Tuổi thơ dữ dội tạo nên ‘trái tim băng giá’ của sao Diêm Vương

Theo dõi VGT trên

Bí ẩn về việc bề mặt sao Diêm Vương có hình trái tim khổng lồ nằm phơi gần xích đạo cuối cùng đã được giải đáp.

Tuổi thơ dữ dội tạo nên trái tim băng giá của sao Diêm Vương - Hình 1

Sao Diêm vương có tuổi thơ dữ dội mà dấu vết sót lại là trái tim băng giá

Đó là kết quả công trình nghiên cứu của một nhóm do các nhà vật lý thiên văn quốc tế Đại học Bern và các thành viên của Trung tâm Năng lực Nghiên cứu Quốc gia (NCCR) PlanetS khởi xướng. Nhóm nghiên cứu là những người đầu tiên tái tạo thành công khởi nguồn hình dạng bất thường bằng mô phỏng số.

Kể từ khi camera của tàu vũ trụ New Horizons của NASA phát hiện ra cấu trúc hình trái tim lớn trên bề mặt hành tinh lùn Pluto vào năm 2015, “trái tim” này đã khiến các nhà khoa học bối rối vì hình dạng, thành phần địa chất và độ cao độc đáo của nó. Các nhà khoa học từ Đại học Bern ở Thụy Sĩ và Đại học Arizona đã sử dụng mô phỏng số để điều tra nguồn gốc của Sputnik Planitia, phần hình giọt nước phía tây của “trái tim” trên sao Diêm Vương.

Theo nghiên cứu của họ, lịch sử ban đầu của sao Diêm Vương được đánh dấu bằng một sự kiện thảm khốc hình thành nên thung lũng Sputnik Planitia. Đó một vụ va chạm giữa sao Diêm Vương với một vật thể cỡ tiểu hành tinh có đường kính khoảng 650 km, gần bằng kích thước chiều dọc bang Arizona. Phát hiện của nhóm, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, cũng cho thấy cấu trúc bên trong của sao Diêm Vương khác với những gì được giả định trước đây, bác bỏ ý tưởng hành tinh lùn này có đại dương dưới bề mặt.

Adeene Denton, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh UArizona, đồng tác giả của báo cáo, cho biết: “Sự hình thành của Sputnik Planitia cung cấp một lối vào quan trọng để khám phá thời kỳ sớm nhất trong lịch sử của sao Diêm Vương. Bằng cách mở rộng nghiên cứu khi tính đến các kịch bản hình thành bất thường hơn, các nhà khoa học đã nắm được một số khả năng hoàn toàn mới về quá trình tiến hóa của sao Diêm Vương, có thể áp dụng cho các vật thể khác trong Vành đai Kuiper”.

Một trái tim bị chia cắt

Video đang HOT

“Trái tim” hay tên chính thức là Tombaugh Regio, đã thu hút sự chú ý của công chúng ngay khi được phát hiện. Trái tim đồng thời cũng ngay lập tức thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vì nó được bao phủ bởi một loại vật liệu có suất phản chiếu cao, phản chiếu ánh sáng nhiều hơn môi trường xung quanh, tạo ra màu trắng hơn. Tuy nhiên, trái tim không được cấu thành một cách đồng nhất. Chẳng hạn, riêng thung lũng Sputnik Planitia có diện tích khoảng 2.000 x 1.250 km, tương đương 1/4 diện tích Châu Âu hoặc nước Mỹ, có độ cao thấp hơn hầu hết bề mặt của Sao Diêm Vương khoảng 4 km.

Tác giả chính của nghiên cứu, Harry Ballantyne, một cộng tác viên nghiên cứu tại Bern cho biết: “Trong khi phần lớn bề mặt của sao Diêm Vương bị băng metan và các dẫn xuất của nó bao phủ lớp vỏ băng nước, thì Sputnik Planitia chủ yếu chứa đầy băng nitơ, rất có thể đã tích tụ nhanh chóng sau vụ va chạm do độ cao thấp hơn”. Phần phía đông của trái tim cũng được bao phủ bởi một lớp băng nitơ tương tự nhưng mỏng hơn nhiều, nguồn gốc của lớp băng này vẫn chưa được các nhà khoa học nắm rõ nhưng có lẽ có liên quan đến Sputnik Planitia ở phía tây trái tim.

Một vụ va chạm xiên thời sơ khai

Theo Martin Jutzi thuộc Đại học Bern, người khởi xướng nghiên cứu, hình dạng thon dài của Sputnik Planitia và vị trí của nó tại đường xích đạo sao Diêm vương cho thấy rõ ràng rằng vụ va chạm không phải là một cú đâm trực diện mà là một cú đâm xiên. Giống như một số nhóm nghiên cứu khác, nhóm tác giả ở Đại học Bern đã sử dụng phần mềm mô phỏng Thủy động lực học hạt mịn để tái tạo kỹ thuật số những tác động như vậy, thay đổi cả thành phần của sao Diêm Vương và vật va chạm của nó, cũng như vận tốc và góc va chạm. Những mô phỏng này đã xác nhận sự nghi ngờ của các nhà khoa học về độ xiên của góc va chạm và xác định thành phần của vật thể va chạm.

Ballantyne phân tích: “Lõi của sao Diêm Vương lạnh đến mức đá vẫn rất cứng và không tan chảy dù có sức nóng từ vụ va chạm, và nhờ vụ va chạm theo hướng xiên với vận tốc thấp nên lõi của vật thể va chạm không chìm vào lõi của sao Diêm Vương mà vẫn nguyên vẹn và để lại một vết xước trên bề mặt”. Lực va chạm vừa đủ và vận tốc tương đối thấp trong mô phỏng đã cho ra kết quả như hiện tại: Nếu va chạm yếu hơn sẽ làm bề mặt còn sót được mài mịn qua thời gian chứ không giống hình dạng giọt nước kỳ dị mà tàu thăm dò New Horizons của NASA quan sát được trong chuyến bay ngang qua sao Diêm Vương vào năm 2015 .

Giáo sư Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh và đồng tác giả nghiên cứu Erik Asphaug, người đã cộng tác với nhóm nghiên cứu của nó, cho biết: “Chúng ta thường coi các vụ va chạm giữa các hành tinh là những sự kiện cực kỳ khốc liệt nên chỉ tập trung vào những thứ như năng lượng, động lượng hay mật độ và thường dễ bỏ qua các chi tiết khác”. Các nhà khoa học Thụy Sĩ từ năm 2011 đã khám phá ý tưởng về các “mảnh ghép” hành tinh để giải thích, ví dụ, các đặc điểm ở mặt sau của Mặt trăng (vệ tinh của Trái đất). “Trong vùng xa hệ mặt trời, vận tốc (các thiên thể) chậm hơn rất nhiều so với ở gần mặt trời và băng rất rắn, vì vậy phải tính toán chính xác hơn nhiều”, Asphaug lưu ý.

Không có đại dương dưới bề mặt trên sao Diêm Vương

Nghiên cứu hiện tại cũng làm sáng tỏ cấu trúc bên trong của sao Diêm Vương. Trên thực tế, trong lịch sử sơ khai hình thành sao Diêm Vương, nhiều khả năng đã xảy ra sự kiện như các nhà khoa học tại Đại học Bern mô phỏng. Tuy nhiên, điều này đặt ra một vấn đề: Một thung lũng khổng lồ như Sputnik Planitia được cho là sẽ từ từ trôi về phía cực của hành tinh lùn theo thời gian do các định luật vật lý. Đáng lẽ vì khối lượng của Sputnik Planitia nhỏ hơn xung quanh nên bị kéo lùi về cực theo hiệu ứng lực ly tâm. Tuy nhiên, nó vẫn ở gần xích đạo. Lời giải thích lý thuyết trước đây giả định có một đại dương nước lỏng dưới bề mặt, tương tự như một số hành tinh khác ở vùng ngoài hệ mặt trời. Theo giả thuyết này, lớp vỏ băng giá của Sao Diêm Vương sẽ mỏng hơn ở vùng Sputnik Planitia, khiến đại dương phình lên và do nước ở dạng lỏng đặc hơn băng, gây ra chênh lệch khối lượng dẫn đến sự di chuyển về phía xích đạo.

Theo các tác giả, nghiên cứu mới đưa ra một góc nhìn khác, chỉ ra các mô phỏng trong đó toàn bộ lớp phủ nguyên thủy của sao Diêm Vương bị xới bật do va chạm và khi vật liệu lõi của vật va chạm đạp vào lõi của sao Diêm Vương. Kết quả là nó tạo ra sự dư thừa khối lượng cục bộ có thể giải thích việc Sputnik Planitia di chuyển về phía xích đạo mà không có đại dương dưới bề mặt, hoặc cùng lắm là một đại dương rất mỏng.

Denton hiện đã bắt tay vào một dự án nghiên cứu để ước tính tốc độ di chuyển này. Ông cho biết giả thuyết mới và sáng tạo về nguồn gốc hình trái tim của sao Diêm Vương có thể giúp hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời của hành tinh lùn.

'Hành tinh thứ 9 của NASA' để lộ dấu hiệu thân thiện với sự sống

Hành tinh thứ 9 khiến Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) và NASA bất đồng quan điểm tiếp tục đem lại niềm hy vọng mới về khả năng sống được thông qua một siêu núi lửa băng.

Theo Space, một siêu núi lửa băng phun trào chỉ vài triệu năm trước trên Sao Diêm Vương có thể là bằng chứng sống động cho một đại dương ngầm ngay bên dưới đồng bằng băng giá hình trái tim Sputnik Planitia.

Sao Diêm Vương từng là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời, nhưng đã bị IAU "giáng cấp" thành hành tinh lùn từ năm 2006. Tuy vậy, một loạt quan chức hàng đầu NASA khẳng định nó xứng đáng được coi là hành tinh.

Hành tinh thứ 9 của NASA để lộ dấu hiệu thân thiện với sự sống - Hình 1

Tàu New Horizons và Sao Diêm Vương - Ảnh: NASA

Lập luận của NASA dựa trên một loạt nghiên cứu từ dữ liệu mà tàu New Horizons của cơ quan vũ trụ này gửi về từ khu vực xa thẳm bên ngoài Sao Hải Vương.

Các dữ liệu cho thấy thiên thể này có cấu trúc cực kỳ phức tạp, thậm chí là khả năng có một đại dương ngầm và một chút hy vọng cho dạng sự sống cực đoan giống như sự sống ở một số vùng nước sôi gần núi lửa, dưới băng vĩnh cửu ở Nam Cực.

Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Dale Cruikshank từ Trường Đại học Trung tâm Florida (Mỹ), một miệng hố lớn mang tên Kiladze ở Sputnik Planitia từng được cho là miệng hố va chạm do thiên thạch để lại, nhưng các dữ liệu mới nhất gợi ý về một khả năng khác.

Nó có vẻ hơi dài, với băng nước nổi bật rõ ràng so với băng methane bao phủ phần còn lại của hành tinh.

Nhóm nghiên cứu khẳng định nó phải là một miệng núi lửa, tàn tích của một siêu núi lửa hoạt động chỉ vài triệu năm trước, phun ra "dung nham" băng giá từ bên dưới đại dương ngầm.

Sự tồn tại của núi lửa cũng cho thấy bên trong sao Diêm Vương ấm áp hơn so với chúng ta tưởng, lật đổ giả thuyết rằng hành tinh này quá nhỏ nên đã mất toàn bộ nhiệt từ lâu.

Một khả năng là "hành tinh thứ 9" này chứa các nguyên tố phóng xạ trong lõi của nó, giải phóng nhiệt trong khi phân rã.

Nhưng cho dù nguồn nhiệt đến từ đâu, thì nó vẫn đem đến điều quan trọng nhất là giữ cho nước ở trạng thái lỏng bên dưới bề mặt, một điều mà NASA luôn kỳ vọng ở các thế giới khác trong hành trình tìm kiếm bằng chứng cho thấy chúng ta không cô đơn trong vũ trụ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mẹ hai con đi làm bằng máy bay mỗi ngày để tiết kiệm chi phíMẹ hai con đi làm bằng máy bay mỗi ngày để tiết kiệm chi phí
18:58:37 18/02/2025
Gã đàn ông cướp ngân hàng bằng súng phun nước đồ chơiGã đàn ông cướp ngân hàng bằng súng phun nước đồ chơi
18:49:00 18/02/2025
Ngửi mùi 9 xác ướp Ai Cập, các nhà khoa học bị sốcNgửi mùi 9 xác ướp Ai Cập, các nhà khoa học bị sốc
12:43:39 18/02/2025
Chi 17 tỷ đồng 'cứu' cột đá hình phụ nữ ôm con từng bị sét đánhChi 17 tỷ đồng 'cứu' cột đá hình phụ nữ ôm con từng bị sét đánh
09:36:06 17/02/2025
Dọn thùng gạo phát hiện kho báu gia truyền trị giá tương đương 1 căn nhàDọn thùng gạo phát hiện kho báu gia truyền trị giá tương đương 1 căn nhà
09:31:14 17/02/2025
Đòi ô tô làm của hồi môn không được, chú rể lập tức hủy hônĐòi ô tô làm của hồi môn không được, chú rể lập tức hủy hôn
17:51:11 17/02/2025
Công trường dừng thi công gấp vì máy xúc đào trúng vật thể dài 40m, tỏa mùi hương: Chuyên gia khẳng định báu vật hiếm có 3.000 năm tuổiCông trường dừng thi công gấp vì máy xúc đào trúng vật thể dài 40m, tỏa mùi hương: Chuyên gia khẳng định báu vật hiếm có 3.000 năm tuổi
17:49:48 17/02/2025
Thanh niên người rừng cởi trần đóng khố sống biệt lập, lần đầu dùng bật lửaThanh niên người rừng cởi trần đóng khố sống biệt lập, lần đầu dùng bật lửa
00:54:41 18/02/2025

Tin đang nóng

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Khoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷKhoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷ
20:48:26 18/02/2025
Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11
00:15:54 19/02/2025
Cuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổiCuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổi
22:52:09 18/02/2025
Học viên ôtô tập lái cán người tử vongHọc viên ôtô tập lái cán người tử vong
20:58:56 18/02/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thởThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thở
23:32:28 18/02/2025
Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?
21:32:18 18/02/2025
Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hòNữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò
22:20:47 18/02/2025

Tin mới nhất

Những động vật hoang dã có khả năng tỏa mùi hương thơm quyến rũ

Những động vật hoang dã có khả năng tỏa mùi hương thơm quyến rũ

11:00:12 18/02/2025
Trên thế giới có những loài động vật hoang dã với khả năng đặc biệt tỏa ra mùi thơm quyến rũ. Các loài này có thể sử dụng mùi hương của cơ thể để thu hút đối phương, đánh dấu lãnh thổ hay truyền thông tin.
Loài cá hữu ích nhưng bị các nhà khoa học tìm cách 'tiêu diệt'

Loài cá hữu ích nhưng bị các nhà khoa học tìm cách 'tiêu diệt'

10:58:38 18/02/2025
Cá muỗi hay còn gọi là cá tuế, vô cùng hữu ích khi săn muỗi, bọ gậy nhưng bị các nhà khoa học tìm cách diệt do sự xâm lấn của chúng.
Chú chó mang về 700 triệu đồng cho chủ chỉ trong 3 ngày nhờ điều ít ngờ

Chú chó mang về 700 triệu đồng cho chủ chỉ trong 3 ngày nhờ điều ít ngờ

22:51:09 17/02/2025
Chỉ bằng nghề giúp khách vận chuyển hành lý, chú chó Hakimi tại một khu nhà nghỉ ở Lệ Giang (Trung Quốc) gây sốt tới mức chỉ trong 3 ngày mang về tổng doanh thu 200.000 tệ (khoảng 700 triệu đồng).
Dịch vụ cho thuê trang phục từ 6 đến 8 triệu đồng để hóa thân thành chó

Dịch vụ cho thuê trang phục từ 6 đến 8 triệu đồng để hóa thân thành chó

22:34:24 17/02/2025
Anh chọn trang phục hóa thân thành giống chó yêu thích là chó chăn cừu, nặng 4kg, đuôi và bàn chân có thể cử động. Bộ đồ được mô phỏng hình dáng, cử động của chó theo kích thước thật.
Công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng giếng cổ, kho báu 200.000 vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

Công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng giếng cổ, kho báu 200.000 vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

13:39:15 16/02/2025
Sáng ngày 1/6/2016, khi công nhân đang làm việc tại một công trường ở thành phố Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc thì phát hiện một sự việc lạ. Lúc đó, máy xúc đang đào đất tại khu vực cần thi công thì đào trúng một hố sâu khoảng 4-5m so vớ...
Đang ăn cơm, người phụ nữ sợ hãi bỏ chạy khi thấy rắn hổ mang chúa dài 4 mét

Đang ăn cơm, người phụ nữ sợ hãi bỏ chạy khi thấy rắn hổ mang chúa dài 4 mét

13:13:57 16/02/2025
Một phụ nữ 55 tuổi ở tỉnh Chumphon, Thái Lan đã giật mình khi một con rắn hổ mang chúa dài 4 mét, nặng hơn 8 kg trườn vào bếp. Người này đã lập tức bỏ dở bữa ăn và gọi dịch vụ khẩn cấp để được hỗ trợ.
Bí ẩn của thung lũng Hoa hồng

Bí ẩn của thung lũng Hoa hồng

11:06:08 16/02/2025
Nhắc đến Bulgaria là nhắc đến thung lũng Hoa hồng rộng hàng nghìn km2 nhưng, kể từ đầu thế kỷ này, nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi kép khác: Thung lũng của các vị vua Thracia.
1.500 người muốn học triệu phú 'lão hóa ngược' cách trở lại tuổi 18

1.500 người muốn học triệu phú 'lão hóa ngược' cách trở lại tuổi 18

11:00:01 16/02/2025
Hơn 1.500 người quan tâm đến các phương pháp chống lão hóa của triệu phú Bryan Johnson đã chi hàng trăm USD để tham dự sự kiện của ông hôm 15/2.
Loài chim mới, kỳ quái như hố đen nhưng có tên vô cùng đẹp

Loài chim mới, kỳ quái như hố đen nhưng có tên vô cùng đẹp

10:52:46 16/02/2025
Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc nano của lông chim thiên đường tán xạ và hấp thụ ánh sáng một cách đặc biệt, chúng sở hữu bộ cánh màu đen huyền bí
Treo thưởng hơn 1,65 tỷ đồng tìm "họa sĩ bốn chân" mất tích bí ẩn

Treo thưởng hơn 1,65 tỷ đồng tìm "họa sĩ bốn chân" mất tích bí ẩn

23:32:18 15/02/2025
Chú cừu biết vẽ tranh nổi tiếng thế giới đã biến mất bí ẩn tại Nam Phi, khiến chủ trang trại treo thưởng tới 1,2 triệu rand (1,65 tỷ đồng) để tìm lại.
Lỗ đen gấp 600.000 lần Mặt Trời đang lao về phía chúng ta

Lỗ đen gấp 600.000 lần Mặt Trời đang lao về phía chúng ta

13:43:33 15/02/2025
Dấu hiệu của một lỗ đen khổng lồ đã được tiết lộ thông qua những ngôi sao dị thường đang lao vút qua quầng thiên hà Milky Way mà Trái Đất trú ngụ.
Khách sạn khiến khách sợ toát mồ hôi, không thể chịu đựng được vì điều này

Khách sạn khiến khách sợ toát mồ hôi, không thể chịu đựng được vì điều này

08:58:18 15/02/2025
Bên trong khách sạn 5 sao Grand Hyatt tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có một giếng trời cao và thiết kế hình xoắn ốc tạo hiệu ứng mạnh về thị giác khiến người sợ độ cao thấy toát mồ hôi tay.

Có thể bạn quan tâm

Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

Thế giới

06:39:15 19/02/2025
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển công nghệ mới để tạo ra vật liệu từ tre có độ bền cao hơn, giúp củng cố vị thế của nước này trong ngành công nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường.
9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

Sao châu á

06:33:31 19/02/2025
Kim Sae Ron, Jonghyun (SHINee), ảnh đế Lee Sun Kyun... lần lượt nhiều nghệ sĩ ra đi bằng quyết định tàn nhẫn nhất và vấn nạn này hiện đã rơi vào tình trạng báo động đỏ .
Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sao việt

06:28:34 19/02/2025
Không phải Tiểu Vy hay MLee, người được Quốc Anh đăng ảnh trên trang cá nhân giữa thời điểm này là Hoa hậu Kỳ Duyên
Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Ẩm thực

06:17:08 19/02/2025
Nếu bạn ghé qua vùng đất này, hãy để tâm hồn mình lắng đọng và cùng khám phá những trải nghiệm ẩm thực độc đáo nhé.
Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Phim việt

06:07:38 19/02/2025
Bộ phim kinh dị mới của điện ảnh Việt - Quỷ Nhập Tràng mới đây đã tung ra những thước phim, hình ảnh đầu tiên khiến khán giả không khỏi tò mò.
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim châu á

06:05:18 19/02/2025
Có lẽ, không quá khi nói riêng về kỹ xảo, tác phẩm này xứng đáng nằm ở mức tốt so với mặt bằng chung những bộ phim tiên hiệp ngôn tình lên sóng trong 5 năm gần đây.
Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Phim âu mỹ

05:57:15 19/02/2025
Với nhiều khán giả, đội quân tí hon xanh lè Xì Trum đã trở thành một phần tuổi thơ và cũng đã khá lâu kể từ lần cuối biệt đội nhí nhố này xuất hiện tại rạp chiếu.
Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Pháp luật

00:13:36 19/02/2025
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên tàu lưu giữ 6 thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá khác. Tổ công tác đã dẫn giải tàu BV 4053 TS về Cảng Hải đội 301 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 để tiến hành kiểm tra, x...
Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Trắc nghiệm

23:58:45 18/02/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Hậu trường phim

23:13:27 18/02/2025
Đứa con tinh thần của đạo diễn Sủi Cảo liên tiếp thiết lập nên những cột mốc lịch sử và mới đây, nó đã đẩy tác phẩm huyền thoại Vua Sư Tử khỏi top 10 bộ phim điện ảnh có doanh thu phòng vé cao nhất lịch sử.
Vẻ quyến rũ của Mỹ Anh - con gái Mỹ Linh ở tuổi 23

Vẻ quyến rũ của Mỹ Anh - con gái Mỹ Linh ở tuổi 23

Phong cách sao

22:16:00 18/02/2025
Trong loạt ảnh chia sẻ trên trang cá nhân, ca sĩ Mỹ Anh khiến nhiều người bất ngờ bởi hình ảnh trưởng thành, gợi cảm.