Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Bí mật nguyện vọng làm khó thí sinh
Kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, Hà Nội quy định, học sinh có hộ khẩu ở khu vực nào sẽ phải đăng ký nguyện vọng (NV1, NV2) ở khu vực đó; số lượng đăng ký nguyện vọng ở từng trường sẽ không được công bố.
Do đó, dễ xảy ra tình trạng học sinh đổ dồn về một trường hoặc tỉ lệ chọi vào trường tốp đầu có thể lao dốc.
Ảnh minh họa
Học sinh “mù” thông tin về nguyện vọng
Một trong những điểm mới của tuyển sinh lớp 10 năm nay là sẽ không công bố số lượng học sinh đăng ký ở từng trường. Những năm trước, sau khi học sinh đăng ký các nguyện vọng (NV), Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng đăng ký dự tuyển cũng như tỷ lệ chọi cao-thấp cụ thể. Khi đó, học sinh thấy tỉ lệ chọi cao có thể điều chỉnh NV.
Năm ngoái, Trường THPT Kim Liên có tỉ lệ chọi 1/2,7 (tổng số đăng ký cả 2 nguyện vọng là 1.656, trong khi chỉ tiêu tuyển là 600); Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi 1/2,5 (tổng số đăng ký cả 2 nguyện vọng là 1.870, chỉ tiêu tuyển là 720)… Tương tự, các trường tốp dưới cũng công bố tỉ lệ chọi để học sinh thay đổi NV phút chót nhằm tăng khả năng đỗ.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay dự kiến được tổ chức vào ngày 29- 30/5. Thành phố sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho toàn bộ học sinh với 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4, thay vì 3 bài thi như năm ngoái. Sẽ chỉ có 62% học sinh đỗ vào trường công.
Trước những điều chỉnh trong tuyển sinh lớp 10 năm nay, nhiều giáo viên cho rằng, học sinh sẽ “mù” thông tin về đăng ký NV, do đó dễ xảy ra tình trạng các em đổ dồn về một trường nào đó hoặc trường tốp đầu có thể giảm mạnh tỉ lệ chọi.
Có con đang học lớp 9, Trường THCS Khương Đình (Hà Nội), chị Dương Thị Thu Hà cho biết, với quy định NV1, NV2 phải cùng khu vực có hộ khẩu, con chị đều không đặt mục tiêu thi vào. Do đó, gia đình đang cân nhắc phương án đánh cược vào NV3. Để thực hiện phương án này, con chị sẽ tăng tốc ôn thi chỉ nhằm đăng ký NV duy nhất là NV3. Nhưng như vậy cũng có nghĩa con chị sẽ phải trả giá đắt nếu tỉ lệ chọi quá cao, con trượt NV này. “Khi đó, cửa trường công vĩnh viễn đóng với con. Nhiều người khuyên nên đặt nhiều NV để tránh rủi ro khiến gia đình rối bời”, chị Hà nói.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh có con học lớp 9 năm nay cũng cho biết, họ đang hoang mang, chưa chốt được NV nào, nhất là sau một thời gian nghỉ học kéo dài vì COVID-19. Một trong những căn cứ quan trọng nhất để xác định NV chính là năng lực học tập thì thời điểm này học sinh vừa quay lại trường, giáo viên chưa có đánh giá.
Không nên đánh cược NV3?
Bà Nguyễn Thị Xuân Oanh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho rằng, trước những điều chỉnh về tuyển sinh lớp 10, thời điểm này, học sinh, phụ huynh rất khó quyết định chọn NV, dù trước đó nhiều em đã đặt mục tiêu thi vào trường nào. Những năm trước, trường này có hơn 90% học sinh đỗ vào trường THPT công lập, trong đó học sinh giỏi rất quan tâm các trường tốp đầu và thi đỗ.
Tuy nhiên, năm nay với quy định NV1, NV2 chỉ được đăng ký trong khu vực có hộ khẩu, sẽ xuất hiện xu hướng học sinh đổ dồn về trường tốp đầu, tốp giữa trong cùng khu vực. Bà Oanh cho rằng, quy định mới về tuyển sinh khá bất ngờ nên gây khó khăn cho học sinh, nhất là học sinh giỏi ở những khu vực không có trường THPT tốp đầu. “Việc đánh cược tất cả cơ hội vào NV3 là điều khá nguy hiểm, chỉ có học sinh có năng lực thật nổi trội mới dám chắc chắn”, bà nói.
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, cũng khuyên, năm nay học sinh nên cân nhắc trước khi đăng ký NV, vì sẽ không được thay đổi NV như những năm trước. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các NV cũng rất quan trọng, vì NV2, NV3 sẽ có điểm tuyển sinh cao hơn NV1.
TPHCM đề xuất thay đổi cách tính điểm tuyển sinh lớp 10
Ngày 10/3, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, Sở đang đề xuất UBND TPHCM về việc thay đổi cách tính điểm các môn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, cả 3 môn thi toán, văn, ngoại ngữ đều tính điểm hệ số 1 thay vì môn toán, văn nhân hệ số 2, môn ngoại ngữ chỉ tính hệ số 1 như hiện nay.
Ngoại ngữ đang dần có vị trí quan trọng trong việc phân loại, đánh giá học sinh. Bên cạnh đó, TPHCM có đề án phát triển ngoại ngữ, mong muốn học sinh đạt được chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện để tiếp cận chương trình bậc đại học ở các nước, có thể du học. Thời lượng học môn Ngoại ngữ ở các trường THPT đã tương đương môn Toán, Ngữ văn.
Tranh cãi thi lớp 10 ở Hà Nội theo hộ khẩu: 'Nếu giỏi thì học đâu cũng giỏi'
Nhiều giáo viên cho rằng, chất lượng học tập của các em quan trọng hơn danh tiếng của trường, nếu thực sự giỏi thì học ở đâu cũng là người giỏi.
Sau khi Hà Nội điều chỉnh phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021, nhiều phụ huynh vẫn phản đối và cho rằng quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hộ khẩu sẽ làm mất cơ hội của những học sinh giỏi.
Cô Nguyễn Bích Liên, trường THCS Minh Khai (Hà Nội) cho rằng, không có chính sách mới nào có thể làm thỏa mãn được hết tất cả các đối tượng. Quan trọng, chính sách đó tạo ra được sự công bằng, cân bằng và phát triển toàn diện cho toàn xã hội, chứ không phải chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng.
Hầu hết các phụ huynh than thở, phản đối chính sách đều là những người đặt nhiều kỳ vọng cho con vào các trường THPT công lập top đầu của Hà Nội. Còn lại, đa phần phụ huynh khác đều đồng tình.
Theo cô Liên, đây là chính sách tốt giúp điều phối, tránh trường hợp một lượng lớn học sinh đổ dồn về các trường được cho là có chất lượng tốt hơn. Ngược lại, có trường lại thiếu học sinh trầm trọng.
Điển hình kỳ thi vào lớp 10 năm 2020, trường THPT Kim Liên có điểm chuẩn cao nhất 41,25 điểm (trung bình hơn 8 điểm/môn) trong khi đó, trường THPT Đại Cường điểm chuẩn thấp nhất 12,50 điểm (trung bình 2,5 điểm/môn).
Sở dĩ có mức độ chênh lệch lớn là do các thí sinh giỏi dồn về các trường trung tâm, trường top đầu, còn học sinh trung bình lại dồn chung vào một trường. Cứ như vậy, một năm, hai năm, 5 năm hình thành sự phân hoá trường top đầu, top cuối rõ rệt.
Phụ huynh đưa con đi thi. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, nếu cố nhồi nhét, ôn tập ngày đêm để con thi vào những trường toàn các bạn giỏi, trong khi lực học, tố chất của con lại đuối hơn thì trẻ rất dễ tự ti. Phụ huynh nào cũng có kỳ vọng mong con phát triển, nhưng đừng vì thế mà bắt con chạy đua vào trường chuyên lớp chọn.
"Chất lượng học tập của chính học sinh quan trọng hơn danh tiếng của trường. Nếu học sinh thực sự giỏi thì học ở đâu, trong môi trường nào các em cũng là người giỏi" , cô Liên khuyên phụ huynh.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho rằng, những năm trước, tuyển sinh lớp 10 có quy định về khu vực tuyển sinh, học sinh hộ khẩu ở đâu sẽ đăng ký ở đó, các em vẫn có thể điều chỉnh khu vực tuyển sinh theo mong muốn để thuận tiện cho việc đi lại và nhu cầu học tập.
Ví dụ, thí sinh có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm, nhưng nhà ở quận Nam Từ Liêm, thì vẫn có thể đăng ký vào trường ở quận Nam Từ Liêm. Việc tự do chọn trường này là một phần nguyên nhân dẫn đến việc mất cân đối giữa các khu vực tuyển sinh.
Khi chọn trường cho con, phụ huynh luôn có tâm lý so sánh quận này quận kia có trường tốt hơn. Thậm chí có nhiều người còn định kiến "bụt chùa nhà không thiêng" cho con đi học những trường quận trung tâm mới là giỏi, là tốt. Nhưng thực tế chất lượng các trường hiện nay gần như tương đương nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Do vậy, quy định mới của sở đưa ra nhằm cân đối giữa các khu vực, tránh tình trạng nơi quá tải, chỗ thiếu thí sinh.
Thi sinh dự thi THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Không đồng tình với quy định tuyển sinh mới của Sở GD&ĐT Hà Nội, TS Nguyễn Văn Công, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cách tuyển sinh này có thể thuận lợi cho việc tổ chức thi, nhưng sẽ khiến nhiều em học sinh giỏi mất đi cơ hội được học ở các trường top đầu.
Như mọi năm, thí sinh nào giỏi thi vào trường top đầu, học lực khá, trung bình sẽ thi vào các trường có điểm chuẩn giảm dần trong toàn thành phố, phân tầng rõ rệt.
Còn theo quy định mới, chỉ chia theo quận, huyện, nhiều em học lực rất giỏi vẫn sẽ phải chấp nhận học trường làng nhàng chỉ vì lý do hộ khẩu. Điều này, không những làm mất cơ hội của các học sinh giỏi mà các trường THPT công lập top cuối cũng mất đi sự phấn đấu.
Trước kia, muốn giữ học sinh giỏi, trường buộc phải nâng cao chất lượng, nếu không học sinh giỏi sẽ sang quận, huyện khác. Giờ đây, các trường top cuối không cần cố gắng nữa vì đương nhiên học sinh giỏi ở địa phương không thể chạy sang nơi khác. Trong khi đó, các trường top đầu lại phải nhận cả học sinh yếu kém. Điều này liệu có đi ngược với định hướng chú trọng phát triển, bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn.
Vị chuyên gia này cho rằng, thi vào lớp 10, đồng nghĩa các em đã đủ 16 tuổi, bắt đầu được công nhận là công dân. Khi đã là công dân thì phải tự chịu trách nhiệm với sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân, học tập nghiêm chỉnh ở các trường THPT công lập hoặc đi học ở trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. Nếu đã nói đến sự công bằng, thì ai giỏi có quyền học trường tốt, đó mới là quy luật.
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Trường tốp dưới cần nâng chất lượng để "hút" HS Việc một số phụ huynh mong muốn con được đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường tốp đầu là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là cần tuân thủ qui định. Các trường tốp dưới cũng cần quan tâm nâng chất lượng để "hút" HS. Ảnh minh họa. Theo một số phụ huynh học sinh ở khu vực Hoàng Mai, Hà Đông,...