Tử vong sau khi nhập viện điều trị khó thở, người nhà tố cáo bác sỹ tắc trách
Sau khi bệnh nhân tử vong, cho rằng nguyên nhân là do sự tắc trách của bác sỹ, gia đình đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ sự việc.
Gia đình bà Cao Thọ Ngọ (SN 1960), trú tại thôn Minh Hòa, xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã có đơn tố cáo gửi cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hậu Lộc về hành vi thiếu trách nhiệm trong khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc.
Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc.
Theo gia đình, bệnh nhân là ông Trần Đình Dậu (SN 1960) – thương binh hạng 4/4, nạn nhân nhiễm chất độc dioxin.
Cụ thể, ngày 12/10/2018, ông Dậu có triệu chứng ho, khi đi khám tại bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc được bác sĩ chẩn đoán là “ viêm phế quản không xác định được đợt cấp hay mãn tính”. Bệnh nhân được cho nhập viện điều trị. Đến ngày 22/10, ông Dậu được xuất viện.
Tiếp đó, đến ngày 30/10, ông Dậu lại có biểu hiện ho, khó thở. Gia đình đưa ông đến thăm khám và điều trị tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc.
“Sau gần một tuần điều trị, mặc dù bác sĩ điều trị nói bệnh có tiến triển tốt. Tuy nhiên, qua thực tế chăm sóc, tôi thấy các biểu hiện khó thở của chồng tôi không thuyên giảm và có chiều hướng tăng lên. Suốt thời gian điều trị, bệnh viện không hề tư vấn, giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh tật, hướng điều trị hoặc biến chứng có thể xảy ra cho gia đình được biết”, bà Ngọ cho biết.
Nhận thấy tình trạng của bệnh nhân có chiều hướng xấu đi, nên sáng ngày 5/11, gia đình đã đề xuất bác sĩ Trưởng khoa Cấp cứu để được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Cũng theo đơn tố cáo của gia đình, mặc dù giữ bệnh nhân ở lại không cho chuyển tuyến, nhưng suốt nhiều giờ đồng hồ, bác sĩ chỉ thăm khám qua loa.
“Khoảng 20h30 cùng ngày, chồng tôi kêu khó thở, toát mồ hôi, mặt tái. Tôi chạy vào khoa gọi người cấp cứu. Tuy nhiên, chỉ có một y chạy sang phòng chụp máy chạy khí dung cho chồng tôi rồi bỏ về phòng mà không ở lại theo dõi”, bà Ngọ cho biết.
Video đang HOT
Trong khi bệnh nhân liên tục kêu khó thở, người nhà tiếp tục đi gọi y tá, khi đó, y tá mới gọi bác sĩ. Khi bác sĩ đến thăm khám, tiên lượng bệnh nặng. Tuy nhiên bác sĩ không tiến hành cấp cứu khẩn cấp mà nói với gia đình cho chuyển lên tuyến trên và về phòng làm hồ sơ.
“Đau đớn quá tôi la toáng lên: “Bác sĩ đâu rồi” và chạy sang khoa gọi, đến tận lúc này, bác sỹ Nghiêm mới ngừng viết giấy chuyển viện, cho đưa bình ôxy sang, rồi tiến hành tiêm, hô hấp nhân tạo nhưng đã muộn. Chồng tôi đã ra đi trong nỗi uất hận tận cùng trước mắt tôi vào khoảng 22h ngày 5/11″, bà Ngọ nghẹn ngào.
“Là người bệnh, gia đình tôi luôn tin tưởng, gửi gắm và phó thác tính mạng của mình nơi được coi là cứu người. Thế nhưng, chồng tôi đã không chết giữa chiến trường khói lửa khốc liệt, mà lại chết một cách đau đớn giữa thời bình”.
Trước sự việc trên, gia đình bà Ngọ đã đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ những vấn đề liên quan đến cái chết của bệnh nhân.
Theo ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Thanh Hóa, cho biết: Sở đã nhận được đơn của người thân ông Trần Đình Dậu. Theo quy định, đơn thư đã được chuyển về Thanh tra Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc để xử lý, báo cáo, trả lời công dân.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Nữ diễn viên kiêm người mẫu tử vong vì viêm phổi, đây chính là điều bạn cần cẩn trọng khi mắc bệnh này
Hầu hết mọi người dù là già hay trẻ đều có thể phục hồi sau khi viêm phổi. Tuy nhiên nếu để bệnh có những biến chứng nghiêm trọng thì nguy cơ tử vong là điều bạn phải đối mặt.
Người mẫu, diễn viên Kim Porter đã tử vong tại nhà vài ngày trước khi mới 47 tuổi. Trong khi nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định, giới chuyên gia cho rằng có thể nữ diễn viên kiêm người mẫu đã bị viêm phổi trong nhiều tuần trước khi tử vong. Mặc dù viêm phổi là căn bệnh vô cùng khó chịu, có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp nhưng hầu hết có thể cải thiện và điều trị khỏi trong một vài tuần.
Vậy viêm phổi thế nào có thể khiến bạn bị tử vong, nhất là đối với những người trong độ tuổi còn trẻ? Health mới đây đã có cuộc trò chuyện với Tanaya Bhowmick (GS y khoa về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa Robert Wood Johnson ở New Jersey) để tìm hiểu:
Người mẫu, diễn viên Kim Porter đã tử vong tại nhà vài ngày trước khi mới 47 tuổi.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Giống như cảm lạnh hoặc cảm cúm, bệnh viêm phổi thường rất phổ biến vào thời gian này trong năm thông qua ho, hắt hơi, chạm vào các bề mặt chứa mầm bệnh rồi sau đó chạm vào mặt bạn.
Nói về bệnh cúm, viêm phổi thậm chí có thể là một biến chứng của một cơn bệnh nặng với siêu vi khuẩn cúm. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA), bệnh cúm là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người lớn. Khi virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào phổi của bạn, các túi khí được gọi là phế nang có thể chứa đầy dịch. Tình trạng viêm này tạo ra các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi như ho, sốt, khó thở.
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở mức nào?
TS Bhowmick khẳng định, viêm phổi có thể làm chết bạn nhưng không nhiều. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi năm có khoảng 1 triệu người Mỹ được đưa đến bệnh viện do bị viêm phổi và khoảng 50.000 người chết vì căn bệnh này.
Một người có thể tử vong vì viêm phổi vào thời điểm nào?
BS Bhowmick nhấn mạnh, viêm phổi phải thực sự rất nghiêm trọng mới có thể làm chết bạn. Tất nhiên, phổi có trách nhiệm cung cấp oxy khắp cơ thể. Viêm phổi sẽ đe dọa bình oxy của bạn. "Nếu nghiêm trọng đến nỗi cắt nguồn oxy cung cấp cho cơ thể thì những cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ không nhận đủ nguồn oxy", vị chuyên gia cho hay.
Viêm phổi phải thực sự rất nghiêm trọng mới có thể làm chết bạn.
Đồng thời, cơ thể người bị viêm phổi đang diễn ra phản ứng viêm, đồng thời nỗ lực chống lại sự lây nhiễm. Điều đó có thể dẫn đến những thay đổi trong huyết áp có thể làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan đó. Đó là một sự kết hợp nguy hiểm vì không chỉ là nguồn cung cấp máu giảm mà máu còn có ít oxy hơn. Điều đó dẫn đến những bất thường của chức năng tim, chức năng thận. Các cơ quan có thể ngừng hoạt động và dẫn đến bệnh nhân tử vong.
Ai là người có nguy cơ tử vong do viêm phổi?
Viêm phổi có nhiều khả năng gây tử vong nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, người lớn trên 65 tuổi, và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc hệ miễn dịch suy yếu, như người bị ung thư hoặc HIV.
Về việc điều trị, bác sĩ cần căn cứ vào từng loại viêm phổi mà mỗi người đã trải qua. Hầu hết bệnh nhân viêm phổi đều được cải thiện sức khỏe trong 1-3 tuần. Nếu bạn dưới 65 tuổi, hệ miễn dịch khỏe mạnh, khả năng chống chọi bệnh tật tốt thì càng sớm khắc phục được bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi có nhiều khả năng gây tử vong nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, người lớn trên 65 tuổi...
Làm thế nào để bệnh nhân viêm phổi trong vùng an toàn?
"Tìm kiếm sự chăm sóc từ bác sĩ là điều quan trọng nhất", TS Bhowmick nói. Bác sĩ có thể xác định loại viêm phổi mà bạn đang bị và tìm hướng điều trị cụ thể. Ví dụ, thuốc kháng sinh chỉ hữu ích đối với viêm phổi do vi khuẩn, trong khi một số người bị nhiễm virus có thể được điều trị tích cực từ thuốc kháng virus.
Hãy uống nhiều nước trong thời gian bị bệnh và đừng vội vã quay trở lại làm việc hoặc tập thể dục trước khi bạn hoàn toàn hồi phục cơ thể vì nếu không sẽ có nguy cơ cao bị tái phát nhiễm trùng. Bạn cũng nên tiêm phòng chủng ngừa virus gây viêm phổi. Luôn rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa những người ho, hắt hơi... để tránh lây nhiễm bệnh.
Nguồn: Health
5 dấu hiệu trên khuôn mặt tiết lộ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà bạn chỉ cần nhìn vào gương là thấy Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo số liệu của các tổ chức y tế thế giới, thiếu vitamin A đã làm chết hơn 8 triệu trẻ em trong 12 năm qua. Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới đang thiếu Vitamin D. Khi...