Từng bước gỡ khó, ổn định dạy học SGK lớp 1
Sau gần một học kỳ, việc triển khai dạy học SGK lớp 1 mới tại Nghệ An đã ổn định. Ngành giáo dục cũng chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ để thực hiện chương trình phổ thông 2018 và thay SGK các lớp tiếp theo.
Tiết học hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh, Nghệ An).
Chuyển đổi tâm thế người dạy
Thời gian qua, Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh) sáng tạo tổ chức dạy môn hoạt động trải nghiệm bằng việc lồng ghép vào giờ chào cờ, ngoại khóa… Tiết học về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đối khó với nhận thức học sinh tiểu học. Tuy nhiên, qua hình thức sân khấu hóa trong giờ chào cờ, giao lưu với cán bộ Trạm y tế phường, các em đã tham gia tiết học một cách sôi nổi, nhiệt tình. Không khối lớp lớn, mà học sinh lớp 1 cũng hào hứng và tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Cô Hoàng Thị Hoa Lý – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù thuộc khu vực thành thị, nhưng cái khó của chúng tôi là sỹ số học sinh đông, kỳ vọng của phụ huynh vào con em lại lớn. Riêng với học sinh lớp 1, các em vừa từ bậc mầm non bước sang môi trường phổ thông nên còn chưa quen với nề nếp học tập, rèn luyện mới. Vì vậy, ngoài những tiết dạy trên lớp, nhà trường thường bố trí thêm các hoạt động ngoại khóa để học sinh thích thú và tiếp thu bài một cách dễ dàng.
Số trường có máy chiếu hoặc ti vi phục vụ khai thác SGK điện tử tại Nghệ An rất ít
Video đang HOT
Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 đóng ở địa bàn xa xôi, khó khăn nhất của huyện Con Cuông, Nghệ An với 98% học sinh người dân tộc thiểu số. Trong đó, có nhóm học sinh người Đan Lai mới chuyển từ vùng lõi rừng Quốc gia Pù Mát ra tái định cư và học tập tại trường. Điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, còn thiếu 3 giáo viên để đạt tỷ lệ 1,4 GV/lớp. Dù vậy, thầy Nguyễn Duy Linh – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, tập thể cán bộ, giáo viên đã nỗ lực để khắc phục khó khăn và vẫn đảm bảo dạy 2 buổi/ngày với 30 tiết/tuần. Theo đó, mỗi cán bộ, giáo viên trong trường đều dạy thêm 2 – 3 tiết/tuần kể cả hiệu trưởng, hiệu phó, cộng lại vừa đủ bù số giáo viên còn thiếu”.
Riêng đối với lớp 1, trường ưu tiên dùng nguồn ngân sách chi thường xuyên để mua sắm thêm đồ dùng, thiết bị học tập phục vụ chương trình SGK mới. Đồng thời bố trí giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, tuổi đời trẻ, năng động, biết ứng dụng CNTT vào dạy học để phụ trách lớp 1.
“Dạy học chương trình mới, chúng tôi gặp một số khó khăn, đặc biệt là môn Tiếng Việt do đặc thù học sinh dân tộc thiểu số đông. Tuy nhiên, được Sở và Phòng GD&ĐT tập huấn kỹ lưỡng, trong thời gian năm học diễn ra chúng tôi cũng tổ chức và tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường nên những vướng mặc dần được tháo gỡ. Giáo viên cũng chủ động nghiên cứu tài liệu giảng dạy để mạnh dạn thay thế ngữ liệu phù hợp với thực tiễn. Qua 1 học kỳ, học sinh cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ năng bài học, môn học theo yêu cầu”, thầy Nguyễn Duy Linh cho hay.
Ổn định dạy học theo chương trình GDPT mới
Khi triển khai chương trình SGK lớp 1, Phòng GD&ĐT nhiều địa phương tại Nghệ An đã chủ động tổ chức hội thảo chuyên môn. Qua đó, các nhà trường trao đổi, chia sẻ về quản lý, xây dựng chương trình nhà trường cũng như kinh nghiệm dạy học các môn cụ thể.
Tại huyện Đô Lương, đến hết học kỳ I, có 33/33 trường trên địa bàn đã thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn tự chủ lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Hải – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương cho biết: Chương trình phổ thông 2018 yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cách tiếp cận, đánh giá năng lực người học… Chuyển trọng tâm từ việc học sinh tiếp thu được kiến thức gì sang các em vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều này, chúng tôi cũng yêu cầu giáo viên phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang phương pháp vận dụng, phát huy năng lực và phẩm chất. Đồng thời, tăng cường tương tác, cộng tác giữa giáo viên – học sinh để tạo sự dân chủ trong giáo dục.
Các trường tiểu học tại Nghệ An đang triển khai dạy học SGK lớp 1 ổn định
Cũng theo đánh giá của ông Đào Công Lợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, dù gặp một số vướng mắc không tránh khỏi trong năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018, song nhờ công tác chuẩn bị kỹ lượng từ cơ sở vật chất, đội ngũ, tập huấn chuyên môn… Hiện các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện SGK lớp 1.
Tuy nhiên, là địa phương rộng lớn với hơn 500 trường tiểu học, trên 2.000 lớp 1, để triển khai chương trình một cách đồng bộ vẫn còn khó khăn, nhất là sự chênh lệch vùng miền. Tỉnh ưu tiên bố trí đủ 1,4 giáo viên/lớp cho lớp 1 để đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày.
Tuy vậy, trên thực tế tỷ lệ này chưa đồng đều giữa các địa phương. Thị xã Thái Hòa Cửa Lò, Con Cuông, Tương Dương tỷ lệ từ 1,4 – 1,48 giáo viên/lớp. Trong khi đó ở các địa phương như thị xã Hoàng Mai, Đô Luong, Quỳnh Lưu tỷ lệ từ 1,17 – 1,23 giáo viên/lớp. Việc đầu tư cơ sở vật chất, mùa sắm trang thiết bị cũng đang nhiều hạn chế. Trong đó, máy chiếu, ti vi để khai thác SGK điện tử theo chương trình mới cơ bản chưa đáp ứng đủ.
Với những tồn tại trên, ông Nguyễn Hồng Hoa- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học – Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Để triển khai chương trình GDPT 2018 hiệu quả những năm tiếp theo, cần phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất. Điều này, ngoài sự đầu tư của cần đẩy mạnh xã hội hóa và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục.
Về phía ngành sẽ tiếp tục tham mưu để quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, thu gọn các điểm trường lẻ. Từ đó đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả giáo dục. Ngành cũng tiếp tục tăng cường thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường và tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn bị thực hiện SGK các năm tới.
TP.HCM đưa nội dung 'Smartphone trong đời sống xã hội' vào giảng dạy
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn các trường THCS, THPT thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong năm học 2020-2021.
Học sinh trung học tham gia hoạt động trải nghiệm tại Đường sách TP.HCM trong một sự kiện do Sở GD-ĐT TP tổ chức trong năm học 2019-2020. Ảnh: H.HG
Theo đó, Sở yêu cầu các trường THCS, THPT đổi mới nội dung các chủ đề giáo dục ngoài giờ lên lớp cho phù hợp với xã hội hiện nay, tiếp cận chương tình trải nghiệm của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, các trường có thể thực hiện giáo dục theo các chủ đề như: Nghề tương lai trong cách mạng 4.0; Giao tiếp mạng xã hội; Smartphone trong đời sống xã hội; Văn hoá giao thông; Văn hóa gia đình.
Bên cạnh đó, Sở cũng định hướng việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo.
Được biết, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường bao gồm hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở các bộ môn trong và ngoài nhà trường. Cụ thể:
Hoạt động ngoại khoá: nhằm củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tổ chức cho nhiều đối tượng khối lớp học sinh tham gia, không xác định được lượng kiến thức trong các môn học và có thu phí trên tinh thần tự nguyện của học sinh. Hoạt động này không kiểm tra đánh giá học sinh.
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở các bộ môn trong và ngoài nhà trường: có bài kiểm tra đánh giá học sinh, tổ chuyên môn của trường phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiến thức thực hiện, phương thức thực hiện, phương thức kiểm tra đánh giá, đối tượng học sinh và lực lượng giáo viên, giảng viên tổ chức hoạt động dạy học.
Còn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nội dung giáo dục trong chương trình chính khoá, được bố trí 2 tiết/tháng.
Thầy Nguyễn Đức Thắng chia sẻ phương pháp giúp học sinh không "sợ" môn Toán Thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng -Tổ trưởng Tổ Toán - Tin Trường Trung học phổ thông Ban Mai nêu ra những việc phải làm để học sinh thích và yêu toán học. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng đăng tải chia sẻ của thầy. Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao. Môn Toán là môn học...