Từ Washington đến Donald Trump, đâu là tổng thống “tỷ đô” giàu nhất lịch sử nước Mỹ
Chiến dịch trở thành tổng thống Mỹ luôn là một công việc tốn kém tới hàng triệu đô la. Vì vậy, chỉ có những ứng cử viên sở hữu khối tài sản khổng lồ mới có đủ khả năng chạy đua vào vị trí này.
Khi vận động tranh cử tổng thống, các ứng cử viên thường sẽ cố gắng thể hiện những hình ảnh việc làm bình dị để thu hút mọi tầng lớp người dân Mỹ. Nhưng thực tế, xây dựng một sự nghiệp chính trị và tranh cử tổng thống là một công việc tốn kém hàng triệu đô la, và những người tham gia thử thách này nếu không có khối tài sản khổng lồ sẽ bị loại khỏi đường đua ngay lập tức.
Dưới đây, Business Insider thống kê một số người giàu nhất từng điều hành Nhà Trắng.
Donald Trump – kinh doanh bất động sản và khách sạn – 3,5 tỷ đô la
Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ hiện ở mức khoảng 3,5 tỷ USD, giúp ông trở thành ứng cử viên tổng thống giàu nhất từng giành được vị trí này. Tuy nhiên, ông Trump thường tuyên bố giá trị ròng thực tế mà ông sở hữu cao hơn nhiều – lên tới 7 tỷ đô la.
Hầu hết tài sản của ông Trump gắn liền với danh mục đầu tư bất động sản, bao gồm các tòa nhà chọc trời ở New York, khu nghỉ dưỡng chơi golf ở Florida, Ireland, Scotland và các khách sạn cao cấp ở các thành phố trên khắp thế giới.
Video đang HOT
George Washington – chủ đất – 525 triệu đô la
Tính theo số liệu đã được điều chỉnh theo lạm phát, tài sản của tổng thống đầu tiên nước Mỹ hiện nay sẽ ở mức 525 triệu đô la, theo số liệu được Business Insider đưa ra. Con số này giúp George Washington trở thành người giàu có nhất từng giành chức tổng thống trước khi chiến thắng năm 2016 của Donald Trump xảy ra.
Khối tài sản của Washington gắn liền với những khu đất rộng lớn ở Mount Vernon, Virginia, trải dài trên 8.000 mẫu Anh ở Virginia. Ông cũng sở hữu hơn 300 nô lệ.
Theodore Roosevelt – thừa kế và tài sản – 155 triệu USD
Theodore Roosevelt, tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ, xuất thân từ một gia đình giàu có và được thừa kế cả một gia tài ngay từ khi còn trẻ. Tuy nhiên, ông đã mất tất cả sau một lần kinh doanh thất bại.
Roosevelt sở hữu 235 mẫu đất ở Oyster Bay, Long Island sau đám cưới năm 1883. Hiện đây là một trong những vùng đất có giá trị lớn nhất nước Mỹ, mang lại cho vị tổng thống này một tài sản ròng trị giá 125 triệu đô la.
John F Kennedy – bất động sản – 60 triệu USD
John F Kennedy được sinh ra trong sự giàu có và kết hôn với người thừa kế của đế chế dầu mỏ Jacqueline Bouvier vào năm 1953. Khối tài sản của ông hầu hết được thừa kế từ cha, Joe Kennedy, một trong những người đàn ông giàu nhất nước Mỹ, kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán và buôn lậu.
Khi được bầu vào Nhà Trắng, JFK đã dùng toàn bộ mức lương 100.000 USD mỗi năm của mình để làm từ thiện. Tại thời điểm bị ám sát, tổng thống Kennedy sở hữu khối tài sản trị giá 60 triệu USD (theo tỷ giá hiện nay) nhờ các hoạt động đầu tư bất động sản. Nếu ông không bị ám sát vào năm 1963, Kennedy đã có thể kế thừa tài sản của gia đình ông, khoảng 1 tỷ USD.
Theo Danviet
Mỹ trì hoãn lệnh "ân xá" với Huawei sau căng thẳng leo thang với Trung Quốc
Theo nhiều nguồn tin, Mỹ đã trì hoãn quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục kinh doanh với hãng công nghệ Huawei sau khi Trung Quốc không mua thêm sản phẩm nông sản từ Mỹ.
Thông tin trên xuất hiện giữa lúc căng thẳng Mỹ và Trung Quốc đang leo thang sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ ngừng mua thêm sản phẩm nông sản từ Mỹ như một cách để phản đối lại lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump về một vòng thuế quan mới.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump cũng đe dọa không cho phép thực hiện bất kì giao dịch nào với Huawei, tuy nhiên nhấn mạnh quan điểm này có thể thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại.
Tập đoàn Huawei đang nằm trong diện phải chịu chế tài của Mỹ
Việc tiếp tục mua các sản phẩm nông sản từ Mỹ được cho là một trong những điểm mấu chốt trong thỏa thuận thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Phía Trung Quốc từng đồng ý với vấn đề này như biện pháp xuống thang căng thẳng với Mỹ vào hồi tháng 6, đồng thời tạo điều kiện cho đối thoại.
Đổi lại, Mỹ cũng đã tiếp tục cho phép các công ty công nghệ của nước này tiếp tục được bán những sản phẩm không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia cho tập đoàn Huawei. Sau khi quyết định này được ông Donald Trump đưa ra, Bộ Thương mại Mỹ đã nhận được 50 yêu cầu cấp giấy phép tiếp tục kinh doanh với Huawei.
Các chế tài cấm vận của Washington đã khiến Huawei tuyên bố phát triển kế hoạch phát triển mới nhằm tránh phụ thuộc với các hãng công nghệ Mỹ. Vào hôm 9-8, Huawei đã công bố hệ điều hành HarmonyOS như sản phẩm thay thế cho hệ điều hành Android của Google.
Theo anninhthudo
Ông Trump : "Trung Quốc đang giết Mỹ bằng các thỏa thuận thương mại không công bằng" Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định lập trường quyết liệt của ông đối với các chính sách thương mại và kinh tế của Trung Quốc sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Dù Bắc Kinh ám chỉ có thể đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm vốn được sử dụng rộng rãi, từ điện thoại iPhone tới các...