Tuổi mãn kinh gặp rắc rối khi mắc các bệnh phụ khoa
Buồng trứng ở tuổi mãn kinh của phụ nữ ngừng hoạt động dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen.
Đây là yếu tố thuận lợi cho các mầm bệnh tấn công và gây bệnh phụ khoa.
Nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa khi mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn mất chức năng sinh lý hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh) do giảm chức năng buồng trứng. Nội tiết tố nữ suy giảm một cách tự nhiên, buồng trứng sẽ bắt đầu sản xuất ít Estrogen và Progesterone hơn, đồng thời khả năng sinh sản cũng giảm sút và mất hẳn.
Buồng trứng ở tuổi mãn kinh của phụ nữ ngừng hoạt động dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Đây là yếu tố thuận lợi cho các mầm bệnh tấn công và gây bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Do sự sụt giảm hoạt động sản sinh nội tiết tố của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic có tác dụng bao bọc và diệt khuẩn. Vì vậy vi khuẩn, nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ là nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Khi nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng do căng thẳng, kinh nguyệt mất hoàn toàn… cũng sẽ khiến chị em mắc bệnh.
Quan hệ tình dục không an toàn, không có các biện pháp phòng tránh với người bị viêm nhiễm phụ khoa có thể khiến bạn mắc bệnh. Ngoài ra khi thực hiện các thủ thuật ở vùng kín, nếu bạn làm ở những địa chỉ không đảm bảo, sử dụng dụng cụ kém vệ sinh tác động tới cơ quan sinh dục nữ cũng là nguyên nhân.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay gặp ở phụ nữ mãn kinh
Ngứa âm hộ, âm đạo
Ngứa là một biểu hiện thường gặp trong các bệnh vùng kín như viêm âm đạo, ung thư âm hộ nhưng cũng có thể chẳng vì nguyên nhân nào. Vì thế, khi có dấu hiệu ngứa, phụ nữ cần đi khám để có hướng điều trị phù hợp.
Hiện tượng vùng kín bị ngứa có thể xuất phát từ việc thay đổi hormone trong cơ thể, lúc này sẽ không gây hại đến sức khỏe của người phụ nữ.
Biện pháp phòng ngừa cơ bản là cần chú ý chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên, triệu chứng ngứa ngáy sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Trong trường hợp âm đạo bị ngứa do bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm sinh dục, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời có thể gây nhiều nguy hiểm.
Vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể lây lan từ vùng viêm nhiễm sang các cơ quan, bộ phận khác, tiến triển thành các bệnh nguy hiểm như viêm nội mạc tử cung, viêm tắc vòi trứng… đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Video đang HOT
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có liên quan đến quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Virus này đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng gia tăng ở các trường hợp sinh đẻ nhiều, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài…
- Ung thư nội mạc tử cung: Là ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết các ung thư này đều chữa trị thành công nếu phát hiện sớm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ béo phì, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc có tiền căn vô sinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Ung thư tử cung: Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
U xơ tử cung
Bước vào độ tuổi mãn kinh, do suy giảm hormone trong cơ thể nên các triệu chứng u xơ tử cung thường xuất hiện như:
Có hiện tượng ra máu âm đạo giữa kỳ kinh. Vùng chậu bị đau và chịu áp lực. Thường xuyên tiểu tiện, táo bón. Đau ở phần lưng dưới.Luôn cảm thấy bụng bị đầy, chướng…
Đại đa số các trường hợp bị u xơ tử cung lành tính, không có khả năng phát triển khối u ác tính và thường diễn tiến chậm. U xơ tử cung nếu phát hiện muộn thì việc điều trị khó khăn và có thể gây các biến chứng nguy hiểm như:
Rong kinh, rong huyết kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính gây ra các vấn đề như sút cân, hụt hơi và choáng váng khi lao động gắng sức. Khối u xơ tử cung to có thể chèn ép các cơ quan xung quanh gây các bệnh lý nguy hiểm như: Chèn ép niệu quản, bàng quang, gây ứ nước bể thận dẫn đến tình trạng giãn đài bể thận niệu quản, sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm đài bể thận…
Viêm nhiễm phụ khoa cần phải được thăm khám sớm và có các biện pháp phòng bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm nhiễm phụ khoa cần phải được thăm khám sớm và có các biện pháp phòng bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm, đó là:
Vệ sinh vùng kín đúng, an toàn. Sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu. Tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo.Sử dụng quần lót phù hợp: Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da.. Thay đồ lót và vệ sinh vùng kín sau khi đi bộ hoặc tập thể dục.Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách tối ưu hóa chế độ ăn uống thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là thời điểm có nhiều thay đổi to lớn, phụ nữ phải trải qua nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng của các triệu chứng.
Bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống để mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài.
1. Mãn kinh ảnh hưởng tới phụ nữ như thế nào?
Thời kỳ mãn kinh được Tổ chức Y tế Thế giới mô tả là một giai đoạn liên tục trong các giai đoạn cuộc đời của phụ nữ và thường có xu hướng xảy ra ở độ tuổi từ 45-55. Thời kỳ mãn kinh được xác định sau khi một người đã trải qua 12 tháng liên tục không có chu kỳ kinh nguyệt và có đặc điểm sinh lý là sự suy giảm nồng độ estrogen cùng một loạt các dấu hiệu và triệu chứng khác.
Một số triệu chứng thường gặp ở thời kỳ mãn kinh bao gồm:
Nóng bừng.Khô âm đạo.Thay đổi tâm trạng.Vấn đề về giấc ngủ.Chuyển hóa chậm.
Các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và công việc của phụ nữ.
Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải tất cả các triệu chứng trên và mức độ của chúng cũng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều nhận thấy rằng những thay đổi ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh mang lại những tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống gia đình và công việc của họ.
Cũng có trường hợp sau khi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh loãng xương, cholesterol cao, tăng huyết áp và tăng lượng đường trong máu trở thành mối lo ngại lớn hơn của phụ nữ. Điều may mắn là việc tối ưu hóa các lựa chọn chế độ ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn này.
2. Chế độ ăn uống giúp nâng cao sức khỏe phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Mối quan tâm về chế độ dinh dưỡng ở thời kỳ mãn kinh sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe phụ nữ, thậm chí là đến những giai đoạn sau của cuộc đời. Ngoài việc giảm các triệu chứng liên quan như bốc hỏa, các ưu tiên về dinh dưỡng trong thời kỳ mãn kinh có xu hướng tập trung vào 3 mục tiêu chính:
Đảm bảo lượng protein đầy đủ để duy trì khối lượng cơ bắp, hoạt động trao đổi chất.Đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe của xương.Quản lý huyết áp, lượng đường và cholesterol trong quá trình này.
Hãy bắt đầu bằng những thay đổi tương đối đơn giản trong chế độ ăn uống hàng ngày. Phụ nữ từ độ tuổi 35-40 tuổi trở lên cần có chế độ ăn uống khoa học, ít nhất mỗi ngày cần dung nạp 6 nguồn thực phẩm chủ yếu, bao gồm sữa, ngũ cốc, thịt cá trứng, rau, trái cây và chất béo có lợi. Trong mỗi bữa ăn nên thiết kế thực phẩm có màu sắc tự nhiên càng đa dạng thì càng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng.
Phụ nữ từ độ tuổi 35-40 tuổi trở lên cần có chế độ ăn uống khoa học.
Theo ThS.BS. Lê Thị Thu Huyền - Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng, phụ nữ tuổi mãn kinh nên cân đối lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày sao cho hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng. Thực hiện mục đích ăn nhiều màu sắc, ngũ cốc nguyên hạt, protein chất lượng trong mỗi bữa ăn, chất béo không bão hòa, thực phẩm hoàn toàn từ thực vật, các món giàu canxi và tối ưu hóa sức khỏe đường ruột của bạn.
Chế độ ăn uống lành mạnh ở phụ nữ mãn kinh nên tuân theo các nguyên tắc sau:
Ăn nhiều trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau.Chọn ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, kê, khoai lang, gạo lứt, bánh mì nâu).Ăn một nắm hạt mỗi ngày và thêm các loại hạt vào thức ăn.Ăn cá có dầu 2 lần một tuần. Nếu bạn không ăn cá, hãy ăn các loại hạt hàng ngày cũng chứa omega-3.Chọn protein nạc hoặc protein thực vật trong mỗi bữa ăn.Thường xuyên ăn các loại đậu, đậu lăng và đậu xanh.Thưởng thức chất béo không bão hòa lành mạnh như bơ, hạt cải dầu, các loại hạt và dầu oliu nguyên chất.Tránh các sản phẩm tiện lợi chế biến sẵn có nhiều đường, muối và đồ uống có ga.Tránh chất ngọt, đặc biệt là chất làm ngọt nhân tạo hoặc đường tinh luyện.Hỗ trợ hệ vi sinh vật của bạn phát triển mạnh mẽ bằng cách ăn thực phẩm lên men, kefir và 30g chất xơ mỗi ngày.Nếu uống rượu, cố gắng giảm lượng rượu và uống ít hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần (tối đa 2 đơn vị mỗi ngày).Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, đảm bảo cung cấp đủ 1.200mg mỗi ngày kể từ thời kỳ mãn kinh trở đi.
Hãy đặt mục tiêu ăn một số ít các loại hạt mỗi ngày.
ThS.BS. Lê Thị Thu Huyền khuyến cáo số lượng thực phẩm nên tiêu thụ hàng ngày cụ thể khoảng:
- Trái cây: 200-500g/ngày
- Cá và hải sản: từ 200g trở lên/tuần
- Đồ uống có đường: ít hơn 1lít/tuần
- Ngũ cốc nguyên cám: 28 - 85g/ngày
- Các loại hạt và đậu: 900g/tuần
- Sữa tách béo không đường: 200-400ml/ngày
- Sữa chua không đường: 100 mg/ngày hoặc 30g phô mai.
Chị em tuổi trung niên chú ý bổ sung canxi, vitamin D từ dầu cá, lòng đỏ trứng, thịt nạc, sữa bò, rau quả... để hạn chế nguy cơ loãng xương. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 7 phần no, ăn chậm nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Song song với điều chỉnh chế độ ăn uống, phụ nữ mãn kinh cần tích cực vận động thể chất tùy theo trạng thái sức khỏe và điều kiện sinh hoạt. Tập thể dục thường xuyên và có một đời sống tinh thần phong phú là cách tốt để hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và loãng xương lâu dài đối với phụ nữ mãn kinh.
Chị em độ tuổi mãn kinh cũng nên chú ý việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường. Đối với các chất bổ sung, hãy lưu ý rằng quy định này khác với quy định đối với thuốc và hãy cẩn thận với các sản phẩm tiếp thị.
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Vương quốc Anh (NHS), những chất bổ sung có chứa phytoestrogen có thể giúp giảm cơn nóng bừng, nên tham khảo ý kiến chuyên môn y tế và cân nhắc thử xem chúng có tác dụng với bạn không. NHS cũng hướng dẫn phụ nữ mãn kinh nên tắm nắng thường xuyên và bổ sung vitamin D trong những tháng mùa thu và mùa đông.
6 cách giải quyết tình trạng đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ mãn kinh Phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh có thể gặp các hiện tượng như mất ngủ, người ướt đẫm mồ hôi mà không rõ lý do, trằn trọc, hay trở mình, thấy lo lắng và mệt mỏi... Các triệu chứng bao gồm bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm là triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh, ảnh...