Những lưu ý cho thí sinh xét tuyển khối ngành sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đang được thí sinh quan tâm nhiều, đặc biệt sau 1 năm cả thế giới trải qua dịch Covid-19.
Đại diện các trường tham gia chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều 2.3 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chính vì thế, nhiều thông tin hữu ích về xét tuyển khối ngành này đã được đại diện các trường ĐH thông tin đến thí sinh trong chương trình trực tuyến Chọn ngành cho tương lai.
Chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức với sự tài trợ của THACO, được phát trực tiếp trên các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên vào chiều 2.3.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Mở thêm nhiều ngành mới
Tại chương trình tư vấn, đại diện các trường ĐH cho biết năm nay riêng đối với khối ngành khoa học sức khỏe , các trường đã mở thêm những ngành mới mà thí sinh cần lưu ý.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân , cho biết đối với khối ngành sức khỏe , từ năm 2020 có điểm thay đổi nhỏ là Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH sử dụng phương thức xét học bạ, trong đó có thêm điều kiện ràng buộc là bên cạnh tốt nghiệp loại giỏi năm 12 thì cho phép điểm xét tốt nghiệp từ 8.0 trở lên. Mặc dù đây là điểm nhỏ nhưng lại rất quan trọng với các thí sinh và có ưu thế cho những em đã có chiến lược đầu tư học khối ngành sức khỏe ngay từ đầu.
Tiến sĩ Hải thông tin nhà trường vẫn giữ 3 phương thức xét tuyển là xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT và xét học bạ. Ngoài ra, năm nay trường có thêm một phương thức mới là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
“Năm nay, trường dự kiến mở mới 2 ngành khối khoa học sức khỏe là y học cổ truyền , kỹ thuật y sinh và quản trị bệnh viện. Khi xét học bạ với khối ngành khoa học sức khỏe, thí sinh lưu ý xét vào ngành điều dưỡng thì phải tốt nghiệp loại khá, y khoa và dược phải tốt nghiệp giỏi. Vì vậy, với khối ngành này, thí sinh phải chờ khi đã học xong lớp 12 mới nên đăng ký xét tuyển”, tiến sĩ Hải thông tin.
Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang , cho biết năm nay trường không có nhiều thay đổi và vẫn có 5 phương thức xét tuyển nhưng riêng với khối ngành khoa học sức khỏe thì chỉ áp dụng 4 phương thức là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo quy định.
Tiến sĩ Tuấn cũng thông tin đối với khối ngành sức khỏe, hiện nay nhà trường có 4 ngành tuyển sinh là: răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm và dự kiến mở 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền .
Đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Truyền thông, cũng cho biết ngoài các ngành đào tạo như các năm thì năm nay ở khối khoa học sức khỏe, trường dự kiến mở 2 ngành mới là điều dưỡng và xét nghiệm y học. Trường sẽ xét tuyển theo các phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và xét học bạ.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thảo My, Trưởng ban Đào tạo Khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết trường vẫn giữ 5 phương thức xét tuyển như các năm. Nhưng thí sinh lưu ý ở phương thức 3 của trường có đặc biệt hơn vì đây là kỳ thi riêng của trường.
Thạc sĩ My thông tin đối với khối ngành sức khỏe, nhà trường có 5 ngành đào tạo là: y khoa, dược học, y học cổ truyền , y tế dự phòng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Với kết quả của năm 2020, phương thức 1 và 2 (xét học bạ và điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT) được thí sinh quan tâm rất nhiều.
Học nha khoa có thể làm giàu?
Tại chương trình, một thí sinh đặt câu hỏi: “Các bác sĩ khi mở phòng nha khoa thì rất giàu. Vậy nếu học ngành răng – hàm – mặt thì có phải đều có thể làm giàu như vậy? Thí sinh học ngành này phải đối diện với những khó khăn gì?”.
Chia sẻ với thí sinh, tiến sĩ Tuấn cho biết đây là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu. Mà thực chất học ngành nào cũng đều có khả năng làm giàu nếu học giỏi. Tiến sĩ Tuấn cũng cho biết đầu vào của khối ngành sức khỏe khó hơn rất nhiều so với các ngành khác, nên đây cũng là một thách thức cho thí sinh khi theo học khối ngành này.
Về vấn đề này, tiến sĩ Võ Thanh Hải cũng cho biết ngành y đa khoa và răng hàm mặt là 2 ngành có mức học phí cao nhất và dài nhất trong thời gian đào tạo, cũng là 2 ngành tập trung số lượng thí sinh giỏi nhất.
Các Đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Webometrics đầu năm 2021
Webometrics vừa đưa ra kết quả xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo định kỳ nửa năm, hàng năm. Thời điểm đầu năm 2021, vị trí xếp hạng thuộc Top 10 trường đại học (ĐH) hàng đầu Việt Nam có ít nhiều thay đổi.
Ảnh minh họa
Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạng, gồm:
1. ĐH Quốc gia Hà Nội
2. ĐH Tôn Đức Thắng
3. Trường ĐH Duy Tân
4. Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM
5. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
6. ĐH Đà Nẵng
7. ĐH Huế
8. Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM
9. ĐH Quốc gia Tp. HCM
10. Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Tăng 96 bậc so với bảng xếp hạng tháng 7/2020, ĐH Quốc gia Hà Nội đã vươn lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các đại học Việt Nam, xếp hạng thế giới là 1.000 chẵn. Tăng 512 bậc trên bảng xếp hạng các đại học thế giới với vị trí xếp hạng là 1.306 vào đầu năm 2021, ĐH Tôn Đức Thắng đã vươn lên vị trí số 2 trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam. Trong khi đó, vị trí số 3 Việt Nam thuộc về ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), ở vị trí 1.446 thế giới.
Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạngđầu năm 2021
Có duy nhất trường ĐH Bách Khoa Hà Nội giảm sâu cả trên bảng xếp hạng thế giới và bảng xếp hạng Việt Nam. Cụ thể, giảm 821 bậc trên bảng xếp hạng thế giới và tụt hạng từ vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đại học Việt Nam vào tháng 7/2020 xuống vị trí thứ 5 vào đầu năm 2021. Hay ĐH Quốc gia Tp. HCM (Khoa học Tự nhiên) tăng 67 bậc trên bảng xếp hạng thế giới nhưng giảm từ vị trí thứ 8 xuống vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam. Còn lại các trường đại học đều tăng hạng trên bảng xếp hạng thế giới như ĐH Huế tăng 8 bậc, ĐH Đà Nẵng tăng 42 bậc và trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM tăng 128 bậc. 3 trường đại học này sau 6 tháng vẫn giữ nguyên vị trí trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam, cụ thể trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM xếp vị trí thứ 4, ĐH Đà Nẵng xếp vị trí thứ 6 và ĐH Huế xếp vị trí thứ 7.
Trong Top 10 các trường đại học Việt Nam do Webometrics xếp hạng, có trường ĐH Duy Tân là trường đại học ngoài công lập duy nhất. Trường ĐH Duy Tân là trường có lượng tăng hạng nhiều nhất trong Top 10 các đại học Việt Nam với đến 1.668 bậc, xếp hạng thế giới hiện tại là 1.466. Tăng mạnh ở bảng xếp hạng các đại học thế giới, trường ĐH Duy Tân từ vị trí thứ 9 vào tháng 7/2020 đã vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng các đại học Việt Nam vào đầu năm 2021 này.
Các trường ngoài công lập khác trên bảng xếp hạng Webometrics là trường ĐH Nguyễn Tất Thành đứng vị trí 38 của Việt Nam và 6.386 các đại học trên thế giới, trường ĐH FPT thứ 47 (8.129), trường ĐH HUTECH thứ 48 (8.167), trường ĐH Văn Lang thứ 49 (8.527), trường ĐH Hoa Sen thứ 65 (11.028), trường ĐH Lạc Hồng thứ 84 (12.873), trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu thứ 87 (13.149), trường ĐH Dân lập Hải Phòng thứ 88 (13.324), ...
Có 2 trường đại học mới có mặt trong Top 10 Việt Nam của Webometrics năm 2021 là trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM xếp hạng thứ 8 của Việt Nam và vị trí 2.840 thế giới và trường ĐH Mỏ - Địa chất xếp hạng thứ 10 của Việt Nam và vị trí 2.903 thế giới. 2 trường đại học rút khỏi Top 10 Việt Nam trên bảng xếp hạng này là ĐH Cần Thơ từng giữ vị trí xếp hạng thứ 5 của Việt Nam (hiện tại xếp thứ 12 Việt Nam, 3.215 thế giới) và trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM từng giữ vị trí xếp hạng thứ 10 của Việt Nam (hiện tại xếp thứ 17 Việt Nam, 4.161 thế giới) trên bảng xếp hạng của Webometrics giữa năm 2020.
Mỗi năm 2 lần vào đầu năm và giữa năm, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường đại học trên khắp thế giới dựa trên các chỉ số về website và khoa học của nhà trường. Lần này, Webometrics đã giảm từ 4 tiêu chí xuống còn 3 tiêu chí, loại bỏ tiêu chí Mức độ Xuất hiện (Presence) trước đây về số lượng website cùng tài nguyên số của cơ sở giáo dục đại học.
3 tiêu chí hiện tại của Webometrics cho xếp hạng:
- Mức độ Ảnh hưởng hay Hiện hữu (Impact or Visibility) (50%): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường, thể hiện độ ảnh hưởng của nội dung web của cơ sở giáo dục. Dữ liệu được lấy từ Ahref và Majestic.
- Mức độ Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency) (10%): Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar. Chỉ số này ghi nhận mức độ lan tỏa về học thuật của trường đại học.
- Mức độ Xuất sắc (Excellence) (40%): Số lượng bài báo do đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học của trường đăng trên các tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong Top 10% thuộc danh mục Scopus.
Xem thêm tại đây: https://www.webometrics.info/en/asia/vietnam
Danh sách 100 trường Đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics
Những đổi mới trong tuyển sinh của các trường đại học Nhiều thông tin mới về tuyển sinh năm 2021 như mở rộng đối tượng xét tuyển ở một số phương thức, thêm ngành học mới... đã được đại diện các trường ĐH thông tin đến thí sinh trong chương trình trực tuyến 'Chọn ngành cho tương lai'. Đại diện các trường tham gia chương trình "Chọn ngành cho tương lai" tại Báo Thanh...