Tưởng tiết kiệm chi phí, hoá ra lại tốn thêm cả đống tiền vì chọn mua loại điều hoà này
Lắp đặt điều hòa cũ không giúp bạn tiết kiệm chi phí mà tiền điện hàng tháng còn tăng cao, phải sửa chữa nhiều lần.
Hiện nay, điều hòa đã trở thành vật dụng không thể thiếu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, với nhiều người, việc bỏ ra số tiền khoảng trên dưới 10 triệu đồng để mua một chiếc điều hòa mới là không dễ dàng. Do đó, một số người chọn mua điều hòa cũ để tiết kiệm chi phí. Điều này hoàn toàn đúng. Bởi, điều hoà cũ thường có giá thành chỉ bằng 40-50%, thậm chí chỉ bằng 30% giá thành điều hoà mới cùng loại.
Điều hòa cũ là lựa chọn được không ít người quan tâm nhằm tiết kiệm chi phí
Loại điều hòa cũ được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt với sinh viên, công nhân là những sản phẩm trong nước đã qua sử dụng được thanh lý, nâng đời hay các máy hỏng được cửa hàng mua lại, sửa chữa rồi tiếp tục bán ra thị trường. Ngoài ra, còn có những chiếc máy lạnh cũ được giới thiệu là nhập trực tiếp từ Nhật Bản, chỉ dành riêng cho thị trường nội địa.
Không khó để tìm thấy các bài rao trên Facebook, diễn đàn hay hội nhóm bán các mặt hàng này, với giá chỉ 3-5 triệu đồng cho một mẫu điều hòa, tức rẻ bằng nửa hay một phần ba so với điều hòa mới. Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử, điều hòa cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro và cũng là bài toán kinh tế mà người dùng cần cân nhắc kỹ.
Các chuyên gia điện máy cho biết, về lâu dài, việc chi phí hàng tháng khi dùng một chiếc điều hoà cũ lại tốn kém hơn rất nhiều so với dùng một chiếc điều hoà mới.
Các chuyên gia nhận định chi phí cho điều hòa cũ cao hơn so với mua mới.
Video đang HOT
Một trong những phiền phức khi mua điều hoà cũ là việc phải thường xuyên sửa chữa, bảo trì liên tục do điều hoà cũ hay gặp phải những trục trặc, hỏng hóc trong quá trình vận hành. Điều này sẽ khiến cho chi phí sử dụng điều hoà tăng lên một cách đáng kể.
Ngoài ra, điều hòa cũ hầu hết đã lỗi thời hoặc nếu là đời mới thì hiệu suất làm lạnh không cao. Nguyên nhân chính được cho là hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng yếu đi sau một thời gian dài sử dụng dẫn đến tiêu tốn khá nhiều điện năng trong gia đình. Hóa đơn tiền điện cũng từ đó mà tăng cao.
Thêm nữa, các cửa hàng nhập điều hòa cũ thường chạy thử để phát hiện và xử lý trục trặc trước khi bán cho khách hàng. Tuy nhiên không loại trừ khi lắp cho khách, “bệnh cũ” của điều hòa lại tái phát. Nếu gặp trường hợp như vậy và không còn được cửa hàng bảo hành, người mua có thể phải bỏ ra từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng cho các hóa đơn sửa chữa.
“Lúc kiểm tra, thấy điều hòa vẫn còn mới và hơi mát sâu, giá chỉ hơn ba triệu đồng – bằng một phần ba so với hàng bóc hộp nên tôi mới quyết mua. Bán sang tay nên không có bảo hành, giờ ôm cục tức vào người và chỉ còn biết gọi thợ ngoài sửa” – chị Nhung (Hà Nội) chia sẻ.
Điều hòa cũ thường tốn nhiều điện, làm chi phí hàng tháng tăng cao
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điện máy, điều hòa đã qua sử dụng là một lựa chọn có thể cân nhắc khi người dùng muốn tối ưu chi phí nhưng không dành cho “tay mơ”. Nếu tìm mua máy cũ cần đến những nơi uy tín, người bán tin cậy, hỏi rõ về nguồn gốc, chính sách bảo hành, tính toán chi phí lắp đặt.
Các chuyên gia cũng cho rằng các mẫu điều hòa nội địa Nhật mà tìm được sản phẩm tốt cũng rất bền, làm lạnh sâu, hoạt động êm ái và có những công nghệ vượt trội so với sản phẩm chính hãng cùng tầm tiền. Được rao bán rất nhiều trên các hội nhóm Facebook, diễn đàn nhưng không dễ tìm được máy còn nguyên bản. Hơn nữa, điều hòa Nhật cũng có những bất tiện trong quá trình sử dụng do khác biệt về ngôn ngữ, không tận dụng được hết các tính năng.
Ngược lại, thị trường điều hòa mới hiện nay cũng có rất nhiều lựa chọn với các mức giá khác nhau, chỉ từ khoảng 3 triệu đồng. “Dù mua một chiếc điều hòa giá rẻ nhưng hàng mới chính hãng, bạn vẫn sẽ được bảo hành ít nhất một năm như dòng đắt tiền”, chủ một cửa hàng điện máy nói. “Chưa kể vấn đề tuổi thọ, loại gas, mức tiêu thụ điện hay các công nghệ của những chiếc điều hòa mới cũng được cải tiến”.
Tiền điện tăng vọt, đổ xô mua thiết bị tiết kiệm điện
Vào mùa hè, tiêu thụ điện tăng cao nên nhiều gia đình tìm cách giảm chi phí, trong đó có việc mua các sản phẩm tiết kiệm điện dù thực tế không có tác dụng như quảng cáo.
Thời gian gần đây, thấy tình trạng tiền điện tăng cao, chị Lan Anh (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm tiết kiệm điện. Theo chị, vào tháng 5, tiền điện của gia đình cũng tăng thêm 400.000 đồng.
"Không biết các trường hợp khác như thế nào nhưng tháng vừa rồi gia đình tôi sử dụng điều hòa nhiều hơn nên mức tăng cũng có phần hợp lý. Tuy nhiên, tâm lý chung hiện nay khá lo lắng nên mọi người bắt đầu tìm mua thiết bị tiết kiệm điện", chị Lan Anh nói.
Các thiết bị tiết kiệm điện được bày bán rộng rãi trên các trang bán hàng.
Bà Trần Phương (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cũng "đau đầu" vào những tháng hè vì hóa đơn tiền điện tăng cao. Gia đình bà Phương có một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại tầng một, sử dụng điều hòa và các thiết bị thắp sáng.
"Cửa hàng hay có người ra người vào nên điều hòa phải hoạt động nhiều, các tháng nóng cao điểm thì tiền điện cứ phải từ hai đến ba triệu", bà Phương nói.
Tự tìm hiểu, bà Phương biết đến một sản phẩm được quảng cáo là "tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ", cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần cắm vào ổ điện là máy sẽ tự hoạt động.
Bà Phương nhẩm tính, chỉ cần bỏ ra khoảng 300.000 đồng để mua sản phẩm mà tháng nào cũng tiết kiệm được 30% tiền điện thì rất xứng đáng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tiền điện không có dấu hiệu giảm đi.
Hiện nay, các thiết bị này đang được bán trên nhiều trang thương mại điện tử, mạng xã hội và cả cửa hàng với giá dao động từ 200.000 đồng đến cả triệu đồng. Đặc điểm chung của những sản phẩm này là nhỏ gọn, cầm vừa trong lòng bàn tay. Cấu tạo bên ngoài được thiết kế như một chiếc hộp nhỏ bằng nhựa, có đèn báo sáng.
Để lấy lòng tin của khách hàng, người bán thường quay video cắm thiết bị tiêu thụ điện năng vào ổ sau đó sử dụng thêm sản phẩm được quảng cáo. Điện năng tiêu thụ hiển thị trên thiết bị đo sẽ lập tức giảm xuống chỉ còn một nửa. Thực tế, đây chỉ là chiêu trò với thủ thuật riêng.
Chị Xuân (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng mua một sản phẩm được quảng cáo là tiết kiệm điện. Tuy nhiên, theo dõi đồng hồ điện hàng ngày, chị khẳng định không có việc điện năng tiêu thụ giảm đi.
"Không chỉ tôi mà nhiều người quen khác cũng từng mua sản phẩm này. Đến nay thì cũng chỉ bỏ đó thôi, chẳng có tác dụng gì. Tôi có gọi điện cho bên bán hàng thì họ không nhận trách nhiệm, không giải quyết hay hoàn lại tiền" chị Xuân nói.
Trang thông tin điện tử của EVN cũng từng cảnh báo người dân về các sản phẩm tiết kiệm điện này. Thực tế, không có sản phẩm nào chỉ cần cắm vào hệ thống điện trong gia đình lại có thể giảm tới 30-40% tổng điện năng tiêu thụ.
Cấu tạo đơn giản bên trong một thiết bị được quảng cáo là tiết kiệm điện với giá vài trăm nghìn.
Ông Đặng Trần Chuyên (Trung tâm Điện tử Viễn thông, Viện Nghiên cứu Điện tử) cho biết: "Có thiết bị dùng để hỗ trợ giảm điện năng tiêu thụ nhưng mức giảm chỉ 1-5% trong điều kiện tối ưu, áp dụng với các thiết bị có công suất nhỏ như quạt thường không có điều khiển".
Cũng theo ông Chuyên, các thiết bị tiết kiệm điện trên thị trường được bán với giá từ vài trăm nghìn, cấu tạo đơn giản, không thể giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ nhiều như quảng cáo.
Thay vì tin tưởng những sản phẩm tiết kiệm điện chưa được xác minh công dụng, người dân nên áp dụng các biện pháp tiết giảm điện năng tiêu thụ trong gia đình.
5 cách giúp bạn tiết kiệm chi phí cho đám cưới Cưới xin là một trong những công việc quan trọng nhất của một đời người. Tuy nhiên, việc cân đối chi phí để có một đám cưới tiết kiệm mà vẫn hoàn hảo là việc bạn cần tìm hiểu và lên kế hoạch một cách cụ thể và rõ ràng. 1. Trang phục cưới của cô dâu, chú rể Trang phục cưới của...