Từ năm 2022 2023, lớp 7 và lớp 10 sẽ không còn khái niệm môn CHÍNH – PHỤ, nhiều môn học không cho điểm, xếp loại học sinh cũng thay đổi như sau
Khích lệ sự tiến bộ, cho học sinh thêm cơ hội để “gỡ điểm” và xóa bỏ quan điểm “môn chính, môn phụ” là những điểm mới trong quy định đánh giá học sinh trung học sẽ thực hiện vào năm học tới.
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT chính thức có hiệu lực từ ngày 5/9/2021, trong đó điểm nổi bật là bỏ điểm trung bình các môn và không phân biệt môn trong đánh giá, xếp loại. Tất cả các môn học đều công bằng như nhau, không còn phụ thuộc vào điểm môn Toán hay Ngữ văn, Ngoại ngữ; không còn “môn chính, môn phụ” trong đánh giá học sinh. Theo lộ trình, thông tư áp dụng bắt đầu với lớp 6 năm học 2021-2022, lớp 7 và 10 năm học 2022-2023, lớp 8 và 11 năm học 2023-2024, lớp 9 và 12 năm học 2024-2025.
Ảnh minh họa.
Những nội dung trong thông tư 22 quy định về việc đánh giá học sinh THCS và THPT như sau:
1. Xếp loại học sinh theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt
Thông tư 22 xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh theo các mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, thay vì xếp loại học lực là Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và xếp loại hạnh kiểm là Tốt, Khá, Trung bình, Yếu như trước đây.
2. Xóa bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến
Thông tư 22 không còn quy định về danh hiệu học sinh tiên tiến mà chỉ khen tặng danh hiệu học sinh giỏi và học sinh xuất sắc. Theo đó, hiệu trưởng sẽ tặng giấy khen thưởng cuối năm học cho các học sinh đạt các danh hiệu:
-Danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với bằng điểm số có điểm trung bình đạt từ 9 điểm trở lên;
Video đang HOT
-Danh hiệu “Học sinh giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt (có nghĩa phải có 6 môn đạt 8 điểm trở lên và các môn đều phải trên 6,5).
Hiệu trưởng nhà trường cũng có thể tặng giấy khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
Giấy khen Học sinh tiên tiến sẽ chỉ còn là kỉ niệm.
3. Không phân biệt môn chính, môn phụ
Điều 9 Thông tư 22 quy định, học sinh sẽ được xếp loại học lực ở mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên.
Trong khi đó, theo quy định cũ, để được xếp loại học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên (điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT). Theo Thông tư mới, tất cả các môn đều được tính điểm như nhau, không chỉ riêng Toán, Văn, Ngoại ngữ.
4. 6 môn không còn chấm điểm
Điểm a khoản 3 Điều 5 của Thông tư 22 quy định đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Các môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số. Trước đây, tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, chỉ có môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét.
Với đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
Thông tư đánh giá học sinh trung học: Đổi mới để trân trọng từng năng lực của học sinh
Cùng chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018; Thông tư 22/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT (gọi tắt là Thông tư 22) đã mang một "làn gió mới" vào các trường học trung học; đồng thời tạo sự động viên, khích lệ cho người học khi trân trọng từng năng lực của các em.
Thầy và trò tự tin hơn
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), tinh thần của Thông tư 22 là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh (HS), coi trọng sự động viên, khuyến khích HS và sự tương tác giữa thầy và trò chứ không phải chỉ ghi nhận xét vào trong sổ. Giáo viên có thể nhận xét, đánh giá ngay ở những bài tập và không phải bởi những điều chung chung (có cố gắng, có tiến bộ) mà cụ thể, trực tiếp vào những nội dung dạy học trong quá trình dạy.
Thông tư 22 quy định 2 hệ thống môn học là các môn đánh giá chỉ bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số (các môn học còn lại).
Thông tư 22 tôn trọng các năng lực khác nhau của học sinh
Tại thông tư này, không thấy xuất hiện các từ "yếu" hay "kém" vốn tạo cảm giác nặng nề cho người học nữa mà thay vào đó là cụm từ "chưa đạt". "Tuy cùng biểu thị mội nội dung nhưng ngôn từ đánh giá theo Thông tư 22 bao dung hơn, phần nào làm HS bớt mặc cảm"- cô Hoàng Thu Lan, giáo viên trường THCS Liên Mạc, huyện Mê Linh cho biết.
Một điều mới mẻ nữa thu hút nhiều sự quan tâm của HS, phụ huynh, đó là Thông 22 không lấy điểm trung bình các môn học làm căn cứ xếp loại học lực mà chỉ tính điểm riêng của từng môn. Cách đánh giá này được coi là "cởi mở" bởi giáo viên sẽ dễ dàng nhìn nhận được năng lực, xu hướng của từng HS; tạo cơ hội để HS được phát triển đúng năng lực, sở trường của mình
Tiêu chuẩn đánh giá học sinh theo Thông tư 22 yêu cầu với danh hiệu "Học sinh Giỏi" là mức "Đạt" (với môn đánh giá bằng nhận xét); và điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm (của các môn còn lại) đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học đạt từ 8,0 điểm trở lên. Cách đánh giá này đã thiết lập một thái độ nhìn nhận ngang bằng giữa các môn học; xóa quan niệm cố hữu về các môn chính, môn phụ. Đây được coi là "nút mở" cho cả thầy cô và HS; nhất là với HS không có sở trường về các "môn chính" và các cô đang đảm trách "môn phụ" (theo cách nói trước đây).
Nâng tầm học sinh có năng lực nổi bật
Thông tư 22 có thêm danh hiệu "Học sinh xuất sắc" (đối với những HS có kết quả rèn luyện (cả năm) Tốt, kết quả học tập (cả năm) Tốt và có ít nhất 6 môn trung bình trên 9.
Vui mừng khi đọc điểm mới trên, phụ huynh Hứa Kim Hoa, quận Tây Hồ, Hà Nội bày tỏ: "Trước đây, danh hiệu cao nhất với cấp trung học là "Học sinh Giỏi" nên không phân biệt rõ những HS có năng lực vượt trội, toàn diện với HS giỏi thông thường. Nay có ghi nhận "Học sinh Xuất sắc" nên sẽ là đòn bẩy cho những HS muốn bứt phá. Theo tôi, việc bổ sung thêm tiêu chí này là rất ưu Việt; có giá trị nâng tầm, tôn vinh những HS tốp đầu và thực sự có thực lực".
Sẽ có thêm danh hiệu "Học sinh xuất sắc" đối với học sinh bậc trung học
Bày tỏ quan điểm về thông tư trên, ông Đặng Tự Ân- Giám đốc Quỹ Quốc gia đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đổi mới trong đánh giá HS đã được đề cập từ năm 2014 với bậc tiểu học; được điều chỉnh dần qua các năm và Thông tư 22 là sự kế tiếp, thể hiện hoàn chỉnh tiêu chí đánh giá HS theo tinh thần đổi mới giáo dục. Việc đánh giá học sinh tại Thông tư 22 sẽ giúp phát triển tốt đẹp quá trình giáo dục ở bậc trung học, khẳng định giá trị cốt lõi của giáo dục là phát huy năng lực của HS; do đó, thể hiện cho một nền giáo dục đi lên.
Tuy nhiên, không ít giáo viên, phụ huynh và HS cũng thắc mắc: Nếu theo cách đánh giá, xếp loại của Thông tư 22, lộ trình đổi mới trong thi cử, cụ thể là thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào bởi hiện tại các kỳ thi này, 3 môn Toán- Văn- Ngoại ngữ là môn cố định; và các trường đại học có tổ hợp xét tuyển "Toán- Văn- Ngoại ngữ" cũng rất nhiều. Giáo viên, phụ huynh, HS rất muốn biết sự thay đổi trong thi cử thời gian tới để có định hướng phù hợp cho các em trong quá trình học tập ở bậc trung học.
Thông tư 22 đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức "Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt" đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức "Đạt, Chưa đạt" đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Về hình thức khen thưởng, Thông tư 22 quy định Hiệu trưởng tặng giấy khen cuối năm ( cho "Học sinh Xuất sắc", "Học sinh Giỏi") và khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. Với học sinh có thành tích đặc biệt sẽ được nhà trường đề nghị cấp trên khen thưởng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 - 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.
Bỏ tính điểm trung bình tất cả môn học cấp THCS, THPT Theo thông tư mới về việc đánh giá học sinh THCS và THPT, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học đều được đánh giá theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Việc đánh giá học sinh sẽ không dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn học như trước....