Từ chuyện thí sinh Olympia không nhớ số Cứu hỏa: Nghĩ về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường. Do vậy, ngay từ bậc học mầm non, các em đã được làm quen với các bài học tình huống gắn với những số điện thoại cứu nguy dễ thuộc, dễ nhớ như: 113, 114, 115.
Thế nhưng thật bất ngờ khi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia mùa 22 diễn ra hôm 26-9 vừa qua, cả 4 thí sinh tham gia tranh tài đều không thể đọc đúng số Cứu hỏa khẩn cấp 114.
Thật … tá hỏa khi các thí sinh Olympia mùa 22 lại không nhớ nổi số điện thoại Cứu hỏa khẩn cấp
Mặc dù mới lên sóng trận đầu tiên – tuần 1 – tháng 1 – quý 1 nhưng với những người theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhiều năm thì đó là một trận đấu … lạ lùng nhất trong lịch sử của chương trình.
Lạ lùng không phải bởi luật chơi đã có nhiều thay đổi, hay vì một trong hai MC là người mới, mà vì câu trả lời của các thí sinh ở phần thi chướng ngại vật chưa bao giờ lại khiến người xem … khó hiểu đến vậy.
Cuộc so tài của trận đấu với 4 nhà leo núi gồm: Nguyễn Khánh Tùng ( THPT Thái Phiên, Hải Phòng); Chu Văn Sơn (THPT Quảng Oai, Hà Nội); Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình) và Hà Vũ Anh ( THPT chuyên Bắc Kạn, Bắc Kạn) tưởng trở nên gay cấn với việc tìm ra một ẩn số có 3 chữ số. Thế nhưng trong 4 dữ kiện được đưa ra thì các sinh chỉ trả lời đúng 2.
Điều khiến người xem thấy … “anh ách” là trong hai câu sai, có một câu hỏi ở hàng ngang đầu tiên (số 3): Từ nào còn thiếu trong dấu 3 chấm “Cứu người như…?”
Đáp án là “Cứu hỏa” tưởng như người Việt Nam ai ai cũng biết. Vậy mà có 3 thí sinh không đưa ra được câu trả lời, thí sinh còn lại có đáp án nhưng đó lại là … “XÂY NHÀ” và tất nhiên không có điểm cộng nào cả.
Ở hàng ngang tiếp theo (số 1) là một đoạn nhạc của ca khúc “60 năm cuộc đời”, kèm theo đó là câu hỏi “Điền số còn thiếu trong đoạn hát…”. Ngay sau khi tất cả các thí sinh đều có câu trả lời đúng là “60″ thì thí sinh Nguyễn Khánh Tùng giành quyền đưa ra đáp án Vượt chướng ngại vật là “111″ với lời giải thích xuất phát từ… cảm giác nên đoán vậy. Tiếc là thí sinh này đã buộc phải dừng lại ở phần thi này vì câu trả lời sai của mình.
Tới hàng ngang tiếp theo (số 4) là câu hỏi: Alexander Graham Bell còn được gọi là cha đẻ của thiết bị liên lạc nào?” . Rất nhanh, các nhà leo núi đều có đáp án đúng là “ĐIỆN THOẠI”. Đó cũng là lúc tiếng chuông của thí sinh Đặng Lê Nguyên Vũ vang lên, giành quyền trả lời cho ẩn số cần tìm là 144… vì theo nam sinh, đây là con số liên quan đến 144 thí sinh tham dự Đường lên đỉnh Olympia năm nay. Tuy nhiên, đáp án đã không giúp chàng trai ghi được điểm.
Video đang HOT
Ở hàng ngang cuối cùng (số 2) chỉ còn lại 2 thí sinh và câu hỏi là: “Theo quy định hiện hành, loại tin bão nào được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong 48 giớ tới?” Thế nhưng, không thí sinh nào có câu trả lời trùng với đáp án “KHẨN CẤP” của chương trình.
Lúc này, thí sinh Hà Vũ Anh nhấn chuông đưa ra đáp án Chướng ngại vật là “GỌI”, không đúng với ẩn số mà chương trình nhắc đến là con số. Lúc này, mặc dù các dữ kiện đã hiển lộ khá rõ với hình ảnh phần lưng của những người lính cứu hỏa, ngọn lửa cháy và một phần số 1 nhưng thí sinh còn lại vẫn… ngô nghê đưa ra đáp án là 115, trong khi đây là số điện thoại Cứu thương, không phải là số Cứu hỏa 114 như ấn số cần tìm.
Có những kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống nhưng nhiều người lại không quan tâm học hỏi
Xem đến đây thì thay vì tò mò muốn biết người sẽ giành được vòng nguyệt quế là ai thì bất giác, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện “Vị giáo sư và người lái đò”. Chuyện kể về một vị giáo sư “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nên khi nói chuyện với người lái đò đang chở mình ngắm cảnh thiên nhiên thì luôn tỏ vẻ ta đây hơn người.
Chẳng may hôm đó thuyền gặp nạn, cả hai rơi xuống sông nhưng chỉ người lái đò biết bơi là thoát nạn. Các thí sinh đi tiên phong chương trình Đường lên đỉnh Olympia mùa 22 nhìn chung cũng rất giỏi kiến thức văn hóa và tương lai các em có thể cũng có được học hàm, học vị giống như vị giáo sư kia.
Nhưng, chỉ với việc không nhớ số điện thoại Cứu hỏa khẩn cấp 114. cũng như số cứu thương 115, số an ninh 113… thì quả cũng là một điều đáng phải suy ngẫm. Đó là một lỗ hổng lớn liên quan đến kiến thức về kỹ năng sống mà lẽ ra gia đình và nhà trường phải quan tâm giáo dục thường xuyên chứ không phải chỉ có các bé ở bậc mầm non mới cần phải học.
Để giáo viên tươi vui "trên sóng" dạy online
Ngoài tập huấn sử dụng phần mềm dạy online, các trường ở TP Đà Nẵng đã tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên, phân chia thời khóa biểu phù hợp, thiết kế sổ đầu bài trực tuyến
Giáo viên sử dụng các phần mềm thiết kế trò chơi vận dụng kiến thức để thu hút sự tập trung của học sinh trong giờ học trực tuyến
Làm quen để thích nghi
Gần 2 tháng hè 2021, bắt đầu từ lớp học ôn tập miễn phí của thầy Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), một số giáo viên đã hưởng ứng tổ chức dạy - học trực tuyến cho HS trong hè. Với lịch học 3 buổi/tuần, các giáo viên thỏa sức áp dụng những phương pháp tổ chức lớp học trong môi trường dạy học mới.
Những tìm tòi, thử nghiệm trong thiết kế các trò chơi, bài tập vận dụng dưới dạng mô phỏng thực tế thông qua hình họa, biểu đồ, sơ đồ... đã được đưa vào tiết dạy để tạo nên những buổi học sôi động, cuốn hút học sinh.
Thầy Nguyễn Thái Phong - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho biết: "Đây là thời gian các giáo viên nhà trường chạy đà để làm quen với dạy học trực tuyến, từ việc soạn giảng, tâm lý dạy học, cách điều chỉnh các bước dạy học, cách tương tác với HS trên không gian mạng...
Những kinh nghiệm của các giáo viên đứng lớp trong hè đều được chia sẻ với tổ chuyên môn. Chính vì vậy, các thầy cô, nhà trường đều thích ứng nhanh với việc dạy học trực tuyến và gần như không có trục trặc gì đáng kể".
Ngoài soạn giảng, giáo viên còn chấm bài, nhận xét bài làm của học sinh hàng ngày.
Để có thể dạy - học trực tuyến trong một thời gian dài, nhiều giáo viên đã đầu tư mua bảng điện tử để rút ngắn khoảng cách không gian lớp học. Thầy Đầu Thanh Phong - giáo viên môn Toán, Trường THPT Thái Phiên (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết:
"Nhiều GV chọn giải pháp trình chiều bài dạy bằng powerpoint để dạy học trực tuyến và chia sẻ màn hình cho học trò theo dõi. Tuy nhiên, với môn Toán, nhất là các bài toán khó, các em khó nắm bắt hết được. Nếu có bảng điện tử, giáo viên có thể viết thông qua màn hình máy tính, chỗ nào học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể xóa đi rồi viết, vẽ lại".
Với việc thao tác trên bảng điện tử, cả giáo viên và học sinh đều có cảm giác được tương tác như đang ở lớp học trực tiếp.
Cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà (giáo viên Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: "Đà Nẵng đã có 3 tuần dạy học trực tuyến. Học sinh bậc THCS đã quen với học online. Chỉ có các em lớp 6 là ít nhiều có sự bỡ ngỡ ở thời gian đầu.
Vì vậy, ở trường chúng tôi, BGH, giáo viên chủ nhiệm và bộ môn dành nhiều thời gian hướng dẫn các em làm quen với phương pháp học bộ môn và cách học trực tuyến nên đã bắt đầu có sự ổn định. Điều mà giáo viên, học sinh và phụ huynh đều rất cần khi dạy học online là chất lượng mạng ổn định để các em học được tập trung".
Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) hiện đã có bộ quy tắc ứng xử trên mạng, nội quy lớp học trực tuyến, quy chế làm việc trực tuyến,... Nhà trường xây dựng sổ đầu bài trực tuyến nhúng vào ngay trên MsT, giáo viên được cấp quyền truy cập để phê sổ, học sinh được truy cập để thấy lời phê và điểm.
Thầy Phan Hùng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc phê sổ đầu bài trực tuyến được lưu lại vết người chỉnh sửa, cuối tuần được khoá lại và có thể in ra, giáo viên ký sau làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ nhà trường". Trường THCS Nguyễn Huệ cũng có sổ đầu bài trực tuyến.
Chia sẻ, hỗ trợ
Cô giáo Phan Hoàng Oanh (giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu) cho biết: "Dạy học trực tuyến đòi hỏi giáo viên phải soạn bài kết hợp với những hình ảnh sinh động, bắt mắt để thu hút sự chú ý của học sinh qua màn hình. Đồng thời cũng lồng ghép những trò chơi học tập để học sinh hứng thú, tăng cường sự tương tác trong hơn trong giờ học. Áp lực đối với giáo viên vì vậy cũng nhiều hơn".
Trong xây dựng thời khóa biểu, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đã tạo điều kiện để hầu hết giáo viên đều chỉ phải dạy trực tuyến gọn trong 1 buổi. Buổi còn lại dành thời gian cho việc soạn, thiết kế bài giảng. Nhà trường, thường xuyên cập nhật các kho học liệu, các phần mềm mới. Những câu chuyện liên quan đến các tình huống ứng xử trong dạy học trực tuyến cũng được chuyển đến để các thầy cô đọc và rút kinh nghiệm.
Giáo viên luôn phải giữ trạng thái tươi vui dù có thể tiết dạy trực tuyến kéo dài ngoài mong đợi để giảng thêm cho HS nắm chắc kiến thức.
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Khê) đặc biệt chú ý đến tâm lý của giáo viên trong thời gian dạy học trực tuyến. Chỉ dịch bệnh và thực hiện giãn cách triệt để với chủ trương "ai ở đâu, ở yên đấy" không thôi đã khủng hoảng tinh thần rồi. Thêm vào đó, việc dạy học trong một không gian hoàn toàn khác với không gian truyền thống trước đây cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của giáo viên.
Cô Nguyễn Thị An - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Chúng ta đang tìm mọi cách hỗ trợ phương tiện học trực tuyến cho học sinh khó khăn nhưng chính bản thân giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong dạy học. Họ cũng có con đang phải học trực tuyến trong khi quá trình dạy học trực tuyến của bản thân họ cần nhiều hơn một máy tính xách tay như sự hỗ trợ của điện thoại, bảng điện tử... Có nhiều giáo viên gặp những khó khăn trong đời sống riêng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh như vợ hoặc chồng bị mất việc làm...".
Ban giám hiệu Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng vì vậy luôn nhắn với các giáo viên, nếu có khó khăn gì, cả về chuyên môn lẫn điều kiện kinh tế thì có thể trao đổi riêng để nhà trường tìm cách hỗ trợ. Đã có 6 giáo viên nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường, với mức 4 triệu/người để giải quyết một số vấn đề khó khăn trước mắt. Trường cũng thành lập một tổ hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, sửa những trục trặc máy tính...
Với một số giáo viên thường có yêu cầu cao với học sinh, Ban giám hiệu Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đã có sự trao đổi riêng như có thể chia nhỏ các câu hỏi để học sinh dễ trả lời, thực hiện đúng giảm tải chương trình... để tránh cho giáo viên và cả học sinh bị ức chế tâm lý
"Giáo viên phải làm việc qua nhiều kênh thông tin, tham gia các nhóm trao đổi trực tuyến nên họ cũng rất áp lực. Xã hội lo cho học sinh sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý cũng như hiệu quả tiếp nhận kiến thức với dạy học trực tuyến. Nhưng trong ngành thì mình thấy rằng, giáo viên gánh quá nhiều áp lực. Một tiết học chỉ có 35 phút nhưng giáo viên phải làm việc quá nhiều. Họ vừa phải soạn giảng như một tiết dạy trực tiếp vừa phải chuyển thiết kế bài giảng powerpoint, thiết kế các bài tập mang tính chất tương tác dưới dạng các trò chơi, lồng tiếng... Nhiều giáo viên trường tôi phải làm việc đến 1-2 giờ sáng".
Cô Nguyễn Thị An
Đừng mải chạy theo dạy văn hóa lấy thành tích mà coi nhẹ dạy trẻ kỹ năng sống Trong trường học hiện nay, khối lượng dạy kiến thức văn hoá thì rất nặng, chiếm nhiều thời gian của học sinh, còn chương trình nâng cao kỹ năng sống lại hạn chế. Vụ việc một học sinh tiểu học bị điện giật tử vong trong lúc học trực tuyến ở Hà Nội mới đây khiến cho không ít phụ huynh thấy hoang...