Tuyển sinh thời… “bình thường mới”
Từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020, đồng thời rút kinh nghiệm mùa tuyển sinh năm ngoái, nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng quyết định sẽ điều chỉnh phương thức tuyển sinh trong năm nay.
Học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021 tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ảnh: DUYÊN PHAN
Vận dụng linh hoạt hơn
Theo đề án tuyển sinh năm 2021 được công bố, có thể thấy ở nhóm trường ngoài công lập, xu hướng chính vẫn là dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT (chiếm tới 60%), nhưng con số này đã giảm dần so năm trước (năm 2020, nhiều trường vẫn dành tới 70% cho phương thức này). Chẳng hạn, tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP Hồ Chí Minh, năm 2021, trường sẽ tuyển sinh theo bốn phương thức, trong đó phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vẫn chiếm ưu thế với khoảng 65% tổng số chỉ tiêu.
Tương tự, Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech) cũng duy trì bốn phương thức xét tuyển đối với 6.600 chỉ tiêu cho 50 ngành ĐH chính quy, nhưng phần lớn (65% chỉ tiêu) vẫn dành cho xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông nhà trường, cho biết: Năm nay, trường vẫn ưu tiên chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, năm nay trường có hai phương thức xét tuyển theo học bạ gồm: Phương thức xét tuyển học bạ ba học kỳ (gồm hai học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), thí sinh cần có tổng điểm trung bình đạt từ 18 điểm trở lên; và phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn, thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Đây là hai phương thức giúp thí sinh “giữ vé” vào ĐH trước khi tổng kết lớp 12. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ ba học kỳ ngay từ ngày 1-3 để được ưu tiên xét tuyển, sớm “chắc suất” vào ĐH.
Trong khi đó, ở khối trường ĐH công lập, phần lớn các trường lại có xu hướng tăng chỉ tiêu xét học bạ, giảm dần chỉ tiêu kết quả thi tốt nghiệp THPT. Là trường có tổng chỉ tiêu lớn tốp đầu ở TP Hồ Chí Minh (khoảng 7.000-8.000 sinh viên mỗi năm), Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh dự kiến năm nay sẽ tuyển sinh theo bốn phương thức với phân nửa chỉ tiêu dành để xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Khoảng 30% số chỉ tiêu được dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12 với ngưỡng nhận hồ sơ ít nhất 20 điểm. 20% số chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và xét tuyển thẳng.
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh năm nay cũng tăng chỉ tiêu dành xét học bạ. Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông của trường này thông tin: Năm 2021, nhà trường vẫn sử dụng bốn phương thức xét tuyển với 3.500 chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo các tổ hợp môn chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 50%, tiếp đến là xét tuyển học bạ THPT các năm với cao nhất 40% chỉ tiêu.
Bớt “phụ thuộc” vào kết quả thi tốt nghiệp THPT
Tại Trường ĐH Văn Lang, năm nay trường tuyển 7.000 chỉ tiêu cho 50 ngành. Theo đề án tuyển sinh công bố, trường sử dụng năm phương thức tuyển sinh: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét học bạ THPT; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu và xét tuyển thẳng.
Trong đó, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30% chỉ tiêu, ngược lại xét học bạ lên tới 60% chỉ tiêu; 5% chỉ tiêu tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và 5% chỉ tiêu sẽ xét tuyển thẳng.
“Năm nay, trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 1-3 đến 30-4 (đợt 1) để tạo điều kiện cho các em dự tuyển theo học bạ nộp sớm. Do tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp nên để tạo điều kiện cho các em, chúng tôi sẽ xét tuyển online, các em đăng ký trên website nhà trường, gửi hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc tới trường đăng ký cũng được”, TS Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho hay.
Trường ĐH Tài chính – Marketing tại TP Hồ Chí Minh năm nay cũng dành tới 60% cho xét tuyển theo học bạ. Cụ thể, phương thức xét tuyển đầu tiên của trường là ưu tiên xét tuyển thẳng (không hạn chế chỉ tiêu); kế đến là xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (tối đa 60% chỉ tiêu), trong đó ưu tiên xét tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập THPT với 40% chỉ tiêu và xét tuyển theo học bạ THPT với 20% chỉ tiêu; tiếp nữa là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2021 (tối đa 15% chỉ tiêu) và cuối cùng mới là phương án xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (số chỉ tiêu còn lại của chương trình sau khi hoàn tất xét các đối tượng của các phương thức trên).
ThS Nguyễn Thái Châu – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp của trường cho hay: “Năm nay, nhà trường dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả học tập THPT, nhưng có thể điều chuyển chỉ tiêu tuyển sinh giữa các chương trình đào tạo hoặc các ngành đào tạo dựa trên kết quả xét tuyển theo từng phương thức tuyển sinh”.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH công lập nhận định, ba năm trở lại đây, các trường ĐH đã phát huy tính tự chủ, có nhiều phương thức tuyển sinh, không phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như trước. Đặc biệt, năm nay nhìn vào xu hướng các trường điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nguyên nhân là bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 không còn độ khó, độ phân hóa của đề thi giảm nên xu hướng sẽ lựa chọn theo học bạ, vừa có thể có đánh giá sát hơn học lực, vừa bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh trong trạng thái “bình thường mới”.
“Trên thực tế, nếu có điều kiện các trường sẽ chọn phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức, hoặc tổ chức kỳ thi riêng chứ không còn mặn mà với kỳ thi tốt nghiệp THPT như những năm trước”, vị này phân tích.
Được hỏi về kế hoạch tuyển sinh năm nay, ThS Phạm Thái Sơn – Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh (HUFI) cũng cho biết: “Do tình hình dịch Covid-19 vẫn phức tạp nên chưa biết thế nào. Nhiều khả năng nhà trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu từng phương thức cho phù hợp thực tế”.
Tuyển sinh 2021: Trường ngoài công lập tăng chỉ tiêu xét điểm thi THPT
Đến thời điểm này mới chỉ có một số trường công bố đề án tuyển sinh năm 2021. Tuy nhiên, nhìn vào phương thức những trường ĐH ngoài công lập có thể thấy phương thức xét bằng điểm thi THPT vẫn được ưu tiên.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được các trường tin tưởng và đánh giá cao nhất về kết quả. Ảnh minh họa
Hơn 50% tổng chỉ tiêu cho xét điểm thi THPT
Theo đề án tuyển sinh 2021 công bố, Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM dành đến 65% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi THPT năm 2021. Hai trường cũng dành 30% (phương thức 3 & 4) tổng chỉ tiêu để xét tuyển học bạ THPT.
Tương tự, Trường ĐH Gia Định cũng dành gần 50% tổng chỉ tiêu năm 2021 cho hình thức xét bằng điểm thi kỳ thi THPT và 50% chỉ tiêu cho phương thức xét bằng học bạ trong tổng số 2.500 chỉ tiêu của mình.
Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương có kế hoạch tuyển 1.150 chỉ tiêu theo 3 phương thức xét tuyển. Trong đó, 2 phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét học bạ THPT vẫn là 2 phương thức chiếm tỉ lệ lớn với tổng chỉ tiêu dự kiến hơn 90%.
Trường ĐH Văn Lang cũng sử dụng 5 phương thức tuyển sinh năm 2021 cho 7.000 chỉ tiêu của trường. Trong đó, 2 phương thức xét bằng điểm thi THPT và học bạ THPT chiếm tới 90% tổng chỉ tiêu, với 60% xét học bạ và 30% xét điểm thi THPT.
Trường ĐH Mở TPHCM dự tính tuyển sinh vào năm 2021 thì trường xét tuyển bằng 6 phương thức cho 4.500 chỉ tiêu. Theo đại diện phòng tuyển sinh Nhà trường, phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ vẫn là các phương thức dự kiến chiếm tỉ lệ lớn tổng chỉ tiêu của nhà trường trong năm 2021. Năm 2020, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT được điểu chỉnh theo hướng tăng chỉ tiêu.
Sinh viên HUTECH trong phòng thì nghiệm.
Bảo đảm tính ổn định trong xét tuyển
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) nhìn nhận; Phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức có tỉ lệ ổn định nhiều năm qua trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Vì lẽ đó, HUTECH tiếp tục giữ chỉ tiêu này trong năm 2021 để thí sinh không phải bất ngờ.
"Mục tiêu của nhà trường là giữ tính ổn định, tránh gây xáo trộn nhiều để thí sinh có thời gian tìm hiểu thông tin về ngành đào tạo, môi trường đào tạo, hướng phát triển của ngành nghề hơn. Chứ mình cứ thay đổi nhiều phương thức xét tuyển sẽ làm các em lo lắng, mất thời gian tìm hiểu"- Th.s Dung nói.
Theo TS Trịnh Hữu Chung - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, việc các trường đại học ngoài công lập nhiều năm nay vẫn dành phần lớn tổng chỉ tiêu để xét tuyển ở 2 phương thức, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ THPT vì tính ổn định và tính toàn diện của hai phương thức trên.
"Thực tế việc các thí sinh học tập thế nào trong suốt 3 năm học THPT đều đã được phản ánh bằng kết quả tổng kết từng môn, từng khối ngành qua từng cấp lớp. Tương tự, điểm thi tốt nghiệp THPT đến bây giờ vẫn là căn cứ lớn nhất để các trường đại học dựa vào đó để xét tuyển, bởi kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, dưới sự giám sát của toàn xã hội.
Vì vậy, xu hướng xét tuyển năm 2021 về cơ bản sẽ ít có sự xáo trộn, các trường dù cơ chế tự củ gần như đã được mở rộng toàn diện nhưng họ vẫn xác định các phương thức trên là tối ưu nên dành phần lớn chỉ tiêu để xét"- TS Chung cho biết thêm.
Ba trường đại học nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ 1/3 Nhiều trường ĐH nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét điểm học bạ từ ngày 1/3. Với cách thức này các trường chỉ tính điểm của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I năm 12) hoặc tính điểm 3 môn của tổ hợp xét tuyển. Ảnh minh họa Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh...