“Tự xử” với bò nhúng giấm
Mỗi khi tụ tập và quyết định làm bò nhúng giấm cho tiệc gặp gỡ, bạn bè tôi thường gọi tên món này là “món tự xử”.
Sở dĩ gọi vậy là bởi sau khi bày biện đồ ăn lên bàn, phần ai nấy lo, tự phục vụ cho mình theo khẩu vị riêng. Người thích ăn thịt bò chín, người thích ăn tái, người thích cuộn với rau sống, người thích ăn với bún…
Bò đã cắt thành lát mỏng “nằm chờ” sẵn
Bò nhúng giấm, món ăn đặc biệt được ưa thích ở những bữa xum họp, không chỉ bởi tính “tự xử” phóng khoáng của nó, mà chính bởi sự giản dị, dễ chế biến, lại đầy đủ chất dinh dưỡng, và đặc biệt là vô cùng khoái khẩu.
Cùng là một món, nhưng ở mỗi nơi cách chế biến mỗi khác. Riêng miền Trung, bò nhúng giấm khác biệt ở chỗ không chấm với mắm nước mà là mắm cá cơm được pha chế với thơm (khóm) băm nhuyễn, bột ngọt, đường, ớt, tỏi. Tất cả tạo thành một chén nước chấm bò nhúng giấm vô cùng đặc trưng, đậm chất ẩm thực vùng miền.
Thịt bò chỉ cần chọn mua loại bò phi lê, sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh cho thịt bò săn lại, rồi mang ra dùng dao xắt lát mỏng. Thịt bò dùng để nhúng giấm càng mỏng càng mềm ngon. Thịt ướp với một ít gia vị như tiêu, hành tây cắt mỏng, hành lá, ớt đỏ cắt sợi… Lúc này đĩa thịt đã rất nhiều màu sắc bắt mắt.
Lạ lùng ở chỗ, thành phần chính của bò nhúng giấm không hẳn chính là bò, mà lại là nước giấm nhúng. Nước giấm được chế biến kỹ lưỡng, ban đầu là phi thơm hành tỏi (đã giã nhuyễn) với chút dầu phụng, cho sả băm vào, rồi bỏ cà chua cắt múi cau và thơm xắt nhỏ vào tao đều.
Tiếp đó, bạn đừng quên thêm một ít đậu phụng quê rang chín, đã giã mịn vào, để làm dậy hương vị rất đặc biệt. Sau đó đến lượt giấm, nước dừa xiêm, một ít nước dùng với liều lượng tương đương nhau.
Lúc này nồi nước đã rất đầy đủ hương vị, thêm một chút muối, đường, bột ngọt vào cho vừa miệng là được.
Video đang HOT
Nước dùng đã sẵn sàng, và luôn trong trạng thái sôi sùng sục, đặt vào giữa bàn ăn. Bên cạnh nồi nước là đĩa rau sống gồm xà lách, dưa leo, chuối chát, rau diếp cá, rau thơm, cải con… Vậy là đã có thể thưởng thức.
Lấy một miếng bánh tráng lề, bỏ lên đầy đủ các loại rau, nhúng một miếng thịt bò vào nồi nước giấm, tùy thích ăn chín hay ăn tái mà thực khách nhúng thịt vào nồi lâu hay mau, sau đó cuộn lại, chấm vào chén nước mắm nêm, và cắn liền một miếng.
Thịt nóng hôi hổi nhưng quyện với rau sống và hòa vào hương vị nước chấm, cái nóng bay biến đi đâu mất, chỉ còn lại sự thòm thèm muốn tiếp tục những cuốn nữa, những cuốn nữa, mãi cho đến khi…mỏi tay, no bụng thì thôi.
Nồi nước giấm nhúng được cho là thành phần chính của món ăn
Rau sống, nước mắm nêm chính là điểm khác biệt của người miền Trung với món bò nhúng giấm
Một miếng bánh tráng lề, một ít rau sống…
:.. Gắp thịt nhúng vào nồi nước giấm đang sôi, và thưởng thức
Theo ihay
[Chế biến] - Gỏi nham Gò Công
Món nham là món ăn chơi, món khai vị, lai rai với rượu chát trắng, vài cái bánh phồng tôm cũng đủ làm ông say "quắt cần câu".
Nham là đặc sản của Gò Công, so với bộ đặc sản nổi danh Lục Tỉnh Nam Kỳ xưa nay không đâu bằng. Hương vị của nham độc đáo, kỹ thuật chế biến kết hợp ngọt mặn chua cay từ chất liệu thiên nhiên.
Nguyên liệu:
- Rau diếp cá (vị chủ lực)
- Dưa leo
- Cà rốt bào sợi
- Chuối chát
- Khế chua
- Chất đạm gồm thịt cua (cua luộc, gỡ thịt và gạch cua) thịt ba rọi hoặc thịt gà (luộc chín thái sợi).
- Nước mắm, đường, nước cốt chanh, hạt nêm, tiêu, tỏi, ớt.
Cách làm:
- Thịt cua dù đã chín cũng phải xào lại cho thơm. Cho chảo nóng, thêm một ít dầu ăn để phi thơm tỏi, cho tiếp cua vào, thêm hạt nêm, đường, ớt đảo nhanh tay.
- Cho rau diếp cá vào thố, vò cho hơi dập (không vò nát như rau ngót). Cho tiếp dưa leo, cà rốt, chuối chát và khế. Cho thịt vào.
- Làm gia vị trộn gỏi: nấu nước mắm và đường với tỷ lệ 1 bát nước mắm, 2 bát đường. Khi đường tan tắt bếp, không để nước mắm sôi (hỗn hợp nước mắm đường để nguội có thể dùng quanh năm). Nếu làm món chay thì pha theo tỷ lệ 1 chén rưỡi nước tương và 2 chén đường. Cho nước mắm đường ra chén, thêm một ít nước cốt chanh (không cho nhiều vì khế đã chua).
- Lấy một ít rau diếp cá, khế và chuối băm nhuyễn. Cho thêm ớt bằm và ít tỏi, tiêu vào thố. Rưới nước trộn gỏi lên hỗn hợp trong thố. Trộn đều.
- Dùng với bánh tráng nướng.
- Ngoài ra, bạn có thể đổi món với rau diếp cá bằng cách trộn rau sống, nhai tươi, hoặc xay để uống. Rau diếp cá có thể ăn sống, nhai, trộn gỏi hoặc xay uống.
Theo ihay
Bạn đã thử ăn tiết canh cua? Mi nhìnt canh cua giống nh rau câu, nhng ăn thấy lạ rất ngon. Cái vị mặn, ngọt ngọt của thịt cua lẫn vt cua khiến ngời ăn cảm giác nh đang ngồi sát mép bin, vừa ăn hải sản vừa nhâm nhi một chút mặn chát của nn. Tiết canh cua cũc ăn chung vi bánh tráng, ăn kèm vi rau diếp...