Tuyển sinh 2021: Ồ ạt mở ngành mới, cơ sở vật chất có theo kịp?
Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến hàng loạt trường đại học đua nhau mở nhiều ngành mới, cá biệt có trường mở gần 20 ngành mới. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu rằng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất có đáp ứng kịp với tốc độ mở ngành mới.
Mở 20 ngành mới
Năm học 2021-2022, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) là nơi mở nhiều ngành nhất cả nước. Cụ thể, trường này dự kiến sẽ có thêm nhiều ngành học mới, đặc biệt là 8 ngành mới thuộc khối ngành Sức khoẻ gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Sức khỏe Răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý Bệnh viện, Bất động sản, Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ Sinh học y dược, Tâm lý học, Quản trị Sự kiện, Quan hệ công chúng, Giáo dục Tiểu học, Quản lý Giáo dục nâng tổng số ngành học HIU đang đào tạo lên 68 ngành.
Năm học 2021-2022, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) là nơi mở nhiều ngành nhất cả nước.
Ngoài việc mở thêm ngành học mới, dạy chương trình tiếng Việt, trong năm học 2021 – 2022, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng mở 8 ngành đào tạo liên kết với hai trường đại học uy tín của Anh Quốc và Hoa Kỳ, đó là chương trình Đại học Bedfordshire (UOB) (4 ngành), chương trình Đại học Arizona (UA) (4 ngành).
Sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại HIU, ngoài cơ hội được học tập trong môi trường quốc tế đa văn hóa, được giao lưu và học ngoại ngữ với bạn học khắp thế giới. Khi kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ nhận văn bằng do Đại học Bedfordshire và Đại học Arizona cấp, được cả Anh, Mỹ và châu Âu công nhận.
Trương tự, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM công bố phương án tuyển sinh 2021. Theo đó, điểm mới trong phương án này là có thêm 2 ngành chương trình chất lượng cao, gồm Thương mại điện tử, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, hội đồng trường này đã thông qua chủ trương, trường đang làm thủ tục mở thêm 2 ngành Luật, Truyền thông.
Trường ĐH Văn Lang công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy dự kiến cho năm 2021. Theo đó, năm tới, trường dự kiến tuyển sinh 7.000 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 50 ngành đào tạo. Đồng thời, trường cũng dự kiến mở thêm hai ngành thuộc khối sức khỏe là Y đa khoa, Y học cổ truyền, nâng tổng số ngành thuộc khối này là 6. Các ngành hiện đã có như Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.
Video đang HOT
Năm 2021, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM dự kiến tuyển sinh thêm một số chuyên ngành mới như: Robot và Hệ thống điều khiển thông minh, Quản lý Đô thị thông minh và bền vững, Kỹ thuật Hóa phân tích…
Còn trường ĐH Gia Định dự kiến mở thêm 5 ngành học mới, qua đó tạo cơ hội lựa chọn ngành học yêu thích nhiều hơn cho thí sinh. 5 ngành học mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Truyền thông kỹ thuật số).
Còn ThS. Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM cho biết: “Năm 2021, trường dự kiến mở tuyển sinh 5 ngành học mới gồm Bất động sản, Tài chính quốc tế, Báo chí, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa nhằm mang đến cơ hội lựa chọn đa dạng ngành học cho thí sinh cả nước, đồng thời đáp ứng nhân lực cho xã hội. Các ngành học mới này nằm trong tổng chỉ tiêu của trường”. Theo đề án tuyển sinh dự kiến năm 2021 của trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF) công bố, trường thực hiện xét tuyển đồng thời 4 phương thức tuyển sinh với 3.495 chỉ tiêu cho 30 ngành đào tạo.
Trường ĐH Kinh tế TP. HCM công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 với tổng số 6.350 chỉ tiêu ở hai cơ sở đào tạo TP. HCM và Vĩnh Long. Năm nay, cơ sở tại TP. HCM nhà trường chuyển một số chuyên ngành thành ngành như: Kinh tế đầu tư, Bất động sản, Quản trị nhân lực, Kinh doanh nông nghiệp, Kiểm toán, Thương mại điện tử, Luật kinh tế, Quản lý bệnh viện…
Đồng thời mở một số ngành/chuyên ngành học mới như Kiến trúc đô thị, chuyên ngành Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo (thuộc ngành Quản trị kinh doanh), chuyên ngành Quản trị tín dụng (thuộc ngành Tài chính ngân hàng).
Thí sinh trúng tuyển vào trường theo chương trình đại trà, sau khi học 2 học kỳ sinh viên sẽ được xét vào một trong các chuyên ngành thuộc ngành trúng tuyển (đối với ngành trúng tuyển có nhiều chuyên ngành), căn cứ vào nguyện vọng, chỉ tiêu và kết quả học tập.
Lo quá tải
Theo đánh giá của Bộ GD – ĐT, trong 5 năm qua, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm đã được đổi mới thành công theo một lộ trình ổn định, đúng hướng, giúp giảm áp lực và chi phí cho toàn xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh và các trường.
Bộ GD – ĐT yêu cầu công tác tuyển sinh trong năm 2021 và cho đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo công tác tuyển sinh công bằng, tin cậy, minh bạch.
Việc các trường đại học ồ ạt mở ngành mới đặt ra câu hỏi, liệu rằng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất có đáp ứng kịp với tốc độ mở ngành mới. Điển hình như câu chuyện ở trường ĐH Văn Lang TP. HCM.
Tuy nhiên, việc các trường đại học ồ ạt mở ngành mới đặt ra câu hỏi, liệu rằng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất có đáp ứng kịp với tốc độ mở ngành mới. Điển hình như câu chuyện ở trường ĐH Văn Lang TP. HCM.
Cụ thể, các giảng viên khoa Quan hệ công chúng truyền thông trường ĐH Văn Lang cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá “ nóng” trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11/2020 chỉ là 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).
Tuy nhiên, trong số giảng viên này có 2 giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc.
Theo danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của khoa Quan hệ công chúng truyền thông trường ĐH Văn Lang, cả khoa hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26). Trong đó, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 của khoa này là 1.847 sinh viên. Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải “gánh” số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra.
Trong khi đó, sinh viên khoa này phàn nàn tình trạng lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp nên chất lượng giảng dạy và học tập không đảm bảo. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.
Sợ trường tư mở ngành sức khỏe, vì sao?
Khởi động mùa tuyển sinh 2021, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến việc có thêm nhiều trường đại học tư thục tham gia đào tạo nhóm ngành sức khỏe.
Ảnh minh họa/INT
Theo đó, tại khu vực phía Nam, các trường ĐH: Hoa Sen, Quốc tế Hồng Bàng, Văn Lang, Công nghệ TPHCM dự kiến mở khá nhiều ngành mới như y khoa, y học cổ truyền, điều dưỡng... Trước đó, tham gia đào tạo nhóm ngành này có các cơ sở tư thục khác như các Trường: ĐH Tân tạo, Võ Trường Toản, Nam Cần Thơ, Đại Nam, Nguyễn Tất Thành...
Việt Nam có nhu cầu lớn đối với nhân lực nhóm ngành sức khỏe, bởi đến nay nhiều khu vực tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân cực thấp như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, nhất là một số lĩnh vực pháp y, giải phẫu, lao, phong, tâm thần...
Tuyến y tế cơ sở đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực y tế dự phòng. Riêng với điều dưỡng, chăm sóc viên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng từng nhận định nước ta cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo, bởi nhiều khả năng đến năm 2030, nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người.
Cùng với đó, nhu cầu nhân lực y tế cần cho xuất khẩu lao động không ngừng tăng trong các năm qua. Nhật Bản, Hàn Quốc... luôn có đơn đặt hàng, tiếp nhận các thực tập sinh hộ lý, chăm sóc viên Việt Nam sang làm việc.
Nhu cầu nhân lực cao nên học sinh quan tâm hướng nghiệp vào nhóm ngành sức khỏe ngày càng nhiều trong những mùa tuyển sinh gần đây. Nghệ An, năm 2018 có tới 860 học sinh đăng ký vào Trường ĐH Y Hà Nội, 2.058 em vào ĐH Y khoa Vinh. Tình trạng thí sinh chọn nhóm ngành sức khỏe nhiều đã đẩy điểm chuẩn trúng tuyển ở nhiều trường cao chưa từng thấy, khiến không ít thí sinh mất cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích khi không đạt được điểm "khủng" từ 28 đến 30.
Trong bối cảnh thị trường nhân lực cần, số lượng thí sinh đăng ký cao nhưng cửa vào các trường y dược truyền thống quá hẹp, sự tham gia của khối tư thục trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe rất đáng trân trọng. Đó không chỉ là quyền của nhà trường được luật định mà còn là trách nhiệm với xã hội, bởi đầu tư vào nhóm ngành sức khỏe chưa bao giờ là đơn giản.
Dĩ nhiên, sự quan tâm, e ngại của dư luận về chất lượng đào tạo xung quanh việc nhiều trường tư mở ngành sức khỏe không phải là không có căn cứ. Thực tế quá trình đào tạo nhóm ngành này cũng đã có những "con sâu" làm rầu nồi canh, chẳng hạn như việc chạy theo lợi nhuận tuyển sinh ồ ạt, "mượn đầu heo nấu cháo", học chay, dạy chay... Nhưng nếu chỉ vì một vài "con sâu" mà kín cổng với các đơn vị tư thục nghiêm túc trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ không giải quyết được bài toán nhân lực cho ngành y tế và xã hội, cũng như thực thi quyền tự chủ, bình đẳng của đại học.
Trong khi chưa có chuẩn chất lượng chung cho các trường đào tạo y khoa, nhiều trường tư thục đã đầu tư mở bệnh viện, phòng khám cho sinh viên thực hành. Cùng với sự nỗ lực của các trường, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm thẩm định kỹ các điều kiện bảo đảm chất lượng khi mở ngành, giữ ngưỡng bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào, tăng cường công tác hậu kiểm...
Song song đó, phía ngành y tế cũng xác định lấy việc thi cấp chứng chỉ hành nghề là khâu đột phá để nâng cao chất lượng, dự kiến sẽ áp dụng từ 2024 khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực. Trong bối cảnh những giải pháp quản lý được vận hành nghiêm túc, đồng bộ hơn, người học ngày một thông minh, cạnh tranh chất lượng minh bạch hơn, chúng ta cũng đừng quá sợ các trường tư mở ngành sức khỏe.
Ngành học mới khuynh đảo mùa tuyển sinh Các trường mở hàng loạt ngành học mới, thậm chí có những trường dự kiến mở mới đến 10-16 ngành để thu hút thí sinh ứng tuyển. Những năm gần đây, từ định hướng tự chủ đại học (ĐH), việc tuyển sinh, trong đó có việc mở mới các ngành đào tạo vì thế cũng được cởi trói hơn. Chỉ tính riêng tại...