Quảng Bình: 10 năm, trên 125 ngàn lao động nông thôn tham gia học nghề

Theo dõi VGT trên

10 năm qua, Quảng Bình có trên 125.000 lao động nông thôn tham gia học nghề, trong đó gần 38.000 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chiều 16/12, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020″ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian qua, Ban chỉ đạo các cấp tại Quảng Bình đã triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra và có nhiều kết quả tích cực. Các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp được tổ chức có hiệu quả. Nhiều chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Quảng Bình: 10 năm, trên 125 ngàn lao động nông thôn tham gia học nghề - Hình 1

Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020″

Trong 10 năm qua, toàn tỉnh Quảng Bình có trên 125.000 lao động nông thôn đã tham gia học nghề, trong đó, có gần 38.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020″.

Gần 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm đã góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tại Quảng Bình còn có hơn 7.500 lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng.

Quảng Bình: 10 năm, trên 125 ngàn lao động nông thôn tham gia học nghề - Hình 2

Gần 38.000 lao động nông thôn tại Quảng Bình đã được hỗ trợ đào tạo nghề.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, người lao động; huy động nguồn lực cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nữ, lao động nông thôn.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho người lao động sau đào tạo.

Video đang HOT

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả 'lượng' và 'chất'

Trong những năm qua Nghệ An đã và đang đồng thời có nhiều giải pháp để khuyến khích việc học nghề cho học sinh phổ thông và học sinh thuộc diện phân luồng.

Mặc dù vậy, việc thu hút học sinh đến các trường nghề vẫn rất khó khăn, đặc biệt số lượng học sinh đăng ký học nghề và chất lượng đào tạo nghề đang là hạn chế của Nghệ An.

Chỉ học nghề "miễn phí"

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc năm nay có 200 chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này trường chỉ tuyển sinh được 140 chỉ tiêu. Số lượng chỉ tiêu năm 2020 cũng thấp hơn năm trước 50 em. Việc không tuyển đủ chỉ tiêu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, giáo viên nhà trường bởi việc cấp ngân sách hoạt động phụ thuộc vào số lượng tuyển sinh hàng năm.

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả lượng và chất - Hình 1


Học sinh phân luồng tham gia học nghề tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An. Ảnh: MH

Ông Lương Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Dù Nghi Lộc là địa bàn khá rộng nhưng việc tuyển sinh không thuận lợi bởi nằm cạnh nhiều trường dạy nghề có quy mô của tỉnh. Trong đó, nếu học sinh ở những xã ven thành phố, thường sẽ có xu hướng học nghề ở Vinh.

Ngược lại, học sinh ở vùng Nghi Xuân, Nghi Thái thường sẽ chọn học trường nghề ở thị xã Cửa Lò. Nguồn tuyển sinh hiện nay của trường thường tập trung ở vùng Nghi Văn, Nghi Yên, Nghi Kiều và một số xã giáp huyện Diễn Châu. Tuy nhiên, những xã này lại nằm khá xa nhà trường, chưa có tuyến xe buýt nên học sinh thường e ngại khi phải đi học xa...".

Đại diện nhà trường cũng thừa nhận việc tiếp cận giữa trường nghề và các trường học trên địa bàn chưa được thường xuyên nên hàng năm chưa rà soát và nắm bắt đầy đủ số học sinh phân luồng, số học sinh có nhu cầu học nghề. Ngay như số học sinh đang học tại Trung tâm GDTX của huyện cũng không mặn mà với việc học nghề tại trường, dù rằng khoảng cách giữa 2 đơn vị là khá gần.

Tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An đến thời điểm này việc tuyển sinh vào các lớp trung cấp đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được chỉ tiêu đã khó nhưng để giữ chân được học trò đã khó hơn. Hiện, theo tổng hợp của nhà trường, mỗi năm có gần 20 học viên học nghề đã bỏ học với các lý do như chán học, bị rủ rê đi làm hoặc không định hướng được công việc rõ ràng dù đã học nghề.

Ngoài ra việc tuyển sinh cũng chỉ thực hiện được với những học sinh được miễn phí học nghề; còn lại dù mỗi năm nhà trường chỉ có khoảng 40 chỉ tiêu "kinh phí tự túc" nhưng gần như chưa năm nào tuyển sinh được học sinh. Ông Nguyễn Nhật Quang - Trưởng phòng đào tạo của nhà trường cũng cho rằng: "Thường để tuyển một học sinh học nghề chúng tôi phải mở rộng địa bàn lên đến huyện Đô Lương.

Trong quá trình tuyển sinh, giáo viên phải đến nhà học sinh từ 4 - 5 lần mới có thể tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Tuy nhiên, khi các em đã chán học thì việc vận động quay trở lại rất khó khăn. Bất cập hiện nay là nhiều phụ huynh chưa có nhận thức được việc học nghề nên không định hướng được cho con về nghề nghiệp. Do đó, có rất nhiều trường hợp, các em nhập học xong chúng tôi phải tiếp tục tư vấn, giới thiệu các ngành nghề để các em lựa chọn".

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả lượng và chất - Hình 2


Lớp học may của Trường Trung cấp DTNT Nghệ An. Ảnh: MH

Ở các huyện miền núi, việc tuyển sinh học nghề hiện cũng rất khó khăn, dù rằng các giáo viên đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để vận động học sinh tới trường. Ông Bùi Hoàng Báu - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Quỳ Châu cho biết: "Từ hơn hai năm nay chúng tôi phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp tuyển sinh hệ trung cấp đối với học sinh thuộc diện phân luồng và học sinh đang học THPT trên địa bàn.

Thế nhưng, phương án này chỉ nhận được sự hưởng ứng của học sinh đang học tại Trường THPT Quỳ Châu với hình thức vừa học nghề, vừa học văn hóa. Còn lại, dù mỗi năm qua, khảo sát của chúng tôi năm nào Quỳ Châu cũng có hàng trăm học sinh học hết lớp 9 là nghỉ nhưng vẫn không tuyển sinh được. Hiện toàn trung tâm chỉ có 33 học sinh của ba khối 10, 11, 12. Như năm nay, huyện Quỳ Châu có khoảng 850 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong số này chỉ có khoảng 600 học sinh học lên lớp 10, 250 học sinh còn lại chúng tôi đến nhà tất cả các em nhưng cuối cùng năm vừa rồi chỉ tuyển được 5 em lên học hệ GDTX và vận động đi học nghề trung cấp".

Trên địa bàn tỉnh hiện 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong số này có 3 trường được Chính phủ lựa chọn đầu tư xây dựng trường chất lượng cao, 16 trường được Bộ Lao động - TB và XH lựa chọn đầu tư ngành nghề trọng điểm theo các cấp độ, với 13 nghề cấp độ Quốc tế, 9 nghề cấp độ Khu vực Asean, 36 nghề cấp độ Quốc gia.

Để khuyến khích đào tạo nghề, mỗi năm Nghệ An trích hàng chục tỷ đồng để cấp kinh phí cho các chỉ tiêu đào tạo. Riêng năm 2020, đã cấp kinh phí để đào tạo nghề cho hơn 11.000 chỉ tiêu với hơn 1.700 chỉ tiêu trình độ cao đẳng, gần 5000 chỉ tiêu trình độ trung cấp và hơn 4.600 chỉ tiêu trình độ sơ cấp. Ngoài ra, tỉnh cũng đặt hơn 3.100 chỉ tiêu cho các nhà trường đào tạo tự túc kinh phí.

"Lượng" nhiều nhưng "chất" chưa đảm bảo

Mỗi năm nguồn tuyển sinh đào tạo nghề của Nghệ An khá lớn khi có gần 20% học sinh THCS được phân luồng đi học nghề (với khoảng 8000 học sinh lớp 9). Cùng với đó, Nghệ An có gần 40% học sinh THPT không đăng ký tuyển sinh vào đại học (gần 10.000 học sinh lớp 12).

Tuy vậy, những năm qua, chỉ một số trường nghề làm khá tốt công tác tuyển sinh. Một phần nguyên nhân là các trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhất là đội ngũ giáo viên.

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả lượng và chất - Hình 3


Những học sinh vừa học hệ GDTX vừa tham gia học nghề tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Quỳ Châu. Ảnh: Đức Anh

Tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An, dù hiện nay trường có gần 500 học sinh đang học 4 ngành nghề là Điện dân dụng, Hàn, Thú y và May thời trang nhưng số giáo viên chỉ đáp ứng được khoảng 70%, nhiều ngành nghề trường phải thuê giáo viên thính giảng từ các trường khác về để đào tạo.

Ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc, vài năm trở lại đây số lượng tuyển sinh đang ngày một giảm có một phần nguyên nhân lớn từ giáo viên. Cụ thể, dù hiện tại trường có 12 lớp học nghề ở 7 ngành, nghề với khoảng 400 học sinh nhưng đội ngũ giáo viên của trường chỉ có 7 người, trong đó nghề động lực sửa chữa ô tô có 3 giáo viên, nghề hàn có 1 giáo viên và nghề điện có 3 giáo viên.

Do thiếu giáo viên nên hiện nay, trường đang phải thuê giáo viên thỉnh giảng từ các trường khác. Vì không đủ giáo viên nên hiện nay toàn bộ nhân viên nhà trường đều phải "đôn" lên để làm chủ nhiệm lớp, thậm chí có người cùng lúc chủ nhiệm đến 2 lớp.

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả lượng và chất - Hình 4


Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề của doanh nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn thích đi làm thay vì đi học nghề. Ảnh: MH

Cá biệt hơn, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Quế Phong dù đã sáp nhập được gần 3 năm và cùng thực hiện chức năng dạy văn hóa và dạy nghề nhưng hiện nay không có bất cứ một giáo viên dạy nghề nào. Vài năm trở lại đây, dù trung tâm có kế hoạch phối hợp tuyển sinh hệ trung cấp nghề nhưng việc triển khai gặp nhiều khó khăn và không khả thi.

Ông Hoàng Sỹ Tuyến - Trưởng phòng Đào tạo nghề - Sở Lao động Thương binh và xã hội cũng cho biết: Hiện chất lượng lao động sau đào tạo của một số ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường sử dụng lao động. Bên cạnh đó, năng lực đào tạo của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, nhất là cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu....

Ngoài ra, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp còn thiếu, cơ cấu chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường nghề. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề giữa các trường còn chồng chéo, bố trí chưa hợp lý, chỉ tập trung vào một số nghề trọng điểm. Do đó, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong quá trình tuyển sinh "cạnh tranh không lành mạnh" giữa các trường nghề.

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Khó cả lượng và chất - Hình 5


Hiện tỷ lệ lao động có tay nghề ở Nghệ An chỉ mới đạt 65%. Ảnh: MH

Đồng thời, sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, quyền lợi giữa lao động có tay nghề và chưa có tay nghề đang được "đánh đồng" trong việc chi trả lương ở nhiều đơn vị khiến nhiều lao động không mặn mà với việc học nghề.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Tự tung tin hẹn hò ca sĩ đình đám Hàn Quốc, hot girl Việt bị chính chủ v.ạch m.ặt
13:13:07 03/06/2024
Drama Louis Phạm: Từ "nhận vơ" ảnh đến bị tình cũ phốt, số anti tăng chóng mặt
13:17:25 03/06/2024
Tang lễ Đức Tiến: Thuý Nga thấy nhiều chuyện lạ, người quá cố mỉm cười với cô?
14:50:16 03/06/2024
Thái Thiếu Phân tậu nhà sang mừng sinh nhật ông xã
13:09:08 03/06/2024
Vụ quán cafe dating: Hai mặt trước truyền thông, vừa thanh minh đã lộ bản chất
13:33:14 03/06/2024
Chồng Nam Em lộ ảnh ôm gái lạ, bị nàng hoa khôi khui chuyện từng làm bốc mộ?
15:33:46 03/06/2024
Lệ Quyên nhắc đến chuyện chia tay, Lâm Bảo Châu lộ rõ tâm trạng buồn bã
15:49:39 03/06/2024
Jennie bị Rosé gián tiếp gây họa, bị tố giả tạo, cố làm mệt, hoảng sợ ở sân bay
14:31:51 03/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trạm Cứu Hộ Trái Tim lộ kết g.ây s.ốc: An Nhiên hoá điên "tương tác" mẹ chồng, Nghĩa xuất hiện trong ảnh thờ?

Phim việt

18:21:54 03/06/2024
Cụ thể, nhân vật An Nhiên dường như có dấu hiệu mất kiểm soát sau khi chồng bị bắt. Cô còn đe dọa và nhắc nhở mẹ chồng rằng mình mới là con dâu hợp pháp chứ không phải Ngân Hà.

T.O.P (BIGBANG) đột ngột bị huỷ kế hoạch bay lên mặt trăng, lí do thực sự gây tò mò

Sao châu á

18:18:49 03/06/2024
Nam idol đã viết tâm thư gửi người hâm mộ, thể hiện cảm xúc tích cực, cảm ơn tỷ phú Yusaku Maezawa và thông báo sẽ phát hành nhạc mới lấy cảm hứng từ hành trình thực hiện chuyến đi.

Siêu mẫu Thúy Hạnh - nhạc sĩ Minh Khang tiết lộ chuyện 'yêu nhanh, cưới vội'

Tv show

18:04:58 03/06/2024
Siêu mẫu Thúy Hạnh cho biết, cô và nhạc sĩ Minh Khang yêu và cưới chỉ trong một năm, lúc cô gửi thiệp mời tới bạn bè, ai cũng bất ngờ.

Không biết tối nay ăn gì, tham khảo ngay 30 mâm cơm nhà đơn giản mà siêu ngon

Ẩm thực

18:02:32 03/06/2024
Đôi khi, nghĩ thực đơn cho bữa tối còn khó khăn hơn việc trực tiếp vào bếp. Nếu cảm thấy bí ý tưởng, các mẹ đảm hãy tham khảo 30 mâm cơm ngon miệng, đủ chất này nhé!

Dàn Hoa - Á hậu đọ sắc trên thảm đỏ Miss Grand Vietnam 2024: Thiên Ân gây bão với đường cong quyến rũ

Sao việt

17:49:05 03/06/2024
Chiều nay (3/6), sự kiện họp báo khởi động cuộc thi Miss Grand Vietnam 2024 (Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2024) đã diễn ra tại TP.HCM.

Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực, được cán bộ hỗ trợ làm CCCD

Xã hội

17:38:35 03/06/2024
Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Ông còn được chính quyền địa phương hỗ trợ làm CCCD để có giấy tờ tùy thân, đảm bảo quyền công dân theo quy định pháp luật.

Hùng Dũng đeo băng đội trưởng tuyển Việt Nam

Sao thể thao

17:33:57 03/06/2024
T.iền vệ Đỗ Hùng Dũng được HLV Kim Sang Sik trao băng đội trưởng tuyển Việt Nam trong 2 trận gặp Philippines và Iraq.

Trạm cứu hộ trái tim: Lộ ảnh con gái đã lớn của Ngân Hà?

Hậu trường phim

17:33:17 03/06/2024
Hình ảnh Hồng Diễm bế một b.é g.ái khiến khán giả dự đoán đây chính là con gái Ngân Hà trong phim Trạm cứu hộ trái tim .

Đang đứng chơi, chủ khách sạn bị tấm thạch cao rơi vào đầu t.ử v.ong

Tin nổi bật

17:32:55 03/06/2024
Ngày 3/6, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh Nguyễn Thanh Tùng xác nhận sự việc trên. Ông cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 19h ngày 2/6, khiến 1 người t.ử v.ong.

Thói quen chăm sóc da không thể thiếu với phụ nữ t.uổi 30

Làm đẹp

17:26:18 03/06/2024
Ngoài việc áp dụng những bước chăm sóc da cơ bản (làm sạch, dưỡng ẩm), hãy thêm các sản phẩm phù hợp để giúp giảm các dấu hiệu lão hóa sớm và giữ cho làn da luôn sáng khỏe, trẻ trung...

Sư Thích Minh Tuệ: 34 t.uổi xin cha mẹ xuất gia, nhiều lần bộ hành từ Nam ra Bắc

Netizen

17:24:44 03/06/2024
Vì theo khổ hạnh đầu đà nên quá trình đi bộ Thích Minh Tuệ nhặt vải vứt bên đường để may lại làm quần áo mặc và khi qua các sông suối thì ông sẽ dừng lại để tắm rửa. Mỗi ngày ông chỉ ăn 1 bữa, đến tối thì nghỉ ngơi bên đường hoặc các ng...