lưu Thị Hà Phương- Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh nhận địnhh: Việc thay đổi về thời gian thi của môn Tiếng Anh từ 60 lên 90 phút và cách tính điểm hệ số 1 cả ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh không có ảnh hưởng gì đến kế hoạch dạy, học và định hướng ôn tập cho học sinh lớp 9.
Tuy nhiên, đối với một số học sinh do vẫn có chủ quan, lơ là với bộ môn tiếng Anh (chủ yếu tập trung Toán, Ngữ văn vì đây là 2 môn thi những năm trước đều được tính hệ số 2) thì việc thay đổi sẽ làm cho các em gặp một chút khó khăn trong ôn tập. Vì thế, các em này cần phải dành nhiều thời gian hơn để củng cố kiến thức đã học và làm quen với dạng đề minh hoạ với bộ môn này.
Cô Phương nhấn mạnh, học sinh phải học tập đều cả 3 môn, không có tư tưởng dùng môn này để kéo điểm cho môn khác ở kỳ thi tuyển sinh 10.
Cô Phạm Thị Ngọc Thúy cho rằng, thi vào 10 môn Lịch sử, Hà Nội sử dụng các đề thi trắc nghiệm khách quan với kiến thức phủ rộng, bao trùm, các câu hỏi đa lựa chọn, với các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng nên các yếu tố đoán mò may rủi giảm đi; giảm thiểu hiện tượng học tủ, học lệch.
Một trong những sai lầm đáng lo ngại của học sinh hiện nay chính là "học tủ, học vẹt" khiến các em nhầm lẫn giữa nội dung các sự kiện với nhau. Thường các đáp án trong bài thi có phần tương tự, thí sinh không nắm vững kiến thức rất dễ chọn đáp án sai.
Việc học vẹt, học tủ, chọn đáp án dựa vào may rủi sẽ không mang lại kết quả cao trong kì thi. Các em cần khắc phục cách học đối phó này để vừa tích lũy kiến thức toàn diện cho bản thân, vừa đạt kết quả cao khi làm bài, cơ hội có được tấm vé vào lớp 10 trường THPT theo nguyện vọng sẽ rộng mở hơn.
Cô Thúy chia sẻ: Giáo viên luôn nỗ lực tổ chức ôn tập cho các em một cách phù hợp nhất, học phần nào chắc phần đó. Về phần mình, các em cần chuẩn bị tốt kiến thức bằng cách học đầy đủ chương trình và học nhóm, kiểm tra kiến thức lẫn nhau trong nhóm.
Ngoài thời gian học tập trên lớp, được sự hướng dẫn của các thầy cô, các em hãy dành cho mình thời gian tự ôn luyện đề ở nhà. Tự ôn luyện đề là một cách học giúp các em ghi nhớ kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài và làm quen các dạng câu hỏi trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề thi.
TS Nguyễn Bội Quỳnh lưu ý: Trong quá trình ôn thi và làm bài thi vào lớp 10, thí sinh thường mắc một số lỗi như: Không cẩn thận đọc kỹ đầu bài; vội vàng trong tính toán; chưa chủ động phân bố thời gian khi làm bài; làm theo thứ tự từ trên xuống dưới mà không chọn lọc câu dễ làm trước, câu khó làm sau; chưa nắm chắc ngữ liệu và tư liệu với các môn xã hội (Ngữ văn, Lịch sử)...
Các em cần khắc phục những lỗi mất điểm này qua rẻn các kỹ năng: Biết cách tư duy các bài giảng của thầy, cô trên lớp; Chăm chỉ làm bài tập, ôn luyện các dạng đề thi dựa theo hướng dẫn của nhà trường; Học đến đâu, chắc đến đó... Đặc biệt, trong thời điểm này, ngoài việc học tập, các em hãy tự tạo cho mình khoảng thời gian thư giãn để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bước vào kỳ thi.
"Ôn thi vào lớp 10: Chắc kiến thức - Chuẩn kỹ năng" Các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến sẽ trao đổi, giải đáp những thông tin hữu ích về các quy định tuyển sinh vào lớp 10 tới phụ huynh, học sinh. Giao lưu diễn ra tại Báo Giáo dục và Thời đại từ 14h đến 15h30 ngày 15/4. Chương trình có sự tham gia của các khách mời: - TS Nguyễn...