Tuyển sinh lớp 10: Còn nhiều băn khoăn
Nhiều tỉnh, thành “chốt” và dự kiến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trong năm học tới sẽ có 3 môn thi, còn Hà Nội vẫn là 4 môn
Trước đây, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tính môn toán và ngữ văn là hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1 còn năm nay, nếu được lãnh đạo UBND TP HCM đồng ý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ tính cả 3 môn này đều hệ số 1.
TP HCM: Thay đổi hệ số tính điểm
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I, triển khai phương hướng nhiệm vụ học kỳ II bậc THCS, THPT, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết sở sẽ tham mưu và trình UBND TP thay đổi hệ số tính điểm 3 môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ đều là hệ số 1 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.
Theo ông Hiếu, đây là sự thay đổi, định hướng quan trọng để phát triển ngoại ngữ. Sự thay đổi này không làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy và học trong các trường. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng đã chuẩn bị tờ trình để gửi UBND TP ban hành kế hoạch tuyển sinh. Dự kiến, đầu tháng 6 -2021 sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Thi sinh truoc khi thi mon ngoai ngu tai điem thi Truong THPT Trung Vuong (TP HCM) năm 2020Ảnh: HOANG TRIEU
Nếu đề xuất trên được thông qua, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP HCM năm nay sẽ có thay đổi. Riêng môn ngoại ngữ sẽ thay đổi về cấu trúc theo hướng tăng số lượng câu hỏi. Còn lại, kỳ thi vẫn giữ ổn định về nội dung và hình thức như các năm trước. Học sinh (HS) tham gia dự thi 3 môn gồm: toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Trong đó, đề thi tiếp tục đổi mới theo định hướng vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn.
Lý giải về lý do đề xuất thay đổi cách tính hệ số điểm, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng đề xuất này dựa trên những thay đổi của Bộ GD-ĐT trong đánh giá HS, thể hiện ở Thông tư 26. “Nếu như trước đây, trong các tiêu chí xếp loại, đánh giá HS có quy định các mức điểm số cụ thể đối với 2 môn toán và ngữ văn thì nay, quy định mới cho phép đánh giá HS dựa trên điểm số cả 3 môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ” – ông Nguyễn Văn Hiếu giải thích.
Điều này cho thấy ngoại ngữ đang dần có vị trí quan trọng trong việc phân loại, đánh giá HS. Tai TP HCM cung co mot đe an phat trien ngoai ngu, mong muon HS đat đuoc chuan quoc te sau khi tot nghiep THPT, đu đieu kien đe tiep can chuong trinh bac ĐH o cac nuoc và co the du hoc. Ngoài ra, thời lượng học môn ngoại ngữ hiện nay ở các trường THPT đã được phân bổ bằng thời lượng 2 môn toán và ngữ văn.
Video đang HOT
Hà Nội: Lịch sử là môn thi thứ 4
Trong khi tỉnh Hải Dương, TP Hải Phòng cùng “chốt” thi 3 môn vào lớp 10 là toán, ngữ văn, ngoại ngữ do HS phải nghỉ học vì dịch Covid-19 thì Hà Nội vẫn giữ nguyên thi 4 môn.
Ngày 12-3, Sở GD-ĐT TP Hà Nội đã công bố lịch sử là môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2021-2022. Như vậy, để dự tuyển vào lớp 10 công lập, mỗi HS Hà Nội phải thi đủ 4 bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử.
Trong đó, môn toán và ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút; môn ngoại ngữ và lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút. Theo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, sẽ có nhiều mã đề trong một phòng thi, bảo đảm nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi.
Việc phải thi 4 môn cộng với việc Hà Nội ban hành quy định mới – HS có hộ khẩu ở khu vực nào sẽ phải đăng ký nguyện vọng (NV) 1, NV2 ở khu vực đó – khiến nhiều phụ huynh cũng như HS hết sức lo lắng. Với quy định này, sẽ xuất hiện xu hướng HS đổ dồn về trường tốp đầu, tốp giữa trong cùng khu vực. Với những quận, huyện không có trường THPT tốp đầu, HS nào chọn NV3 để thi vào như mong muốn ở khu vực khác là rất nguy hiểm. Khả năng HS không trúng tuyển là rất cao.
Các năm trước, sau khi HS đăng ký các NV, Sở GD-ĐT TP Hà Nội đều công bố số lượng đăng ký dự tuyển cũng như tỉ lệ chọi của từng trường để có thể điều chỉnh NV phù hợp, tăng khả năng trúng tuyển. Tuy nhiên, năm nay, số lượng đăng ký NV ở từng trường cũng sẽ không được công bố. Với việc không có thông tin về đăng ký NV, dễ xảy ra tình trạng các em đổ dồn về một trường nào đó dẫn đến tỉ lệ chọi rất cao, lấy đi cơ hội trúng tuyển của nhiều HS.
Nhận xét về quy định mới được cho là làm khó HS, hiệu trưởng một trường THCS đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho rằng những quy định mới về tuyển sinh lớp 10 đang khiến phụ huynh, HS rất khó quyết định chọn NV.
Dù mục đích thay đổi hệ số điểm thi lớp 10 là để đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ nhưng lãnh đạo nhiều trường THPT ở TP HCM cho biết vẫn còn không ít băn khoăn, nhất là những trường thuộc khu vực ngoại thành. Theo hiệu trưởng một trường THPT tại huyện Củ Chi, thay đổi hệ số tính điểm có thể gây thiệt thòi cho những HS không có thế mạnh về ngoại ngữ. “Tuy nhiên, đây là kỳ thi tuyển sinh nên sở sẽ có cách tính cân đối, có thể là hạ điểm chuẩn trúng tuyển” – hiệu trưởng này cho biết.
Đổi cách tính điểm vào lớp 10: Phụ huynh TP.HCM lo, giáo viên nói tránh học 'tủ'
TP.HCM đề xuất thi vào lớp 10 năm nay, môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ đều điểm hệ số 1 thay vì Toán, Văn nhân đôi như trước.
Sở GD&ĐT TP.HCM đang xin ý kiến UBND TP về việc thay đổi cách tính điểm các môn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, tất cả 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại ngữ đều tính điểm hệ số 1 thay vì môn Toán, Văn nhân hệ số 2, môn Ngoại ngữ chỉ tính hệ số 1 như trước đây.
Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, việc thay đổi trên nhằm khẳng định tầm quan trọng của môn Ngoại ngữ. Đây cũng là môn học quan trọng, nền tảng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.
Ảnh minh họa.
Phụ huynh lo lắng
Hai ngày nay, chị Nguyễn Thị Nga (ngụ quận 7, TP.HCM) "đứng ngồi không yên", lo cho con khi trên mạng xã hội bàn tán đổi cách tính điểm thi vào lớp 10. Con chị đang học lớp 9 tại Trường THCS Huỳnh Tấn Phát, năm nay có nguyện vọng thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Chị Nga cho biết, còn hơn hai tháng nữa là bước vào kỳ thi, giờ thay đổi thì sẽ gây tâm lý lo lắng, xáo trộn cho học sinh. Mặc dù vẫn học trọng tâm 3 môn thi nhưng con chị vẫn giành nhiều thời gian học 2 môn Toán, Văn hơn vì điểm thi nhân hệ số 2.
" Hết tuần này là giữa tháng 3 rồi, mà đầu tháng 6 thi, coi như là còn có hơn 2 tháng nữa chớ mấy. Sắp đến kỳ thi rồi, mà giờ thay đổi sợ học không kịp, con vẫn học chủ yếu Toán, Văn vì nhân hệ số 2, tiếng Anh con cũng ít chú trọng hơn, giờ tính điểm ngang nhau rất dễ rớt, sợ con không đậu trường chuyên" , chị Nga nói.
Trong khi đó anh Vũ Công Thành (ngụ Quận 4, TP.HCM) có con đang học lớp 9 cho rằng, thay đổi cách tính điểm để học sinh không lơ là tiếng Anh, tốt cho các con. Nhưng theo anh Thành nên thay đổi vào năm sau, còn năm nay thì chưa nên áp dụng vì kỳ thi đã gần kề.
"Tôi nghĩ sao không thay đổi ngay từ đầu mà gần thi rồi thay đổi, 3 môn Toán, Văn, Anh Văn điểm hệ số 1 cũng được thôi, học sinh sẽ học đều hơn, nhưng nên để sang năm thay đổi, giờ thay đổi gì nữa" , anh Thành nói.
Thay đổi để tránh học lệch, học "tủ"
Trước đề xuất của Sở GD&ĐT TP.HCM cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức (Quận 1, TP.HCM) cho rằng, đề xuất thay đổi có thể theo một lộ trình nào đó. Nếu thay đổi ngay năm nay thì về mặt đề thi môn tiếng Anh cũng phải cân nhắc cho phù hợp để không tạo ra sự lo lắng thái quá cho học sinh.
"Việc đề cao ngoại ngữ như tiếng Anh của thành phố là chủ trương đúng. Sẽ có một chút lo lắng cho học sinh và phụ huynh nếu áp dụng trong đợt thi tháng 6 này, nhưng tôi tin là Sở cũng đã cân nhắc, chuẩn bị mới đề xuất. Trong việc ra đề thi điều chỉnh mức độ đề làm sao để học sinh yên tâm. Trước Toán, Văn nhân hệ số 2, tiếng Anh điểm hệ số 1, học sinh thường có xu hướng học lệch, học thiên về Toán, Văn hơn, nếu 3 môn đều điểm hệ số 1, các em sẽ học đồng đều hơn, tránh "học tủ", học lệch" , cô An nói.
Theo cô Thúy An, Sở GD&ĐT T.HCM đã có một số chương trình và đề án đẩy mạnh học tiếng Anh từ lâu, nên việc thi vào lớp 10, 3 môn tiếng Anh, Toán, Văn được cố định từ lâu. Do đó, học sinh cũng có quan tâm nhất định cho 3 môn này. Các trường cũng chú trọng dạy cho học sinh 3 môn này từ học kỳ I.
Cô An cũng cho biết, theo phân bổ của chương trình học cũ, tổng số tiết/1 tuần lớp 9 với môn Toán là 4 tiết, Văn là 5 nhưng tiếng Anh chỉ có 2 tiết. Sự phân bổ này cho thấy mức độ quan tâm tiếng Anh không bằng hai môn kia. Như vậy sẽ khó khăn cho học sinh thi tuyển sinh lớp 10. Để chuẩn bị cho các em thi vào lớp 10, Trường đã tăng tiết tiếng Anh bằng với Toán và Văn. Việc làm này cũng giúp học sinh học các môn ngang nhau, không thiên về môn nào.
" Có sự chuẩn bị rồi, nhưng có điều thời gian cũng không còn nhiều lắm, thay đổi như thế cũng có ý kiến trái chiều, tạo ra dư luận, có lo lắng nhất định cho phụ huynh, học sinh nhưng không quá nghiêm trọng. Những chính sách của các nhà quản lí giáo dục đều theo hướng phát triển tốt cho học sinh, cần phải thay đổi để phát triển" , cô An cho biết thêm.
Trường THPT Gia Định. (Ảnh: Mai Thúy)
Đồng tình với đề xuất của Sở GD&ĐT, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng, thay đổi là hợp lý vì đằng nào các em cũng học 3 môn Toán, Văn và tiếng Anh, tốt cho học sinh. Tránh tình trạng học lệch, thiên về những môn thi điểm nhân hệ số 2.
"Điểm hệ số 1 hết, học sinh sẽ học đều các môn. Nhà trường sẽ tuyển sinh các em học đồng đều hơn, năng lực của các em ở các môn ngang nhau sẽ tốt cho học sinh cũng như cho trường khi nhận học sinh. Tính điểm thi kiểu cũ học sinh dễ lơ là, coi nhẹ tiếng Anh. Điểm hệ số 1, học sinh sẽ chú trọng học tiếng Anh hơn thay vì học thiên Toán, Văn do điểm nhân 2 ", cô Vân cho biết.
Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2021 Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN vừa thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2021. Ảnh minh họa Theo đó, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh trên toàn quốc, đáp ứng điều kiện xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; xếp loại tốt nghiệp...