Tướng Trung Quốc hẹn không quân Mỹ ‘gặp nhau trên bầu trời’
Phó tư lệnh không quân Trung Quốc khẳng định nước này đủ năng lực và tự tin để bảo vệ mình, đồng thời hẹn gặp Mỹ trên bầu trời nếu không sợ hãi.
“Gần đây một người đồng cấp của tôi đến từ một quốc gia lớn tuyên bố rằng muốn khiến Trung Quốc sợ hãi”, thượng tướng Vương Vĩ, phó tư lệnh không quân Trung Quốc, nói tại triển lãm hàng không ở Chu Hải ngày 29/9.
“Trung Quốc đủ năng lực và tự tin đảm bảo an ninh quốc gia lẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời đóng góp cho hòa bình thế giới”, tướng Vương cho biết. “Tôi muốn nói rằng nếu họ không sợ hãi trước năng lực của quân đội Trung Quốc, chúng ta hãy gặp nhau trên bầu trời”.
Bình luận của tướng Vương được nhận định đáp lại tuyên bố của Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall hồi tháng 8 rằng Mỹ cần đi trước với nhiều công nghệ hàng đầu có thể “khiến Trung Quốc sợ hãi”. Bộ trưởng Kendall thừa nhận chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tiến nhanh hơn dự báo của Mỹ.
Video đang HOT
Tiêm kích J-10 của đội bay biểu diễn thuộc quân đội Trung Quốc tại triển lãm ở Chu Hải ngày 28/10. Ảnh: AFP.
Trung Quốc và Mỹ được nhận định đang chạy đua cải tiến công nghệ quân sự để vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc hồi tháng 8 cho biết đã thử nghiệm hai tên lửa tầm ngắn được thiết kế để hạ gục hệ thống liên lạc của đối phương.
Bộ trưởng Không quân Kendall ngày 13/8 nhận định việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội tác động đến an ninh của Mỹ, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đang tiến nhanh hơn những gì Washington có thể dự đoán.
“Không quân Mỹ đang bị kìm hãm quá mức”, Kendall nói. “Chúng tôi không được phép làm những việc cần làm để giải phóng tài nguyên cho những thứ có mức độ ưu tiên cao hơn. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi đề nghị quốc hội Mỹ cho loại biên các loại máy bay cũ”.
Kendall liệt kê những chương trình vũ khí tiên tiến của Mỹ, trong đó có oanh tạc cơ B-21 và tiêm kích tàng hình F-35. “Tôi cho rằng chúng mang tính răn đe và rất có năng lực”, ông nói.
Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 13 được tổ chức tại Chu Hải ngày 28/9 – 3/10, sau một năm trì hoãn vì đại dịch Covid-19. Đây là triển lãm hàng không lớn nhất Trung Quốc, quy tụ nhiều tập đoàn quốc phòng và hàng không của nước này.
Chủ đề chính của triển lãm năm nay là nỗ lực thay thế công nghệ nước ngoài bằng sáng chế trong nước của Trung Quốc, được coi là chìa khóa cho động lực tự cung tự cấp trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Mỹ ngày càng gia tăng.
Chuyên gia nêu điểm yếu khiến không quân Trung Quốc chưa thể "so kè" với Mỹ
Trung Quốc tuyên bố hiện sở hữu "không quân chiến lược" nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn còn những điểm yếu khiến Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh với Mỹ.
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc (Ảnh: AP).
SCMP đưa tin, phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke hồi đầu tuần tuyên bố, nước này hiện đã có lực lượng không quân chiến lược nhờ vào các máy bay hiện đại như J-20 và Y-20 gia nhập biên chế.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trình làng các máy bay hiện đại trong nỗ lực "thay máu" nền không quân. Tuy nhiên, chuyên gia Ridzwan Rahmat từ tạp chí quân sự Janes , cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu năng lực cốt lõi nếu so sánh với các cường quốc quân sự, bao gồm đối thủ chính của họ là Mỹ.
"Trở thành không quân chiến lược cho phép một quốc gia có thể đạt được lợi ích chính trị từ việc triển khai đội máy bay của họ. Để có được kết quả đó, một nền không quân phải có khả năng thực hiện toàn bộ các hoạt động trong chiến tranh hiện đại, gồm các hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay. Đó là lĩnh vực mà Trung Quốc còn thiếu sót. Trung Quốc về cơ bản chưa có khả năng thực hiện các đòn tấn công từ tàu sân bay dù họ có 2 chiếc đang trong biên chế", ông Rahmat nhận định.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cũng có quan điểm tương tự, cho rằng không quân của Trung Quốc chưa thực sự đạt tới ngưỡng "chiến lược". Ông Zhou cho rằng, Trung Quốc còn thiếu máy bay vận tải, máy bay ném bom để thực hiện các hoạt động tấn công và tác chiến tầm xa.
Ông Zhou nói: "Mỹ có máy bay ném bom chiến lược đường dài B-52 để tấn công các mục tiêu ở những nơi xa, và Nga có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và máy bay ném bom Tu-160. So với họ, Trung Quốc thiếu khả năng tấn công tầm xa, điều này cản trở mục tiêu trở nên chiến lược của không quân nước này".
"Ngoài ra, Trung Quốc không có máy bay vận tải có khả năng vận tải vòng quanh thế giới, trong khi Mỹ có 4 loại vận tải cơ như C-17 hay C-4130", chuyên gia Zhou cho hay, nhấn mạnh rằng, máy bay vận tải và máy bay ném bom đường dài là 2 đặc điểm cốt lõi để đánh giá xem một nền không quân có "chiến lược" hay không.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nói rằng lực lượng không quân Trung Quốc phần lớn có khả năng tiến hành các hoạt động tầm ngắn hơn là đường dài và không quân của Trung Quốc vẫn đang có nhiệm vụ phòng thủ là chủ yếu.
Nhật quan ngại ý đồ quân sự của Trung Quốc Nhật Bản bày tỏ lo ngại khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự nhanh chóng nhưng không thể hiện chiến lược và ý đồ rõ ràng. "Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự rất nhanh chóng và chúng tôi không chắc ý định của họ là gì", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói với tiểu ban...