Từ cậu học trò tò mò vì sao phải đậy kín khi làm dưa cà đến 16 công bố quốc tế
Chỉ mới 34 tuổi mà đạt được số công trình công bố như vậy thì bí quyết của Luân là sự kiên trì và tinh thần ham học hỏi.
Từ khi còn học trung học cơ sở, Chử Lương Luân (sinh năm 1987) đã yêu thích môn Sinh học và thường xuyên có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học của Trường Trung học cơ sở xã Tứ Xã (Huyện Lâm Thao, Phú Thọ).
Sở thích đối với môn Sinh học càng được vun đắp khi Luân thi đỗ vào lớp chuyên sinh đầu tiên của Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), và sau đó là sinh viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khi biết tin Chử Lương Luân tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc trở về Việt Nam công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học, Hóa học, và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Phenikaa, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ để lắng nghe chia sẻ của anh về nghiên cứu khoa học thì Tiến sĩ Chử Lương Luân đã vui vẻ đồng ý.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ 8X này thì đến thời điểm hiện tại Luân đã có 16 công trình công bố trong danh mục ISI ở hệ thống báo uy tín của thế giới, cùng với đó là một số bài báo công bố trong nước.
Tiến sĩ Chử Lương Luân (ảnh: NVCC)
Chỉ mới 34 tuổi mà đạt được số công trình công bố như vậy thì bí quyết của Luân là sự kiên trì và tinh thần ham học hỏi.
“Từ sự tò mò ham học hỏi và được sự hướng dẫn của các thầy cô thì các ý tưởng mới dần được hình thành, và tiếp sau đó là sự kiên trì thực hiện những ý tưởng để cho ra những sản phẩm trong nghiên cứu khoa học như là công bố bài báo quốc tế.
Bài báo quốc tế là minh chứng cho ý tưởng và cái mà bản thân học hỏi, khám phá được. Bởi người làm công trình khoa học đều cần có những công bố để trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế ghi nhận”, Tiến sĩ Luân nói.
Hiệu trưởng trường Đại học Sunmoon trao tặng phần thưởng dành cho nghiên cứu sinh Chử Lương Luân có thành tích xuất sắc (ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm về đam mê môn Sinh học từ hồi học trung học cơ sở, Chử Lương Luân cho hay: “Lúc còn là học sinh, vì sinh ra trong gia đình bố mẹ làm nông nên lọ dưa cà rất gần gũi với cuộc sống.
Lúc đó tôi thường đặt ra các câu hỏi như tại sao dưa cà lại có thể chua, tại sao phải đậy nắp thật kín khi làm dưa cà…?
Khi đi tìm câu trả lời, ban đầu tôi hỏi bố mẹ rồi sau đó ra lớp hỏi thầy cô về những kiến thức về công nghệ lên men vi sinh vật, lên men lác tic ứng dụng trong muối dưa …, giúp tôi hiểu rõ hơn về những hiện tượng mà mình quan tâm”, Luân chia sẻ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Luân (ngoài cùng bên trái) tham gia hội nghị khoa học cùng các nhà khoa học Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
“Khi học đại học rồi học Thạc sĩ tại trường Đại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi dần tiếp xúc với các đề tài nghiên cứu khoa học thì cảm thấy những đề tài này rất gần với cuộc sống của mình, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình như là hướng điều trị bệnh mới, các sản phẩm liên quan đến sức khỏe.
Đến khi nghiên cứu sinh lại đúng chuyên ngành tạo ra các hợp chất tự nhiên có hoạt chất sinh học điều trị ung thư, tạo hợp chất kháng khuẩn lại rất ý nghĩa với cuộc sống nữa”, Luân nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ sinh học đối với đời sống con người nên cứ thế thôi thúc niềm đam mê để nghiên cứu và theo đuổi.
Tiến sĩ Chử Lương Luân (ngoài cùng bên phải) tham gia trong hội đồng khoa học của Hội nghị khoa học Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thì câu chuyện đi tiếp hay ở lại tại Hàn Quốc, hay trở về Việt Nam là một vấn đề mà rất nhiều nghiên cứu sinh đặt ra vì ngoài việc học thì cũng cần cân đối cuộc sống gia đình, bố mẹ, bạn bè.
Chính vì vậy, khi tích lũy được nhiều hơn kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Yeungnam – Hàn Quốc, Luân quyết định trở về nước công tác vừa là để gần gũi với gia đình vừa mong muốn những nghiên cứu của mình tạo ra những sản phẩm của Việt Nam “make in Vietnam”, dựa trên các nguồn tài nguyên vi sinh vật của Việt Nam.
“Tôi còn mong muốn phát triển và thương mại hóa được ít nhất một sản phẩm dược liệu hoạt tính cao trong điều trị các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam như ung thư gan, ruột…”, Luân chia sẻ.
Khi phóng viên đặt băn khoăn, tại sao nhiều người trẻ chọn làm việc ở trung tâm nghiên cứu quốc tế đã có uy tín để tạo bệ phóng tốt cho các nhà nghiên cứu khoa học thì Luân lại trở về nước thì nhận được tâm sự rằng:
“Nếu công bố quốc tế được tạo ra trong điều kiện của Việt Nam với nguồn đầu tư tài chính hạn hẹp, cơ sở vật chất thiết bị máy móc còn hạn chế thì đó là công bố quốc tế rất tự hào. Thậm chí đó là công bố quốc tế áp dụng ngay được vào cuộc sống thì ý nghĩa biết bao. Còn việc bản thân nhà khoa học đó làm việc trong nước nhưng có đạt đẳng cấp quốc tế hay không thì cứ để các nhà khoa học và xã hội nhìn nhận và đánh giá”.
Tiến sĩ Luân chụp ảnh cùng Giáo sư hướng dẫn tại Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
Khi hỏi về lý do chọn Trường Đại học Phenikaa là điểm dừng chân khi về nước, Tiến sĩ Chử Lương Luân nói: “Trong 2 năm gần đây Đại học Phenikaa được giới khoa học rất quan tâm dù cái tên còn khá mới nhưng có nhiều điểm sáng như quy tụ nhiều nhà khoa học có uy tín trong những nhóm nghiên cứu mạnh, có cả nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Ngoài ra gần đây, nhà trường đang tập trung đầu tư trang bị và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm và trung tâm chuyên sâu.
Tôi cũng nghĩ rằng Phenikaa là một trường đại học trẻ thì sẽ cần có động lực trẻ mà bằng chứng là rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã quy tụ về đây làm việc. Thêm vào đó, khi tìm hiểu tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường, tôi thấy phù hợp với bản thân nên đã lựa chọn”.
Được biết, Tiến sĩ Chử Lương Luân từng đạt nhiều thành tích:
1. Từng nhận nhiều học bổng giá trị như Vallet năm 2010 và 2011 vì có thành tích xuất sắc trong học tập; học bổng Toshiba năm 2012; học bổng Hanshin năm 2016.
2. Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam vì đã đạt giải thưởng “Sao tháng giêng” năm 2016.
3. Giải thưởng báo cáo poster xuất sắc nhất tại Hội nghị khoa học chuyên ngành Korean Society for Glycoscience, Hàn Quốc năm 2018.
4. Khen thưởng của Hiệu trưởng Trường Đại học Sunmoon dành cho nghiên cứu sinh có thành tích công bố bài báo khoa học xuất sắc trong khóa học năm 2018.
Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế 2020: Quyết định ngoạn mục của chàng trai chuyên Lý
Là HS lớp chuyên Lý, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Đồng Ngọc Hà đã bén duyên với môn Sinh học và xuất sắc giành Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế.
Ngọc Hà có ý thức tự học rất cao.
"Sinh học có gì đó rất nghệ thuật"
Tấm Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế 2020 với Đồng Ngọc Hà như một giấc mơ, vì chỉ vài năm trước em còn chưa quan tâm đến môn học này. Hà cũng không tưởng tượng nổi hành trình chuyển từ chuyên Vật lý đến cuộc thi Sinh học quốc tế lại nhanh đến vậy
Yêu thích Vật lý từ nhỏ bởi muốn tìm hiểu mọi thứ vận hành thế nào, Hà quyết theo môn học này. Em từng giành nhiều giải thưởng tại các kỳ thi cấp quận, thành phố môn Vật lý. Năm lớp 10, Hà trúng tuyển lớp chuyên Vật lý, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên với điểm số cao.
Tình cờ một ngày, Hà đọc được lời thề Hippocrates, trong đó ấn tượng với điều nhắc nhở các bác sĩ, nhà khoa học rằng: Nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học là sự ấm áp, cảm thông và hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của dược sĩ.
Ngọc Hà (thứ tư từ trái sang) và các bạn trong đội tuyển Sinh học Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Vân Anh.
"Đọc đến câu này, em cảm thấy đó là lý tưởng cao đẹp và xứng đáng để theo đuổi. Em nhận thấy Sinh học có gì đó rất nghệ thuật và quyết tâm tiếp cận kiến thức, nghiên cứu sâu để tìm ra cái gì đó đóng góp cho ngành y", Hà chia sẻ.
Dù được đánh giá có tố chất, nhưng Hà vẫn gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu theo đuổi môn Sinh, vì cả cấp hai chỉ học Vật lý. Năm lớp 10, khi được lựa chọn vào đội tuyển Sinh học, Hà phải chạy đua với thời gian, học vất vả hơn các bạn trong đội tuyển rất nhiều để bắt kịp.
Lớp 11, Hà đoạt giải Ba tại kỳ thi quốc gia và không được thi quốc tế. Khi ấy, Hà đã nghĩ nên tiếp tục theo đội tuyển Sinh hay dừng lại để ôn thi ĐH, bởi việc học đội tuyển chiếm nhiều thời gian. Tuy nhiên, được sự động viên của thầy cô, gia đình, Hà cho mình thêm cơ hội.
Lên lớp 12, Hà đoạt giải Nhất quốc gia, trở thành 1 trong 4 thành viên của đội tuyển Việt Nam tham gia kỳ thi Oympic Sinh học quốc tế. Dù có tiếc nuối vì không thể giành Huy chương Vàng, Hà vẫn vui bởi thành tích này giúp em tin tưởng lựa chọn con đường nghiên cứu Sinh học sau này.
Chia sẻ kỷ niệm về kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm nay, Hà cho biết: Do tổ chức trực tuyển nên thay vì làm bài thực hành giải phẫu như mọi năm, HS phải quan sát, phân tích ảnh tiêu bản, thiết kế thí nghiệm trong bài Lý - Sinh động vật và vận dụng linh hoạt các công cụ trong bài Tin - Sinh học.
"Có một chi tiết em đặc biệt thích trong bài Sinh - Lý là việc thí sinh phải vẽ phác thảo lại những gì mình quan sát được. Vẽ là sở thích, nên em khá thoải mái trong quá trình làm bài. Bài lý thuyết năm nay cũng rất đặc biệt, đề thi buổi chiều em thấy khá khó, bởi phần lớn các câu hỏi đều phải tính toán và quy định thi lại không cho phép sử dụng máy tính", Hà chia sẻ.
Không sợ thất bại
Đồng Ngọc Hà bên góc học tập. Ảnh: Vân Anh.
Theo Hà, bí quyết duy nhất giúp em học tốt môn Sinh là không sợ thất bại. "Không phải người có nền tảng về môn học này, và trong quá trình học em đã phải thử và thất bại rất nhiều lần. Với mỗi người sẽ có phương pháp khác nhau, nhưng em nghĩ chỉ cần nỗ lực và không ngại thay đổi, chắc chắn sẽ tìm ra phương pháp đúng, dù sớm hay muộn", Hà tâm sự.
Ngoài giờ học đội tuyển, Ngọc Hà dành một số buổi lên phòng thí nghiệm để luyện tập thêm các thao tác thí nghiệm. Em còn được tham gia vào một đề tài liên quan đến Lý, Sinh của thầy cô và các anh chị cuối khóa trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, Hà muốn chia sẻ rộng rãi nên đã tham gia giảng dạy đội tuyển của trường và dự án bồi dưỡng cho các bạn HS giỏi ở một số tỉnh, thành phố. Điều đặc biệt, Ngọc Hà đang là admin của nhóm Facebook mang tên Đấu trường Sinh học với sự góp mặt của 12.000 thành viên, một trong những cộng đồng Sinh học lớn nhất trên mạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Từ sự kết nối trên mạng xã hội, em quen nhiều thầy cô, bạn bè, và cũng biết những mảnh đời với khó khăn và nỗ lực khác nhau. Nhờ đó, em trưởng thành và thay đổi nhiều điều trong thế giới quan của mình.
Bên cạnh đó, Hà cùng bạn thân lập ra một trang mang tên "Sinh linh tinh", đăng các bài viết thú vị xoay quanh khoa học sự sống. "Chúng em muốn các bạn hiểu môn Sinh không hề khô khan như những công thức giải nhanh các bạn vẫn học.
Tuy nhỏ nhưng page được nhiều bạn ủng hộ. Có bạn còn nhắn tin muốn chúng em viết thêm về những điều các bạn ấy tò mò nữa. Em vui vì chút kiến thức nhỏ của mình có thể đem đến sự hào hứng cho các bạn ấy", Hà nói.
Được biết, chủ nhân Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế 2020 sẽ chọn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Đồng thời, em muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận kiến thức chuyên sâu hơn từ các tài liệu trên khắp thế giới.
Nhận xét về học trò, cô Đỗ Thanh Huyền - chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường chuyên Khoa học Tự nhiên cho biết: "Hà là một người có khả năng tự học rất tốt, luôn sáng tạo để giải quyết các bài tập. Dù là dân ngoại đạo nhưng Hà bắt kịp các bạn trong đội tuyển rất nhanh và xuất sắc giành chiếc Huy chương Bạc Olympic quý giá.
Thành tích của Hà và đội tuyển Olympic Sinh học có ý nghĩa hơn khi ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn cùng các quốc gia - vùng lãnh thổ dự thi các kỳ Olympic khu vực và quốc tế năm 2020".
Tháo gỡ bất cập, đưa môn Sinh thoát khỏi "nốt trầm" Năm 2020, môn Sinh học của tỉnh Ninh Bình lần đầu tiên có điểm thi thấp hơn điểm thi toàn quốc tại kỳ thi TN THPT. Môn Sinh cũng là môn duy nhất nhiều năm liền không lọt vào tốp 10 tỉnh thành có điểm thi cao nhất. GV cần có giải pháp để môn Sinh học hấp dẫn với HS. (Ảnh minh...