Từ vụ người đàn ông tử vong vì ăn hàu sống, chuyên gia chỉ rõ 3 nhóm người tuyệt đối không ăn nếu không muốn mất mạng
Người đang mắc bệnh gan mãn tính, người mắc các bệnh nền và người có tiền sử bị dị ứng hải sản… được khuyên tuyệt đối không nên ăn hàu sống.
Vừa qua, các bác sĩ tại bệnh viện WakeMed (Mỹ) đã xác nhận một người đàn ông mất mạng sau khi ăn hàu sống tại một nhà hàng.
Vi khuẩn “ăn thịt người” trú ở hàu sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn nếu được nấu chín. Ảnh minh họa
Được biết, sau khi ăn hàu sống, bệnh nhân có biểu hiệu dị ứng, sốt cao và diễn biến xấu. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng anh đã không qua khỏi. Các bác sĩ xác định bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Vibrio Vulnificus.
Theo khoa học, vi khuẩn Vibrio vulnificus thường thấy ở các vùng biển nước ấm và sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước từ 20oC trở lên. Vi khuẩn Vibrio vulnificus trú ở những loại hải sản bị nhiễm khuẩn không được chế biến thích hợp bao gồm tôm, cá, nghêu và đặc biệt là hàu sống. Người ăn phải hải sản nhiễm khuẩn này có tỉ lệ tử vong trung bình có thể lên tới 50%.
Các dấu hiệu sớm khi nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnuficus bao gồm: sốt, xuất hiện các nốt phồng rộp hoại tử, nặng là nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn rồi tử vong.
Video đang HOT
Không có cơ sở khoa học cho thấy hàu nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống. Ảnh minh họa
Những người tuyệt đối không nên ăn hàu sống
Theo khuyến cáo, vi khuẩn Vibrio Vulnuficus rất nguy hiểm, bằng mắt thường hay vị giác, người dân không thể phân biệt được sự khác biệt giữa hàu nhiễm khuẩn “ăn thịt người” với hàu khỏe mạnh. Nhưng chúng hoàn toàn bị tiêu diệt khi nấu chín. Vì vậy để phòng bệnh từ loại vi khuẩn này, tốt nhất không ăn hàu khi chưa nấu chín.
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, thì những người có dấu hiệu sau đây cần tuyệt đối không ăn hàu sống:
- Người mắc bệnh gan mãn tính
- Người có bệnh lý nền, đang sử dụng các thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch
- Người có tiền sử bị dị ứng hải sản.
Ngoài ra, những người có vết thương hở cần tuyệt đối tiếp xúc với vùng nước biển ấm mà Vibrio vulnificus hiện diện.
Những người tuyệt đối không nên ăn hải sản
Hải sản rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên những người sau đây tuyệt đối không nên ăn hải sản để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Người bị dị ứng: Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng đây cũng là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Chính vì vậy, những người dễ bị dị ứng da không nên ăn nhiều hải sản. Nêu sau ăn vài phut tơi vai giờ thây nổi mề đay, ngưa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thi nên đi bênh viên gâp, keo nguy hai cho tinh mang.
Những người bị viêm họng, ho: Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn nhiều hải sản. Bởi hải sản có khả năng gây kích ứng cao, do đó nếu bạn từng bị viêm họng khi sử dụng những loại thực phẩm này một cách không cẩn thận sẽ khiến bệnh viêm họng trở nặng thêm, các loại hải sản sẽ gây kích ứng làm khô họng và tạo nên triệu chứng ho khan thành từng cơn, khiến cho bệnh thêm lâu khỏi.
Người mắc bệnh da liễu: Hàu rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nếu thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên han chê ăn hải sản, tốt nhất môi tuân chi nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Người bị gout hay viêm khớp: Hải sản là một trong những món ăn kiêng kỵ đối với những người bị gout hay viêm khớp. Trong hải sản như tôm , cua , hàu... có nhiều khoáng chất như: Canxi , kẽm, sắt, đồng , kali.
Với những người bị viêm khớp hoặc bị gout, lượng kẽm trong đồ hải sản có thể phá hủy sụn khớp gây đau , sưng , cứng khớp. Ăn càng nhiều sẽ khiến các triệu chứng này nặng hơn dẫn đến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
Những người có vết thương hở: Có một số loại hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu, mẩn ngứa quanh vùng bị sẹo. Đồng thời làm vết thương lâu lành. Do vậy những người đang có vết thương hở cũng cần phải kiêng ăn hải sản. Đồng thời bổ sung thêm những món giàu vitamin như rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp vùng tổn thương mau lành.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Hải sản chứa rất nhiều đạm do đó có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế mà không nên dùng hải sản cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát).
Ngoài ra, những người đang bị cảm mạo phong hàn cũng không nên ăn nhiều hải sản bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Người bị béo phì: Những người bị bệnh béo phì nên tuyệt đối không ăn các thực phẩm giàu đạm như: Hải sản, thịt chó,... Hơn nữa, người béo phì mà ăn nhiều hải sản tươi sống nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Vì vậy những người bị béo phì nên hạn chế tối đa lượng hải sản sử dụng.
Không ăn thực phẩm sống trong mùa dịch COVID-19, cần chế biến thế nào để thực phẩm sạch và tươi ngon Sử dụng thực phẩm sống là thói quen tiềm ẩn nhiều mầm bệnh cho sức khỏe gia đình. Thay vì ăn các món ăn sống, bạn nên thay bằng cách ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình vào mùa dịch Covid-19. Nếu không nên sử dụng thực phẩm sống vì tiềm ẩn nhiều bệnh...