Từ chối quay lại văn phòng, một lãnh đạo cốt cán Apple nghỉ việc
Giám đốc máy học ( machine learning) của Apple đã nộp đơn nghỉ việc sau 3 năm gia nhập Apple.
Ian Goodfellow từng là chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Google trước khi chuyển sang Apple. Tuy nhiên, Giám đốc máy học Apple cũng vừa nộp đơn nghỉ việc sau hơn 3 năm làm việc tại đây. Theo hồ sơ trên LinkedIn, ông dẫn dắt bộ phận máy học thuộc nhóm các dự án đặc biệt.
Ông Goodfellow được cho là đã thông báo về quyết định của mình với nhân viên qua email. Một phần lý do ông từ chức là kế hoạch quay lại văn phòng làm việc của “táo khuyết”. Nhà sản xuất iPhone yêu cầu nhân viên làm tại văn phòng ít nhất 1 ngày/tuần từ 11/4, ít nhất 2 ngày/tuần từ 2/5 và ít nhất 3 ngày/tuần từ 23/5.
Video đang HOT
“Tôi thực sự tin rằng sự linh hoạt cao hơn sẽ là chính sách tốt nhất cho nhóm của mình, ông viết trong email.
Nhân viên Apple bắt đầu quay lại trụ sở Apple Park từ tháng trước và chính sách làm việc 3 ngày/tuần sẽ được thi hành từ ngày 23/3. Một số nhân viên cảm thấy không hài lòng vì kế hoạch của Apple. Trong thư gửi CEO Tim Cook, một nhóm nhân viên nói rằng họ cảm thấy phải lựa chọn giữa việc vừa là một phần của gia đình, cuộc sống cá nhân và được trao quyền để làm tốt nhất công việc của họ với việc chỉ là một phần của Apple.
Khảo sát mới đây trên một nhóm nhỏ nhân viên Apple cho thấy tỉ lệ cao đang tìm kiếm công việc khác với các lý do như: Chính sách quay lại văn phòng, khả năng nhiễm bệnh Covid-19, văn hóa làm việc độc hại, thiếu cân bằng cuộc sống cá nhân – công việc.
Bị ép quay lại văn phòng, nhân viên Apple liên minh gửi 'tâm thư'
Một số nhân viên Apple phản đối kế hoạch thí điểm quay lại văn phòng và yêu cầu sự linh hoạt cao hơn.
Các nhân viên thành lập một nhóm có tên Apple Together, đại diện nói lên những quyền lợi của họ với công ty. Nhóm đang vận động ban lãnh đạo Apple cho phép họ làm việc linh hoạt hơn. Họ chỉ ra sự không liên quan giữa thông điệp tiếp thị các sản phẩm cho phép mọi người "làm việc từ bất cứ nơi đâu" với thông điệp nội bộ dành cho nhân viên. "Làm thế nào chúng tôi hiểu được những vấn đề của làm việc từ xa mà sản phẩm của chúng ta cần giải quyết nếu không sống cùng nó", lá thư viết.
"Chúng tôi không đòi hỏi mọi người phải làm việc ở nhà. Chúng tôi yêu cầu được tự quyết định, cùng với nhóm và quản lý trực tiếp, loại hình công việc phù hợp nhất với mỗi người, dù đó là trong văn phòng, làm việc tại nhà hay kết hợp".
Chương trình thí điểm quay lại văn phòng của Apple bị phản ứng dữ dội vào tháng 6/2021. Thời điểm ấy, Apple cũng phải lùi lịch do làn sóng Covid-19 vào mùa thu và mùa đông. Sau đó, công ty áp dụng cách tiếp cận theo pha để đưa nhân viên quay trở lại, bắt đầu từ tuần 1 lần và tiếp đến là 2 lần một tuần.
Lá thư của Apple Together gọi chương trình là "bước lùi về sự linh hoạt đối với nhiều người trong nhóm". Giai đoạn cuối của chương trình sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 5, theo đó, nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần vào thứ Hai, Ba và Năm.
Họ nêu ra các lý do bất mãn cụ thể với chương trình, từ việc ép nhân viên phải di chuyển không cần thiết gây lãng phí thời gian và cả nguồn lực thể chất lẫn tinh thần đến ảnh hưởng rõ rệt đến sự đa dạng.
Một trong những người tổ chức Apple Together cho biết có khoảng 200 nhân viên Apple đang tham gia vào nhóm. Nỗ lực của họ rất đáng chú ý vì lâu nay, nội bộ Apple thường diễn ra âm thầm và bí mật. Tuy nhiên, mọi thứ đảo ngược vào thời gian gần đây khi nhân viên bán lẻ tại ít nhất 2 cửa hàng Apple Store Mỹ tìm cách thành lập công đoàn, cũng như sáng kiến "Apple Too", nơi Apple Together được sinh ra.
Ra đời tháng 8/2021 bởi hai cựu nhân viên Apple, Apple Too muốn động viên các nhân viên chia sẻ những câu chuyện về tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và phân biệt đối xử trong công ty để thúc đẩy thay đổi. Một trong hai người đã bị Apple đuổi việc và nói rằng mình bị trả đũa.
Theo CNN, Apple Together soạn thảo lá thứ trong những tuần gần đây sau khi một số nhân viên muốn nêu vấn đề thông qua các kênh nội bộ nhưng không thành công. Cũng có những quản lý muốn được làm việc linh hoạt và thông cảm với nhân viên nhưng càng lên cao, sự thông cảm càng ít đi.
Kết thư, nhóm mượn một câu nói nổi tiếng của cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs. "Như Steve từng nói: 'Không có nghĩa lý gì khi tuyển người tài về và bảo họ làm gì. Chúng ta tuyển người tài để họ bảo chúng ta phải làm gì'. Chúng tôi ở đây, những con người thông minh mà các ngài đã tuyển, và chúng tôi đang nói cho các ngài biết điều cần làm: Xin hãy ra khỏi đường của chúng tôi, không có một giải pháp phù hợp với tất cả, hãy để chúng tôi quyết định cách chúng tôi làm việc tốt nhất và để chúng tôi làm việc tốt nhất trong cuộc đời của mình".
Chỉ bằng vài chữ ngắn ngủi, Steve Jobs giải thích quyết định quan trọng nhất của Apple Không phải lãnh đạo thế giới nào cũng có thể hiểu được quyết định này của Steve Jobs, cố nhà sáng lập kiêm CEO Apple. iPhone có thể là sản phẩm thành công nhất thế giới, song nó không thể ra đời nếu Steve Jobs không ra quyết định. Jobs là người đã giới thiệu iPhone đến với tất cả mọi người, trong...