Tuổi teen: bệnh không rõ nguyên nhân – Dấu hiêuk của rối loạn tâm lý
Khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM thường tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, cơn mệt, khó thở, cơn ngất, bệnh ngoài da, co giật, buồn nôn, táo bón…
Đó chính là những triệu chứng của một dạng rối loạn tâm lý do khó khăn trong học tập, có vấn đề với gia đình, bạn bè, thầy cô, do những lo lắng của tuổi dậy thì…
Hai trường hợp điển hình
Một nữ sinh 11 tuổi, đang học lớp 6, có những cơn đau đầu từ một năm nay, đã đi khám thần kinh và uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Sau đó em được nhập viện Nhi Đồng 1 để theo dõi.
Từ năm lớp 6, em gặp nhiều chuyển biến như thay đổi trường học, thay đổi bạn bè, cách học cũng khác: mỗi môn một giáo viên, các môn học nhiều hơn, khó hơn… Ba mẹ em khá bận rộn với công việc, cứ thấy con học sút môn nào là cho con tăng cường học thêm. Cô bé tâm sự: “Con chỉ biết có học, sáng mở mắt là học, học suốt ngày đến tối khuya, nhiều đêm con còn nằm mơ làm bài không được nên bị cô phạt!”.
Một nam sinh 15 tuổi, học lớp 10, bị đau bụng từng cơn từ 3 tháng nay, đã khám tiêu hoá và uống thuốc nhưng không giảm. Em được chuyển đến khám tâm lý. Một thời gian sau, khi đã tin tưởng ở chuyên viên tâm lý, em mạnh dạn thổ lộ là em nghi ngờ mình là con nuôi theo lời vài người hàng xóm. Em thấy mình bị bỏ rơi và bị lừa dối, nên mất tin tưởng vào cuộc sống. Tuy nhiên, em không nói được với ba mẹ điều này vì sợ ba mẹ buồn. Từ đó em bắt đầu có cơn đau bụng kéo dài đến ngày nhập viện.
Cần điều trị tâm lý phối hợp y khoa
Video đang HOT
Hai trường hợp trên được gọi là rối loạn tâm lý dạng cơ thể. Ngoài những biểu hiện như đã nói ở đầu bài, rối loạn dạng cơ thể còn có triệu chứng khác: rối loạn nghi bệnh (bệnh nhân thường than phiền đang mắc phải bệnh nan y cần được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ) bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể, dùng thuốc giảm đau vẫn không hết rối loạn sợ biến dạng cơ thể (bệnh nhân thường bận tâm quá đáng vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc từ một khiếm khuyết nhỏ).
Khi các trẻ vị thành niên có những triệu chứng như trên, trẻ cần được khám và điều trị tâm lý phối hợp với điều trị y khoa.
Theo vietbao
Cách đắp mặt nạ không bị tác dụng phụ
Mỗi lần đắp mặt nạ chỉ nên để khoảng 20-30 phút nếu không dưỡng chất bị hút ngược lại, làm da trở nên nhạy cảm.
Đắp mặt nạ là cách làm đẹp đơn giản và tiết kiệm nhất để cung cấp các dưỡng chất, độ ẩm cho da. Nhưng nếu không biết cách sử dụng thì loại mỹ phẩm tưởng như an toàn này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ.
1. Các loại mặt nạ cơ bản
- Mặt nạ lột (Peel off mask): Tác dụng tẩy tế bào chết trên da, giúp da khỏe mạnh, phù hợp với da nhiều dầu.
- Mặt nạ rửa (Wash off mask): Dùng để tẩy tế tào chết nhưng tác dụng không mạnh bằng mặt nạ lột và được dùng cho da khô.
- Mặt nạ ngủ (Sleeping mask): Loại mặt nạ này được sử dụng vào ban đêm, dạng gel và phù hợp với mọi loại da.
- Mặt nạ giấy (Mask sheet): Đây là loại mặt nạ phổ biến nhất. Nó cung cấp dưỡng chất cho da nhanh chóng, giúp da lấy lại sự cân bằng.
- Mặt nạ gel (Gel mask): Loại mặt nạ này có tác dụng và dưỡng chất tương tự như mặt nạ giấy nhưng cách sử dụng hơi lích kích hơn nên không được nhiều chị em ưa chuộng.
2. Thắc mắc thường gặp về cách sử dụng mặt nạ
Đắp mặt nạ càng lâu càng tốt?
Nhiều bạn có thói quen đắp mặt nạ và đi ngủ luôn. Sáng hôm sau tỉnh dậy mới thu dọn "chiến trường". Đây là cách làm hoàn toàn sai. Thông thường, hầu hết các loại mặt nạ đều có thời gian đắp tối đa là 20-30 phút. Nếu để quá lâu thì các dưỡng chất sẽ tự động hút ngược trở lại và không có tác dụng dưỡng da.
Ngày nào cũng đắp mặt nạ thì da mới đẹp?
Cái gì cũng có giới hạn và làm đẹp cũng vậy. Da sẽ bị bội thực và trở nên nhạy cảm nếu ngày nào bạn cũng đắp mặt nạ. Hãy tuân thủ theo những hướng dẫn cụ thể được ghi trên bao bì đựng mặt nạ để có cách sử dụng tối ưu. Thông thường, chỉ nên đắp mặt nạ 2 lần/tuần.
Mặt nạ trái cây, rau củ tự làm có thể sự dụng được nhiều ngày?
So với các loại mặt nạ mua sẵn thì mặt nạ trái cây, rau củ tự chế rất an toàn. Nhưng do không có chất bảo quản nên loại mặt nạ này nhanh bị oxy hóa hơn. Vì vậy, chỉ nên làm một lượng vừa đủ dùng để tránh bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng tới da.
Có thể dùng chung mặt nạ cho da và mắt?
Điều này sai lầm vì nó có thể gây tổn thương cho da mắt vì vùng da này rất nhạy cảm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng loại mặt nạ dành riêng cho da mắt.
Theo vietbao
HIV không giết người nhanh bằng sự kỳ thị' Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng mới khiến người bệnh chết nhanh hơn... Đây là hai thông điệp lớn của Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS đang diễn ra tại thủ đô của Mỹ. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 19 về căn bệnh này, hơn 800 học giả và 300...