Tự chủ đại học: Cần xác định rõ việc tự do học thuật

Theo dõi VGT trên

Thể chế về tự do học thuật không chỉ dừng ở các quy định pháp luật mà còn ở chính sách đồng bộ của Nhà nước và quyết tâm của các trường đại học.

Tự chủ đại học: Cần xác định rõ việc tự do học thuật - Hình 1

Nghiên cứu khoa học

Trong bài viết về ” Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam “, TS. Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có phân tích sâu sắc về vấn đề quan trọng này trong thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam.

Theo TS. Bùi Tiến Đạt , tự chủ học thuật ở Việt Nam cần thực sự hướng tới quan niệm về tự do học thuật phổ biến trên thế giới nhằm phát triển giáo dục nói chung giáo dục đại học nói riêng hướng tới trình độ khu vực và thế giới.

Dưới góc độ pháp lý, tự do học thuật cần được tiếp cận là một bộ phận của quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Thể chế về tự do học thuật không chỉ dừng ở các quy định pháp luật mà còn ở chính sách đồng bộ của Nhà nước và quyết tâm của các trường đại học.

Đại học đạt đẳng cấp quốc tế nếu được tự chủ thực sự

TS. Bùi Tiến Đạt cho rằng, tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng hiến pháp, mà còn là đòn bẩy quan trọng của cải cách giáo dục. Tự do học thuật giúp giải phóng con người. Như cố GS Hoàng Tụy đã phân tích trong Đề cương Cải cách giáo dục của ông, lịch sử châu Âu cho thấy chỉ khi nhà trường được độc lập (tách khỏi nhà thờ), con người mới biến đổi từ con người công cụ thành con người tự do. Tạo ra những con người tự do chính là mục tiêu của một nền giáo dục khai phóng.

Công cuộc cải cách giáo dục đại học chỉ có thể thành công và các đại học Việt Nam chỉ có thể phát triển mạnh khi quyền tự do học thuật được đảm bảo theo những chuẩn mực chung của những nơi đã sản sinh các đại học hàng đầu thế giới. Tự do học thuật cần được đảm bảo mạnh mẽ nhất ở giáo dục đại học.

Các trường đại học, dù là công hay tư, chỉ có thể đạt được đẳng cấp quốc tế nếu được tự chủ thực sự. Mà một trong những yếu tố quan trọng của tự chủ đại học là sự tự chủ trong việc dạy và học, nghiên cứu và truyền bá tri thức.

Đối với giảng viên, họ cần được đảm bảo bằng chế độ làm việc ổn định như hợp đồng dài hạn. Hơn nữa, họ có thể nghiên cứu và thảo luận những vấn đề mới mẻ, gây tranh cãi mà không bị phân biệt đối xử hay trù dập.

Cơ chế này đảm bảo cho giảng viên sự chuyên tâm cũng như tự do giảng dạy, nghiên cứu mà không sợ bị mất việc. Ngoài ra, hệ thống thư viện, tài liệu, thiết bị nghiên cứu – giảng dạy phải tạo sự thuận tiện cho giảng viên, sinh viên, thậm chí cả công chúng, tiếp cận và sử dụng. Sinh viên được linh hoạt lựa chọn khóa học, môn học, giảng viên.

Kinh nghiệm ở Australia cho thấy ngay cả ở những đại học hàng đầu thế giới, quyền của giảng viên cũng dễ bị xâm phạm. Năm 2008, Đại học Melbourne tuyên bố rằng Paul Mees, một giảng viên, có thể bị cắt giảm lương và hạ chức vụ nếu ông ta phê phán mạnh mẽ các tác giả của một báo cáo về tư nhân hóa.

Năm 2005, Andrew Fraser, giảng viên Đại học Macquarie, tố cáo Đại học Deakin đã xâm phạm quyền tự do học thuật bằng cách chỉ đạo cho tạp chí luật của trường không đăng bài báo của Fraser ủng hộ chính sách nước Australia da trắng.

Đây là những vấn đề đã gây rất nhiều tranh cãi. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy giảng viên có thể bị sa thải nếu vi phạm nghiêm trọng pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhưng thủ tục xem xét rất cẩn trọng.

Tự chủ đại học: Cần xác định rõ việc tự do học thuật - Hình 2

Một trong những yếu tố quan trọng của tự chủ đại học là sự tự chủ trong việc dạy và học, nghiên cứu và truyền bá tri thức. (Ảnh minh họa)

Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền tự do học thuật ở Việt Nam

Mặc dù thuật ngữ “quyền tự do học thuật” không xuất hiện chính thức trong các văn bản pháp luật, pháp luật Việt Nam vẫn đã đặt nền tảng cho sự phát triển và bảo đảm tự do học thuật ở mức độ cao hơn, thông qua các văn bản như: Hiến pháp 2013, Luật Giáo dục Đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Video đang HOT

Cho đến nay, “tự do học thuật” là một thuật ngữ không phổ biến trong pháp luật Việt Nam. Việt Nam nằm ngoài hơn 70 quốc gia có quy định về quyền tự do học thuật trong hiến pháp. Khi mới được ban hành, Luật Giáo dục Đại học 2012, mặc dù nhấn mạnh tự chủ đại học, cũng không đề cập về quyền tự do học thuật. Cho đến gần đây, sửa đổi, bổ sung năm 2018 của Luật này đã bổ sung điều khoản về quyền tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, góp phần nâng cao việc bảo đảm quyền tự do học thuật.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học có “quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn” và giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”. Cách diễn đạt này thể hiện tinh thần của quyền tự do học thuật.

Luật Giáo dục 2019 không có quy định nào trực tiếp liên quan đến tự do học thuật của nhà giáo nói chung. Như đã phân tích ở trên, quyền tự do học thuật chính là một phần của quyền tự do ngôn luận và cần được bảo vệ ở tất cả các cấp bậc trong hệ thống giáo dục.

Về Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng đa nêu: Viên chức “được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao”. Quy định này phần nào thể hiện tinh thần tự do học thuật, mặc dù không sát như quy định của Luật Giáo dục Đại học.

Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học cần xác định rõ hơn

Tự do học thuật ở Việt Nam còn ít được quan tâm nghiên cứu và chú trọng đảm bảo trong thực tiễn. Trong các cuộc thảo luận về dự chủ đại học, “tự do học thuật vẫn là một khái niệm xa lạ và hiếm khi được nhắc đến”.

Một phần vì điều này mà giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều quốc gia Đông Nam Á chứ chưa nói đến tầm châu lục và thế giới. Có học giả đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng là “nếu thảo luận về tự chủ mà không bàn đến tự do học thuật sẽ là một khiếm khuyết lớn; tự chủ mà thiếu vắng tự do học thuật sớm muộn cũng bộc lộ hạn chế trong quá trình phát triển của đại học”.

Qua khảo sát chưa đầy đủ, TS Bùi Tiến Đạt cho rằng, rất ít đại học ở Việt Nam nêu rõ tự do học thuật là sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của mình. Một trong số hiếm hoi đó là Đại học Quốc gia TPHCM, vốn được công nhận là một trong hai Đại học quốc gia với quyền tự chủ cao, xác định rõ mục tiêu “xây dựng môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật” trong sứ mệnh của mình.

Trong khi đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định tầm nhìn “trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao” nhưng không nêu rõ vấn đề tự do học thuật trong sáu giá trị cốt lõi của mình (Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững).

Trường Đại học Tôn Đức Thắng xác định triết lý giáo dục “vì sự khai sáng cho nhân loại”, có mục tiêu trở thành “đại học nghiên cứu tinh hoa trong TOP 200 đại học tốt nhất thế giới” với “tiếp cận những gì mới nhất về học thuật và thực tiễn” nhưng cũng không khẳng định rõ về tự do học thuật.

Các đại học là kết quả của hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các Chính phủ khác vẫn duy trì truyền thống của các đại học tiên tiến trên thế giới bằng cách khẳng định rõ tự do học thuật là sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi.

Đại học Fulbright tuyên bố độc lập trong đó có tự do học thuật là giá trị cốt lõi (“Được xây dựng trên nguyên tắc tự chủ và tự do học thuật, Fulbright nhấn mạnh vào sự minh bạch và tôn trọng những ý kiến khác biệt”).

Đại học Việt Đức tuyên bố sứ mệnh “được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng sự tự do trong học thuật, thống nhất giữa giảng dạy, nghiên cứu và tự chủ về thể chế”. Đại học Việt Đức còn xác định rõ giá trị cơ bản của mình là tự do và độc lập trong nghiên cứu học thuật (“Chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc của tự do học thuật. Giảng viên và các nhà nghiên cứu của trường được đảm bảo thể hiện sự độc lập trong nghiên cứu và tuân thủ các qui tắc thực hành khoa học”).

Hiện nay Luật Giáo dục đại học của Việt Nam đã ghi nhận vấn đề quyền tự chủ và vấn đề trách nhiệm giải trình. Theo GS. Lâm Quang Thiệp, “quyền tự chủ cùng với trách nhiệm giải trình” là mô hình tự chủ Việt Nam nên theo đuổi.

Quan niệm về tự do học thuật có liên quan nhưng không đồng nhất với khái niệm tự chủ đại học. Hai vấn đề này đan xen lẫn nhau.

Quyền tự do học thuật là quyền của nhà giáo của mọi cấp bậc giáo dục và nói rộng ra là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức giáo dục, nghiên cứu chứ không chỉ gắn với đại học. Rất tiếc, tự do học thuật chủ yếu gắn với cơ sở đào tạo theo pháp luật Việt Nam. Luật Giáo dục đại học quy định quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình là quyền và trách nhiệm của “cơ sở giáo dục đại học”.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định lại vấn đề cốt lõi về tự chủ đại học ở Việt Nam là “cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình”. Đáng lưu ý, Nghị định 99/2019 giải thích rõ hơn quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học.

Tự chủ đại học: Cần xác định rõ việc tự do học thuật - Hình 3

Tự do học thuật không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền tương đối, tức là có thể bị giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định.

TS. Bùi Tiến Đạt cho rằng, tự do học thuật nếu được tiếp cận như một quyền sẽ là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Giống như phần lớn các quyền hiến định khác, tự do học thuật không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền tương đối, tức là có thể bị giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định.

Theo Nghị định 99/2019, quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học phải ” bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng , không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo”.

Đối với giảng viên, Luật Giáo dục đại học quy định giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học” nhưng phải ” trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội “. Trên cơ sở hai quy định chung giới hạn quyền tự chủ học thuật này, các điều khoản khác của hai văn bản vừa nêu cũng như rải rác nhiều văn bản pháp luật khác sẽ xác định rõ hơn những giới hạn trong các trường hợp cụ thể.

Xây dựng khung pháp lý cho tự do học thuật

TS. Bùi Tiến Đạt khuyến nghị, trước hết, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học. Bên cạnh đó, chính “các trường đại học cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế cho phép và khuyến khích tự do học thuật như là một khía cạnh của tự chủ đại học để phát huy tốt nội lực của đội ngũ giảng viên”.

Tiếp theo, Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý tốt cho tự chủ đại học và tự do học thuật. Việc xây dựng riêng một Luật về giáo dục đại học là phù hợp với xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, xét riêng về các giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập cũng thấy những điểm đặc thù. Họ là viên chức, công chức nên pháp luật điều chỉnh hoạt động của họ có sự kết hợp giữa Luật Giáo dục đại học và Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức.

Giảng viên đại học công vừa có những quyền và nghĩa vụ chung của giảng viên theo pháp luật về giáo dục đại học, vừa có thêm những quyền và nghĩa vụ đặc thù của pháp luật về công chức, viên chức.

Việc xây dựng khung pháp lý cho tự chủ đại học và tự do học thuật cần hướng tới sự bình đẳng giữa giảng viên của hai khu vực đại học công và đại học tư.

Trên thực tế hiện nay, tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên chỉ ra rằng trong khu vực đại học công lập, các quy định tự chủ đại học trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau (Luật Giáo dục đại học, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, v.v…) có thể chưa thực sự đảm bảo và thậm chí gây cản trở các trường trong việc thực hiện tự chủ.

Trong tài liệu Khuyến nghị về vai trò của giảng viên đại học của UNESCO, tự do học thuật được phân tích ở sáu khía cạnh:

1.Tự chủ của tổ chức;

2. Trách nhiệm giải trình của tổ chức;

3. Quyền và tự do cá nhân;

4. Tự quản trị và quyền tham gia;

5. Nghĩa vụ và trách nhiệm của giảng viên;

6. Bảo đảm nghề nghiệp.

Tuyển sinh ĐH 2021: Phát huy tối đa quyền tự chủ

Công tác tuyển sinh đại học sẽ ổn định trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới sẽ có trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức thi tuyển sinh.

Tuyển sinh ĐH 2021: Phát huy tối đa quyền tự chủ - Hình 1


Tự chủ trong tuyển sinh giúp các trường khẳng định chất lượng trong đào tạo. Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh. Theo đó, có thể sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, tuyển sinh theo nhóm trường...

Giữ ổn định

Báo cáo tại hội nghị giáo dục đại học năm 2020, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) thông tin: Phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2021 - 2025 trên tinh thần bảo đảm phù hợp với bối cảnh Việt Nam và xu thế chung thế giới về phát triển GD-ĐT.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, vẫn giữ ổn định và từng bước hoàn thiện mô hình Kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020; đồng thời phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước và triển khai của địa phương, cơ sở GDĐH. Ngoài ra, tiếp tục tổ chức thi THPT trên giấy; từng bước tổ chức thi trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện, tiệm cận dần với tinh thần đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, để bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới tuyển sinh, các cơ sở đào tạo có phương án, kế hoạch rõ ràng, thực hiện đúng cam kết, tạo lòng tin và sự ủng hộ của thí sinh cũng như phụ huynh. Vì thế, nhà trường nên ổn định phương thức tuyển sinh trong nhiều năm; nếu có thay đổi lớn phải thông báo trước 2 - 3 năm. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định. Tiếp tục sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau; thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhiều hình thức, nguyện vọng.

Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong kỳ thi riêng để tuyển sinh. Nếu các trường thi riêng, thi bổ sung, thi đánh giá năng lực nên tổ chức gọn nhẹ (1 - 2 môn), hoặc thi năng khiếu, hoặc kết hợp với kết quả thi THPT. Bộ khuyến khích thi theo nhóm trường, tổ chức trong 1 buổi... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh; từng bước tiến tới hình thành các tổ chức/trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các lần thi...

Tuyển sinh ĐH 2021: Phát huy tối đa quyền tự chủ - Hình 2


Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: Sỹ Điền

Nên có trung tâm khảo thí độc lập

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: Việc giữ ổn định phương án thi và tuyển sinh giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết. Theo đó, Bộ vẫn giữ vai trò giám sát kỳ thi THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ; đồng thời tiếp tục sử dụng chung hệ thống tuyển sinh để thuận tiện cho thí sinh đăng ký; các trường có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp nhất.

"Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc về việc mở thêm tổ hợp xét tuyển, để phù hợp với ngành nghề đào tạo" - GS.TS Phạm Hồng Chương nói, đồng thời trao đổi: Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thi và tuyển sinh. Nếu sau này thi trên máy thì đây là bước tiến trong công tác tuyển sinh, nên có trung tâm khảo thí độc lập.

Ủng hộ chủ trương giữ ổn định thi THPT và tuyển sinh ĐH đến năm 2025, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội ghi nhận: Kết quả tuyển sinh năm 2020 cho thấy, ít nhất 50% chỉ tiêu các trường vẫn dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này khẳng định, kỳ thi rất quan trọng với công tác tuyển sinh, bảo đảm tính khách quan; vừa thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tao; vừa không tốn kém. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, Bộ GD&ĐT vẫn nên phát huy vai trò "cầm cái", để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, tạo niềm tin để các trường tuyển sinh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì phương thức lọc ảo, bảo đảm tính phân hóa...

Từ thực tiễn những năm qua, đặc biệt là năm 2020, PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ - Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Ngoại thương tán thành phương án ổn định thi THPT và tuyển sinh giai đoạn 2021 - 2025; đặc biệt là phương án sử dụng kết quả thi THPT để tuyển sinh. Theo PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ, thành lập trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức thi với cách thức tương tự những gì thế giới đang làm. Tuy nhiên, để thành lập các trung tâm này, Bộ cần chuẩn bị các quy định về pháp lý, các trường ĐH, THPT và học sinh cũng cần có sự chuẩn bị trong 3 - 5 năm tới.

Đánh giá cao kết quả tuyển sinh ĐH trong năm 2020, đặc biệt là vai trò của Bộ GD&ĐT trong công tác này, GS.TS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) ủng hộ phương án tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ vẫn "cầm trịch" thi THPT, để các cơ sở đào tạo có dữ liệu phục vụ công tác tuyển sinh.

Tại hội nghị giáo dục đại học năm 2020, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Trên cơ sở phát huy những ưu điểm trong công tác tuyển sinh năm 2020, giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật; đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Với các trường có yêu cầu bài thi riêng để đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD&ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thi độc lập.

Bên cạnh đó, Bộ khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung với các phương thức tuyển sinh khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cổng đăng ký thi và xét tuyển sẽ được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia để tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường phát huy quyền tự chủ, trong chừng mực nào đó, Bộ sẽ hỗ trợ công tác tuyển sinh để bảo đảm tính ổn định và những yêu cầu đặc thù riêng của các trường. Trước khi có trung tâm khảo thí độc lập, thi tốt nghiệp THPT vẫn được tổ chức thi trên giấy. Nơi nào có điều kiện có thể tổ chức thi trên máy tính bởi việc này sẽ gọn nhẹ hơn nhiều, giảm sự can thiệp của con người và có kết quả ngay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!
07:36:39 25/01/2025
MC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc GiangMC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc Giang
06:49:35 25/01/2025
Hot: Đặng Luân gỡ phong sát chưa từng có trong lịch sử, tự biến mình thành trò cười vì chiêu lách luật lố bịchHot: Đặng Luân gỡ phong sát chưa từng có trong lịch sử, tự biến mình thành trò cười vì chiêu lách luật lố bịch
06:55:30 25/01/2025
Chuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốcChuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốc
07:02:50 25/01/2025
Nữ diễn viên "cấm cả nước bàn tán về mình" có động thái gây tranh cãi với chồng cũ sau 4 năm ly hônNữ diễn viên "cấm cả nước bàn tán về mình" có động thái gây tranh cãi với chồng cũ sau 4 năm ly hôn
07:41:08 25/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh được cầu hôn, nhà trai nổi tiếng đa tình từng có 11 bạn gái?Triệu Lệ Dĩnh được cầu hôn, nhà trai nổi tiếng đa tình từng có 11 bạn gái?
09:36:40 25/01/2025
HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?
10:21:54 25/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Squid Game phần 3 sửa kịch bản gấp, lộ 3 điểm cần thay đổi, ưu ái 1 người?

Squid Game phần 3 sửa kịch bản gấp, lộ 3 điểm cần thay đổi, ưu ái 1 người?

Phim châu á

11:09:47 25/01/2025
Series Trò Chơi Con Mực 2 (Squid Game 2) lên sóng vào ngày 26/12, lập tức gây bão màn ảnh toàn cầu. Cái kết lấp lửng phần 2, gợi mở cho phần 3 dự kiến lên sóng vào giữa năm 2025.
Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai

Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai

Pháp luật

11:08:28 25/01/2025
Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc phát hiện thi thể cô giáo trẻ dưới khe sâu thuộc khu rừng già ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025: Tý ổn định, Tuất thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025: Tý ổn định, Tuất thuận lợi

Trắc nghiệm

11:07:44 25/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025, Tý hãy tích cực học hỏi, Tuất cần đưa ra quyết định dứt khoát. Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày khá ổn định
Thất Quái Tập Kết! "Tân Đấu La Đại Lục" - Chính thức ra mắt video giới thiệu Game MMORPG chiến đội đại thế giới mở đầu tiên!

Thất Quái Tập Kết! "Tân Đấu La Đại Lục" - Chính thức ra mắt video giới thiệu Game MMORPG chiến đội đại thế giới mở đầu tiên!

Mọt game

11:05:08 25/01/2025
Tân Đấu La Đại Lục tái hiện sống động đại thế giới Đấu La huyền ảo dựa trên bộ tiểu thuyết Đấu La Đại Lục bán chạy nhất toàn cầu của Đường Gia Tam Thiếu.
Nữ ca sĩ quốc dân đình đám làm mẹ đơn thân, 1 mình nuôi 3 con thành giám đốc: Bí quyết dạy dỗ những đứa trẻ xuất sắc rất đơn giản

Nữ ca sĩ quốc dân đình đám làm mẹ đơn thân, 1 mình nuôi 3 con thành giám đốc: Bí quyết dạy dỗ những đứa trẻ xuất sắc rất đơn giản

Netizen

11:01:27 25/01/2025
Có 3 người con trai đều thành đạt, làm giám đốc, sao nữ nổi tiếng Trung Quốc một thời đã vượt qua đổ vỡ hôn nhân và bệnh tật để nuôi dạy con xuất sắc như thế nào?
Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Thời trang

10:58:52 25/01/2025
Tông màu trầm ấm như nâu, be, xám, đen, hoặc sắc màu nổi bật như đỏ đô, xanh cổ vịt của áo khoác rất được ưa chuộng, phù hợp với mọi hoàn cảnh từ công sở, dạo phố đến những buổi tiệc mùa đông.
Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

Thế giới

10:40:39 25/01/2025
Quân đội Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên sắp điều thêm quân đến Nga và đồng thời đang chuẩn bị phóng vệ tinh do thám hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa.
5 bước để có bình hoa Tết cắm cả tuần không héo

5 bước để có bình hoa Tết cắm cả tuần không héo

Sáng tạo

10:28:53 25/01/2025
Để bình hoa trưng Tết cắm cả tuần vẫn tươi, bạn cần lưu ý các bước cắt cành và thêm nước dưỡng hoa, giúp tăng độ bền cho chúng.
Đi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳng

Đi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳng

Góc tâm tình

10:15:13 25/01/2025
Thấy tôi về, chồng và vợ cũ vẫn thản nhiên ngồi ăn uống. Lần này, tôi không nhân nhượng nữa. Chồng tôi và vợ cũ ly hôn được 5 năm.
Văn Hậu lại phẫu thuật, nghỉ thêm 8 tháng

Văn Hậu lại phẫu thuật, nghỉ thêm 8 tháng

Sao thể thao

10:03:05 25/01/2025
Hậu vệ Đoàn Văn Hậu dự kiến tốn thêm 8 tháng nữa để hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Văn Hậu vắng bóng trên sân cỏ kể từ tháng 9/2023, chưa rõ ngày trở lại.
Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

Sức khỏe

09:49:42 25/01/2025
Trong dịp Tết, đa phần mọi người thường xuyên ăn nhiều bữa gồm rất nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Bên cạnh đó, mọi người có thói quen chúc nhau bằng rượu bia vì thế dịp Tết chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm m...