Tự xác định chỉ tiêu: Trường ĐH “chết đứng”
Tuy gặp khó khăn trong việc tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định mới nhưng nhiều trường ĐH vẫn hy vọng Bộ GD&ĐT không mạnh tay “trảm”.
Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2012. Theo đó, các trường tự xác định chỉ tiêu, nếu sai sẽ bị xử phạt rất nặng và có thể bị bắt dừng tuyển sinh tùy mức độ vi phạm. Nhiều trường đang lo lắng vì những quy định cứng rắn này.
Trường ĐH bắt đầu được tự chủ
Nhiều trường ĐH cho biết các quy định trên sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn bằng việc Bộ đã bắt đầu giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, đồng thời buộc các trường phải tự chịu trách nhiệm, đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra. “Với quy định mới này, Bộ GD&ĐT buộc các trường phải tự hạn chế số lượng tuyển sinh dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giảng viên, điều này sẽ không dẫn đến tình trạng tăng chỉ tiêu đột biến như mọi năm” – TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận xét.
Nếu trước nay, các trường được gộp giảng viên thỉnh giảng khi tính số lượng giảng viên thì trong quy định mới, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên số lượng giảng viên cơ hữu. Về cơ sở vật chất, các trường chỉ được xác định chỉ tiêu dựa trên mặt bằng hiện hữu đã có.
Theo các chuyên gia giáo dục, đây là điểm khác biệt rất lớn, thể hiện mong muốn của Bộ GD&ĐT và xã hội là các trường cần phải có giảng viên, cơ sở vật chất của riêng mình. Những mô hình trường tạm bợ, được chăng hay chớ sẽ không tạo tiền đề đảm bảo chất lượng, không tạo ra bộ mặt đẹp cho giáo dục ĐH.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2011. Đây là trường có diện tích xây dựng/sinh viên chỉ đạt 1,2 m2, chưa đủ theo quy định
Video đang HOT
Cần có lộ trình?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu thực hiện ngay từ năm 2012, hàng loạt trường sẽ phải ngừng tuyển sinh. Bởi không chỉ trường mới thành lập mà cả một số trường công lập lâu đời cũng không đảm bảo tiêu chuẩn diện tích 2 m2/sinh viên như quy định của thông tư. Thậm chí nhiều trường chủ yếu thuê mướn mặt bằng hoặc nếu có cũng rất ít so với số lượng hàng ngàn sinh viên đang theo học.
Theo TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, nếu áp dụng nghiêm túc từ năm 2012 ít nhất 10 trường sẽ phải dừng hoặc nhiều hơn. Còn nếu đến năm 2013 thì các trường có một năm chuẩn bị, sẽ nhẹ hơn. Nhưng dù sao cũng có trường phải ngừng tuyển sinh vì xây trường không dễ, giải phóng mặt bằng chưa xong, đất đai không có.
Lo thì lo nhưng các trường vẫn đang hy vọng Bộ GD&ĐT nới lỏng các quy định này. TS Nguyễn Đăng Liêm, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, nói: “Khó khăn về cơ sở vật chất là nỗi khổ của nhiều trường nhưng không đến nỗi phải ngừng tuyển sinh. Tôi nghĩ Nhà nước luôn có “chính sách vào giờ cuối”. Nếu quy định trên được vận dụng linh hoạt, mềm một chút thì chỉ tiêu các trường sẽ đạt 80% năm trước; còn nếu vận dụng cứng quá thì chỉ tiêu còn chừng 50%”.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho biết: “Các trường không đủ cơ sở vật chất, không đủ giảng viên đương nhiên sẽ bị phạt. Nhưng các quy định của Bộ phải có lộ trình thực hiện thì mới có tầm chiến lược”. Trong khi đó, TS Lê Trường Tùng cho rằng: “Theo tôi, áp dụng lộ trình cũng được hoặc áp dụng ngay xem như giải pháp mạnh để các trường tạm ngưng tuyển sinh một vài năm để tập trung đầu tư cơ sở vật chất cũng tốt”.
Bộ GD&ĐT đang triển khai thanh tra, kiểm tra các trường được thành lập từ năm 1998 đến 2010. Quan điểm của Bộ là không tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục ĐH nếu các điều kiện bảo đảm chất lượng của trường không tốt hơn năm trước; giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những trường đã được thành lập trước năm 2010 mà chưa xây dựng cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập; đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể nếu trường vẫn không xây dựng được cơ sở tại địa điểm đăng ký sau ba năm (kể từ năm 2010). Ông BÙI VĂN GA, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nhiều trường khó đạt tiêu chí Theo quy định mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH phải tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm theo hai tiêu chí. Tiêu chí 1, số sinh viên chính quy/giảng viên nhóm trường y – dược không quá 15; nhóm trường nghệ thuật – thể dục thể thao không quá 10; các trường khác không quá 25. Tiêu chí 2, diện tích sàn xây dựng/sinh viên không được ít hơn 2 m2. Tuy nhiên, rất nhiều trường đang còn cách xa các ngưỡng tối thiểu trong quy định trên.
Theo BĐVN
Bối rối khi mua sách tham khảo cho con
Đầu năm học này, chị Mai ở Cầu Giấy, Hà Nội phải đi mua mất 6 quyển sách Bài tập lịch sử mới đúng quyển cô con gái, đang học lớp 6, cần.
Chồng chị thì đi 3 cửa hàng mới mua đúng quyển toán, bố con đi thêm 3 lần nữa mua quyển Tiếng Việt..., mặc dù chị đã cẩn thận chọn đúng sách của NXB Giáo dục VN.
Loạn sách tham khảo
Vào cửa hàng sách mới thấy giờ đây thì trên là giời, dưới là... sách. Đếm sơ ở gian hàng sách tham khảo, chị Mai hoảng hốt khi thấy riêng sách toán tham khảo dành cho học sinh lớp 1 đã có đến 18 quyển, nào là để học tốt toán lớp 1, Để giải tốt bài tập toán 1, Bài tập toán cuối tuần, Tự luyện Violympic, Toán lớp 1 nâng cao, ôn tập hè... Lớp 1, nên có "nâng cao" thì cũng chỉ là mấy bài tính cộng trừ, so sánh dài ngắn, cao thấp, thế mà nhiều sách quá, làm khổ các cháu.
Lớp 1 có 18 quyển toán tham khảo, thì lớp 12 riêng sách tham khảo cho phần giải tích đã lên tới... 42 quyển, trong đó riêng loại có đầu đề "để học tốt giải tích" cũng có đến 20 quyển. Còn lại là đủ món: Từ bài tập nâng cao, chuyên đề giải tích. Không chỉ nhà xuất bản Giáo dục, các công ty tư nhân, các nhà xuất bản khác cũng lao ra làm sách tham khảo. Điều đáng chú ý là cuối mỗi đề bài hoặc sau mỗi cuốn sách bao giờ cũng có phần bài giải. Sẽ rất khó khăn để các cháu động não bởi lời giải đã có sẵn rồi. Vì thế, sách tham khảo nhiều, nhưng hiệu quả tham khảo chắc chắn không nhiều.
Dịp đầu năm học vừa rồi, chị Mai quá bối rối khi đi mua sách cho con. Quyển nào cũng thấy giống loại con cần, mà mua về thì lại không đúng. Sách bài tập lịch sử, chị mua 6 quyển về mới đúng. Sách bài tập công nghệ, Sinh... quyển nào cũng phải mua mất mấy lần. Sách giáo khoa không quá đắt, tiền tốn không nhiều nhưng công sá đi lại mua sắm thì tốn quá. Chị đã tưởng mình mình gặp cảnh này, vì khi đi mua sách đã không còn loại trọn bộ, nhưng thực ra rất nhiều bạn bè đồng cảnh, kêu cứ ầm trời về chuyện tưởng như đơn giản là mua sách.
"Tài liệu dùng kèm sách giáo khoa"
Thấy mẹ cứ mua sách về rồi không đúng loại mình cần, cô con gái chị Mai hướng dẫn chị giở trang đầu sách, xem sách bài tập loại có hàng chữ "tài liệu dùng kèm sách giáo khoa" thì mới đúng là loại sách bài tập sử dụng chính khoá. Các sách bài tập không có hàng chữ này đều là sách tham khảo. Ngoài ra, cách chọn đúng sách dùng chính khoá là loại không có lời giải ở sau đề bài.
Không phải học sinh nào cũng có cô giáo kề bên hỗ trợ mỗi khi gặp bài khó. Cũng không phải ai cũng có điều kiện để vào mạng, tìm đề bài. Trong tình huống này, sách tham khảo là rất cần thiết. Thế nhưng, có "quá" hay không khi có tới 18 cuốn sách tham khảo môn Toán cho một học sinh lớp 1? Đành rằng kinh tế thị trường, mua bán là thoả thuận.
Theo DV
Nữ sinh Tâm lý đăng quang Miss Nhân văn Nguyễn Thanh Ly, nữ sinh K54 khoa Tâm lý học đã xuất sắc trở thành Miss Nhân văn 2011 trong đêm chung kết cuộc thi diễn ra tại KTX Mễ Trì, Hà Nội vào tối 9.12. Không nổi trội về nhan sắc nhưng Thanh Ly đã chứng tỏ sự sắc sảo của mình qua câu trả lời ở phần thi ứng xử. Miss...