Tuyển 300 học sinh lớp 10 năm học 2020-2021
Trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT, Trường THPT FPT Cần Thơ là trường phổ thông chất lượng cao, hoạt động theo mô hình nội trú hoàn toàn.
Trường luôn hướng đến mục tiêu tạo dựng môi trường giúp học sinh phát triển cá nhân toàn diện, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng… để các em tự tin bước vào đại học và du học sau tốt nghiệp phổ thông. Tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021, Trường THPT FPT Cần Thơ tuyển sinh 300 học sinh nội trú.
* ối tượng: Toàn bộ học sinh Việt Nam có đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học cơ sở trong năm 2020.
* Các hình thức tuyển sinh: Trường có 3 phương thức xét tuyển
1. Tuyển thẳng:
- Hoc sinh đat giai Khuyên khich trở lên trong kỳ thi hoc sinh gioi câp Quân, cấp Huyên, cấp Thanh phố trưc thuôc Trung ương năm học lớp 9 các môn văn hoá
- Học sinh đạt 3,5 năm học sinh giỏi bậc THCS.
2. Kỳ kiểm tra năng lực đầu vào:
- iều kiện tham gia kỳ kiểm tra năng lực đầu vào: Học sinh có điểm trung bình chung (hoặc trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh) lớn hơn hoặc bằng 6,5.
Video đang HOT
- ã tổ chức 3 đợt thi tuyển vào các ngày: 7-6-2020; 12-7-2020 và 2-8-2020. Hiện nay, trường không tổ chức kỳ kiểm tra năng lực đầu vào.
3. Xét tuyển
Xét tuyển theo điểm thi vào lớp 10 của Sở Giáo dục và ào tạo Cần Thơ với điểm chuẩn là 23. Nhận hồ sơ xét tuyển đến 12.8.2020
* Thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức
1. ăng ký tuyển sinh trực tuyến tại: http://tuyensinhthptcantho.fpt.edu.vn/
2. ăng ký trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh tại số 600 đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Số điện thoại: 0292 7309 339 – 0292 3600 567.
* iểm đặc biệt của Trường THPT FPT Cần Thơ:
Môi trường học tập nội trú, rèn luyện sự tự lập để trưởng thành.
Học sinh học tập tại Trường và sinh hoạt tại Ký túc xá từ thứ 2 đến thứ 6. Hệ thống giáo viên quản nhiệm luôn quan tâm và chăm sóc từng học sinh; đồng thời tham vấn tâm lý học đường khi các em gặp một số khó khăn trong giai đoạn tâm sinh lý thay đổi. Sự giúp đỡ từ những bạn bè cùng trang lứa cũng sẽ giúp các em thoải mái giải tỏa những thắc mắc của bản thân. Học nội trú là nền tảng để học sinh rèn luyện sự tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Học tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoài ngay trong chương trình cấp 3.
Học tại Trường THPT FPT Cần Thơ, học sinh sẽ học tiếng Anh theo chương trình của Bộ Giáo dục và ào tạo; lượng kiến thức đảm bảo cho các em thi tốt nghiệp THPT. Trường còn bổ sung chương trình tiếng Anh tăng cường, sử dụng giáo trình Pathways (Giáo trình nhập khẩu), với 50% số giờ học cùng Giáo viên người nước ngoài.
Mở rộng cơ hội vào ại học FPT và chinh phục học bổng du học.
Trường THPT FPT Cần Thơ nằm trong lòng ại học FPT, nên điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ việc dạy và học tốt nhất cho học sinh. Tại đây, các em còn được làm quen và thích nghi với môi trường giáo dục đại học từ sớm. Cơ hội để các em bước vào giảng đường đại học ại học FPT dễ dàng hơn, cũng như trải nghiệm được môi trường bán du học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp theo mô hình 9+
Hiện nay, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể lựa chọn học văn hóa song song với học nghề (mô hình 9 cộng) ở nhiều trình độ khác nhau.
Đây là cơ hội tốt để các trường nghề mở rộng đối tượng tuyển sinh; đồng thời là giải pháp đột phá, thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển. Để tận dụng cơ hội này, các bên liên quan cần chủ động nhập cuộc.
Việc học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể lựa chọn học văn hóa song song với học nghề (mô hình 9 cộng) góp phần thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển.
Con đường ngắn nhất để làm nghề
Với mô hình 9 cộng, học sinh học hết lớp 9 có thể lựa chọn học các khóa đào tạo nghề ngắn hạn hoặc học chương trình 9 cộng 2, 9 cộng 3, 9 cộng 4, 9 cộng 5 theo quy định 8 bậc trình độ quốc gia. Thông qua các chương trình đào tạo linh hoạt, sau một vài năm học, người học được nhận bằng trung cấp, cao đẳng nghề để đi làm.
Trên thực tế, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thí điểm tuyển sinh, đào tạo nghề theo mô hình 9 cộng, bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận. Bà Phạm Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp cho biết, trung bình mỗi năm, nhà trường đón 500-650 học sinh vào học theo mô hình này, đại đa số người học có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Về phía người học, cựu sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội Nguyễn Thiên Trường, hiện là cán bộ Phòng Tuyển dụng (Công ty Samsung Thái Nguyên) cho rằng: "Học theo mô hình 9 cộng là con đường ngắn nhất để làm nghề. Khi bạn bè cùng tuổi còn đi học hoặc chưa tìm được việc, tôi đã có bằng cao đẳng nghề, có việc làm, thu nhập".
Hiệu quả của mô hình 9 cộng được thể hiện rõ hơn qua số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tại hệ thống giáo dục nghề nghiệp tăng từ 5% vào cuối năm 2014, lên 15% vào cuối năm 2019. Đặc biệt, từ ngày 1-7-2020, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, thì cơ hội lựa chọn học nghề theo mô hình 9 cộng rộng mở hơn. Trong đó, luật cho phép người học có thể đăng ký học ở nhiều trình độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học để có bằng kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành.
Gỡ vướng để nâng cao chất lượng
Mô hình 9 cộng là hướng phát triển tất yếu của giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Nam Nguyễn
Tỷ lệ học sinh học nghề theo mô hình 9 cộng tuy tăng nhanh, nhưng thực tế vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra tại Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ về "Giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025", là đến cuối năm 2020, cả nước có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thực tế cho thấy, mục tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra là do quá trình phát triển mô hình này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Theo Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) Lê Minh Thảo, đối tượng tuyển sinh của chương trình 9 cộng là học sinh 15-16 tuổi - độ tuổi vẫn phụ thuộc nhiều vào định hướng của phụ huynh. Ngoài ra, công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào hệ thống giáo
dục nghề nghiệp chưa được các ngành, địa phương quan tâm đúng mức. Do đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị các cơ quan chức năng tăng chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quá trình tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề...
Còn theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường, hiện học sinh học hết lớp 9 cộng theo học trung cấp nghề và trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên, thì chương trình học nghề sẽ hoàn thành trước 1 năm so với học văn hóa. Trong khi đó, trường nghề lại không thể dạy chương trình cao đẳng ở 1 năm trễ như vậy. Đây là "nút thắt" cần tháo gỡ trong quá trình liên thông đào tạo theo mô hình 9 cộng.
Dưới góc độ phụ huynh, ông Nguyễn Văn Kha, tổ dân phố 1, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) mong muốn, Nhà nước có chính sách miễn học phí đối với người học nghề theo mô hình 9 cộng ở tất cả các trình độ (hiện mới áp dụng cho hệ trung cấp).
Về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng cho biết, các cơ quan chức năng đang xây dựng dự thảo quy định khối lượng kiến thức văn hóa theo Luật Giáo dục sửa đổi. Ngay trong năm 2020, mô hình 9 cộng trình độ cao đẳng sẽ được áp dụng ở nhiều trường nghề. Mối liên kết 3 "nhà" (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới", cũng được quan tâm xây dựng...
"Vườn ươm nhân tài" tại Thái Nguyên Được đánh giá cao trong số các trường THPT trên địa bàn về uy tín và chất lượng giáo dục, đến nay, trường THPT Chuyên Thái Nguyên vẫn luôn là nơi ươm mầm và chắp cánh cho tài năng của con em nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Quang cảnh trường THPT Chuyên Thái Nguyên Đến với trường THPT Chuyên Thái...