Từng mất con vì mắc quai bị, mẹ Hải Dương vừa có bầu lại đã phải nằm bẹp một chỗ
Từng có ý định xin con nuôi vì mong chờ mòn mỏi em bé vẫn chưa về, đến khi mang thai chị Ngoan lại không đi lại nổi do bị thiếu canxi.
Suốt chặng đường gần 10 năm trời tìm kiếm mụn con, vợ chồng chị Nguyễn Ngoan 29 tuổi ở Hải Dương đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách và những giọt nước mắt. Thế rồi đôi vợ chồng trẻ đã có được thành quả ngày hôm nay, họ được đền đáp xứng đáng khi có một cô con gái đáng yêu bởi lẽ trong suốt hành trình ấy cả hai luôn nắm chặt tay nhau.
Bé Ti là thành quả gần một thập niên cất công tìm kiếm của vợ chồng chị Ngoan. (Ảnh: NVCC)
Những ngày này ngôi nhà nhỏ của vợ chồng chị Ngoan luôn tràn ngập tiếng cười. Hình ảnh con gái 1 tuổi xinh xắn, đáng yêu với những bước đi chập chững đầu đời, cùng với đó là ánh mắt rạng ngời của ông xã khiến ai cũng cảm nhận được hạnh phúc thực sự của một gia đình.
Ngồi chơi đùa với con, chị Ngoan tâm sự, cách đây 8 năm hai anh chị tổ chức lễ cưới. Lúc đó chị mới 21 tuổi, đang ở thời kỳ sức trẻ tràn trề sẵn sàng cho việc sinh nở, đón tin vui về với tổ ấm nhỏ. Thế nhưng, những tháng ngày sau đó, khó khăn và biến cố liên tục thử thách hai vợ chồng.
Bé Ti là món quà vô cùng quý giá với cặp vợ chồng trẻ. (Ảnh: NVCC)
Cưới được 1 năm, 2 năm nhưng em bé vẫn chưa về, hành trình đi tìm kiếm mụn con bắt đầu nhen nhóm trong lòng cặp vợ chồng trẻ tuổi này. Vợ chồng chị Ngoan tâm niệm nếu không có đứa con thì cuộc sống không có ý nghĩa và vô vị nên họ quyết tâm có con bằng mọi giá và dặn lòng không được bỏ cuộc.
Khăn gói lên Bệnh viện phụ sản Trung ương thăm khám, kết quả cho thấy tình trạng sức khỏe của anh chị hoàn toàn bình thường. Trở về nhà nghỉ ngơi và không quên tẩm bổ dưỡng chất. Thời gian này chị được mách tìm đến các thầy lang bốc thuốc nam để uống kết hợp. Uống hết nhiều thang thuốc kết quả là chị Ngoan tăng cân song tin vui về con cái vẫn bặt vô âm tín. Chị nhớ lại: “Nghe mách uống thuốc bắc thuốc nam để cải thiện nội tiết dễ có con, mình cần mẫn uống đến nỗi tăng cân vù vù. Gặp ai họ cũng nói: “Tốt mái hại trống”, nghe mà xót xa”.
Video đang HOT
Những ngày sau đó chị Ngoan cùng chồng tìm đến Bệnh viện phụ sản Hà Nội để thăm khám và tiến hành thụ tinh nhân tạo (IUI). May mắn ngay lần đầu thực hiện, chị đậu được 1 bé. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Thời điểm đó chị mắc quai bị làm ảnh hưởng đến thai, con chết lưu, bác sĩ đành phải dùng thuốc để giúp chị chấm dứt thai kỳ.
“Khi biết tin mang bầu, cả gia đình nội ngoại ai cũng vui mừng, cứ mong chờ đến ngày con chào đời. Vậy nhưng, sau lần mắc quai bị chúng mình mất con. Cú sốc này khiến cả gia đình rơi vào khủng hoảng. Nghe bác sĩ nói xong, mình bật khóc luôn tại phòng khám” - chị Ngoan nghẹn lại.
Để có được đứa con làm sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, chị Ngoan đã đi qua những tháng ngày gian khó. (Ảnh: NVCC)
Khi mọi cánh cửa tưởng chừng đều đã đóng lại thì tháng 7/2017 chị được một người bạn giới thiệu đến Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội để được bác sĩ tư vấn. Qua thăm khám nhận thấy đủ điều kiện sức khỏe nên các bác sĩ đã đưa ra phương án làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho bệnh nhân.
Chị Ngoan đậu thai ngay lần đầu chuyển phôi nhưng không may mắn lại bị thai sinh hoá. Thêm một lần nữa, người mẹ trẻ ấy phải gánh chịu nỗi đau mất con. “Lần thứ 2 mình bị mất con, lòng đau như cắt từng khúc ruột chỉ biết khóc cho số phận lận đận. Mỗi khi nghe chồng động viên, mình lại càng khóc to hơn, trách bản thân vì đã không giữ được con” – chị nói.
Liên tiếp chịu cú sốc lớn là vậy nhưng chị Ngoan tự gắng gượng đứng dậy để động viên chồng, cùng nhau vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Nghỉ ngơi gần một năm, chị bàn với chồng xin một đứa con nuôi về để vui cửa vui nhà. Tuy nhiên, trước khi đi tìm con nuôi chị vẫn muốn thử vận may thêm một lần nữa.
Kỳ chuyển phôi cuối cùng này chị đến viện với tâm thế thoải mái. 12 ngày sau chuyển phôi chị xét nghiệm beta hCG, kết quả cho thấy có bào thai đang hình thành, lúc này chị Ngoan mới thở phào nhẹ nhõm. Vậy là người mẹ mong chờ con suốt 8 năm thêm một lần nữa đón tin vui.
Lần mang bầu này chị Ngoan bị ốm nghén và rất mệt mỏi. Qua tam cá nguyệt đầu may mắn chị trở lại ăn uống bình thường, nhờ vậy mà con đạt chuẩn cân nặng. Tuy nhiên, đến tuần thứ 10 của thai kỳ do bị thiếu canxi nên cơ thể chị trở nên đau nhức không thể di chuyển được, buộc phải nằm một chỗ.
Thai 26 tuần đi xét nghiệm, kết quả cho thấy chị bị tiểu đường thai kỳ và phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Mẹ 9X kể: “Từ khi có kết luận bị tiểu đường thai kỳ, mình bắt đầu lo lắng cho con mẹ nê phải bóp mồm không dám ăn hoa hoả, cơm trắng mà chuyển qua cơm gạo lứt. Cũng từ ngày biết bản thân tiểu đường sau mỗi bữa ăn mình lại phải dùng máy kiểm tra lượng đường trong máu đến nát hết các đầu ngón tay”.
Con chào đời đã tiếp thêm động lực để chị cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống. (Ảnh: NVCC)
Trải qua tháng ngày mang thai vất vả chị Ngoan hạ sinh thành công bé Ti sớm hơn dự kiến 9 ngày. Con lọt lòng cất tiếng khóc to trong niềm hạnh phúc của toàn thể gia đình mong chờ mòn mỏi suốt gần chục năm. Nhớ lại thời điểm một năm trước, mẹ Hải Dương không kìm được cảm xúc: “Mình thấy được nét mặt hạnh phúc của chồng và mẹ chồng khi nhìn thấy bé Ti, ai cũng xúm vào bế ẵm và xem con giống ai, mặc dù lúc đó mình còn đau và đang bị bơ vơ ở giường bên cạnh. Ngay lúc đó mình thấy thật hạnh phúc biết bao vì mọi sự cố gắng của bố mẹ đã được đến đáp xứng đáng”.
Một ngày đầu tháng 7 nắng oi ả, khi khắp nơi các gia đình đều tấp nập cùng nhau đi du lịch nghỉ mát thì trong căn nhà nhỏ của vợ chồng chị Ngoan ở Hải Dương đang tổ chức mừng sinh nhật cho bé Ti tròn 1 tuổi. Suốt một năm qua, với vợ chồng chị sự có mặt của bé Ti trong gia đình là niềm hạnh phúc vô bờ bến, không có gì quý giá hơn đối với đôi vợ chồng trẻ.
Suốt một năm qua, với vợ chồng chị sự có mặt của bé Ti trong gia đình là niềm hạnh phúc vô bờ bến. (Ảnh: NVCC)
Người phụ nữ nguy kịch vì đắp lá cây lên vết thương
Bị thương ở chân nhưng không nhập viện khám, người phụ nữ tìm đến thầy lang để bốc thuốc bằng lá cây. Hậu quả, bệnh nhân bị cắt bỏ một phần chân và có thể tử vong.
Từ đầu năm đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận hàng chục trường hợp bị biến chứng nặng ở vết thương, do bệnh nhân tự dùng thuốc nam và đắp một số lá cây không rõ nguồn gốc. Mới đây, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp có nguy cơ tử vong cao do biến chứng quá nặng.
Cắt bỏ chi sau khi dùng thuốc lá
Sáng 7/7, bà H. (55 tuổi, ngụ thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa thị xã Ninh Hòa vào bệnh viện tỉnh trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, viêm loét vùng cụt, sưng mủ, có dịch chảy ở 2 mu bàn chân, trong đó chân phải bị nặng hơn chân trái.
Theo bác sĩ Phạm Đình Thành, Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình tổng quát, bệnh nhân bị nhiễm trùng hoại tử 2 mu bàn chân, ở chân phải đã lan rộng tới cẳng đùi, nguy cơ tử vong cao.
Một bệnh nhân phải phẫu thuật sau khi khi tự ý dùng thuốc lá đắp vết thương. Ảnh: A.B.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu cắt lọc đoạn chi bên phải. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân diễn biến nặng do có tiền sử bệnh tiểu đường, hôn mê sâu, phải thở máy để duy trì sự sống.
"Việc phải phẫu thuật cắt lọc đoạn chi bên phải cũng do người bệnh nhập viện muộn. Ngoài ra, người bệnh tự dùng lá cây để đắp vào vết thương khiến bệnh càng nặng hơn", bác sĩ Thành chia sẻ. Sáng 9/7, bệnh viện đã giải quyết cho bệnh nhân H. về nhà theo nguyện vọng gia đình.
Theo người nhà, bệnh nhân H. bị mắc bệnh đái tháo đường. Trước đó, đôi chân của bệnh nhân xuất hiện vết thương lâu lành gây đau đớn, nên có đến thầy lang thăm khám. Người này cho một số lá cây để đắp vào vết thương. Tuy nhiên, sau 10 ngày đắp thuốc, vết thương không lành, trở nặng, bệnh nhân mới nhập viện.
Không nên tự ý dùng thuốc khi bị thương
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh nhân T.T.T.Đ (48 tuổi, ngụ TP Nha Trang), cũng đang được điều trị sau khi dùng thuốc lá cây không rõ nguồn gốc để đắp vết thương.
Theo người nhà bệnh nhân, bà Đ. bị một vết thương ở đầu gối do tai nạn giao thông, thường xuyên bị sưng tấy. Gia đình mua thuốc lá chữa trị cho bà. Sau 3 ngày đắp thuốc, đầu gối của bệnh nhân sưng tấy và đau hơn nên phải nhập viện phẫu thuật.
Các bác sĩ cho biết trường hợp của bệnh nhân Đ. có thể điều trị kịp chữa trị vì thời gian đắp lá không dài, viết thương nhiễm trùng viêm tấy, tụ dịch nhưng chưa ở mức nghiêm trọng phải đoạn chi.
Theo bác sĩ Phạm Đình Thành, việc tự ý dùng lá cây để đắp lên vết thương sẽ gây nhiều biến chứng và hậu quả khó lường cho người bệnh. Trường hợp bị biến chứng nhẹ, nhập viện sớm, các bác sĩ có thể xử lý bảo toàn được chi cho bệnh nhân. Trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ, thậm chí gặp biến chứng suy đa tạng, đe dọa đến tính mạng.
"Người bị chấn thương nên chườm lạnh, kê cao chân và đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để tư vấn, điều trị. Tuyệt đối không đắp thuốc bằng các lá cây hay bôi dầu nóng, rượu thuốc vì nó sẽ làm nóng vùng tổn thương, gây chảy máu mạnh hơn, dẫn tới nguy cơ teo cứng khớp, viêm khớp, hình thành áp-xe gây hoại tử sinh hơi, nặng hơn là suy đa tạng dẫn tới tử vong", bác sĩ Thành chia sẻ.
Đắp thuốc lá cây: Hậu quả khó lường Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận một số trường hợp bị biến chứng nặng ở vết thương do bệnh nhân dùng thuốc nam và đắp một số lá cây không rõ nguồn gốc. Đã có trường hợp tử vong do biến chứng quá nặng. Bị chấn thương ở đầu gối nhưng bệnh nhân N.N.T....