Từ bài học tuyển sinh 2021: Cần đa dạng hóa phương thức tuyển sinh cho năm tới
Trước mắt, các trường cần điều chỉnh cách thức tuyển sinh đại học theo hướng chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp THPT là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường.
Thí sinh làm thủ tục dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus
Nhiều con đường để vào đại học
Nhìn vào bức tranh tuyển sinh đại học năm nay mới thấy, đã qua rồi cái thời phải thi đạt kết quả cao mới có cơ hội trúng tuyển vào trường mà học sinh mong muốn. Xu hướng chung của nhiều trường là có nhiều hơn một phương thức tuyển sinh. Thay vì sử dụng phần lớn kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường lựa chọn nhiều phương án khác như: Xét tuyển học bạ, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tổ chức riêng một số bài thi…
Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT có sự thay đổi lớn về phổ điểm, mức độ khó – dễ của đề thi theo từng năm. Đề quá dễ, đề quá khó… ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi, dẫn đến điểm chuẩn đầu vào dựa theo kết quả kỳ thi này sẽ khiến thí sinh khó tính toán sát sao nguyện vọng dựa vào điểm chuẩn, từ đó ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển của mình.
Trước tình hình này, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nên làm tốt “sứ mệnh” của mình, đó là xét tốt nghiệp là chính thì đề thi tập trung vào kiến thức đạt chuẩn, không cần nhiều độ phân hóa cao. Việc lấy kết quả này để xét tuyển sinh đại học sẽ khiến các trường tốp trên thiếu “mặn mà” bởi khó chọn được những “hạt giống” thật sự.
Tỉ lệ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển của các trường, theo dự báo sẽ ngày càng thu hẹp. Thay vào đó là có nhiều con đường khác để lựa chọn ứng viên. Nếu tiếp tục duy trì kỳ thi, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần tính toán để đề thi có sự phân hóa rõ rệt hơn, làm sao để vừa đảm bảo được mục tiêu xét tốt nghiệp cho học sinh, vừa tạo cơ sở tốt cho các trường ĐH và CĐ xét tuyển, không phát sinh chi phí nhân lực – tài lực.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đẩy mạnh tổ chức bài thi đánh giá năng lực
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại thương, cho biết, việc tuyển sinh theo phương thức nào tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn thí sinh cho các ngành mà nhà trường đào tạo. Trường luôn lựa chọn nhiều phương thức tuyển sinh.
“Với các chương trình tiên tiến, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực tiếng Anh tốt, thông qua tiêu chí như IELTS. Trường vẫn sẽ lựa chọn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để giúp thực hiện mục tiêu quan trọng là đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện tiếp cận các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, năng lực quốc tế. Kỳ thi này vì vậy vẫn là một phần quan trọng trong phương thức tuyển sinh của nhà trường”, bà Hiền cho hay.
Trong khi đó, một số trường đang đẩy mạnh tổ chức kỳ thi riêng. Điển hình là bài thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo lãnh đạo trường ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2022, trường sẽ tiếp tục dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do nhà trường tổ chức và các công cụ khác để tuyển sinh các ngành tài năng, chất lượng cao hoặc xét học bổng.
Phương thức này nhằm hướng tới việc chọn được học sinh có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Khi xét tuyển dựa vào bài thi đánh giá năng lực thì kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là điều kiện đủ để thí sinh nhập học. Trường cũng hướng tới liên minh tuyển sinh các trường cùng sử dụng công cụ đánh giá năng lực để xét tuyển chung nhằm tiết kiệm chi phí cho thí sinh và toàn xã hội.
Các trường ĐH Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH, nhóm trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ cũng là điều mà Bộ GD&ĐT khuyến nghị cho mùa tuyển sinh năm tới. Điều này được nhiều trường ủng hộ, các chuyên gia đồng tình. TS. Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn tuyển, các trường đại học top đầu, trường có thương hiệu cần mạnh dạn trong đổi mới tuyển sinh.
Trước mắt, các trường cần điều chỉnh cách thức tuyển sinh đại học theo hướng chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp THPT là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường. Sau đó, tùy điều kiện từng trường để tổ chức thêm các vòng thi, sử dụng bài thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này để tạo sự công bằng.
ĐH Ngoại thương nói về việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL
Nhiều ý kiến băn khoăn việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ với điểm thi để xét tuyển đầu vào ở nhiều trường đại học liệu có phải là "thiên vị" không?
Một học sinh tên Khoa, Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, các phương thức xét tuyển thẳng hoặc tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có khi chiếm lên đến 40% chỉ tiêu của một số trường.
"Các bạn đi học các chứng chỉ quốc tế sẽ có lợi thế hơn so với các bạn còn lại. Việc xét tuyển kết hợp này thu hẹp cơ hội cho các học sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ", Khoa băn khoăn.
Trả lời câu hỏi này của thí sinh, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho hay, thực tế, cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ là không công bằng.
Theo bà Hiền, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển là hợp lý bởi đặt trong tương quan với thế giới, một trường đại học khi xét tuyển đầu vào thường dựa trên nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, chứng chỉ ngoại ngữ được đánh giá theo mức đánh giá toàn cầu nên hoàn toàn khách quan. Cùng với đó, các thí sinh không có điều kiện thi chứng chỉ vẫn có những lựa chọn khác như thi THPT, đánh giá năng lực,... để xét tuyển đầu vào.
"Như các nước có nền giáo dục phát triển, khi xét tuyển thí sinh vào một chuyên ngành, họ xét đồng thời rất nhiều tiêu chí: từ học bạ đến chứng chỉ quốc tế, cho đến các kỳ thi năng lực,... Chúng ta thấy việc đánh giá những chứng chỉ IELTS, TOEFL là khách quan, cho nên xu hướng sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ này vào xét tuyển thí sinh là tất yếu.
Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam thì không phải ai, gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian để đi học và thi để có các chứng chỉ này, do đó chúng ta vẫn còn những phương thức khác để xét tuyển.
Hiện, có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn để tỷ lệ chỉ tiêu lớn xét tuyển các thí sinh dùng điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, hay các kỳ thi đánh giá năng lực. Tức các thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện và nhiều cách để vào được những trường đại học/chương trình mong muốn", bà Hiền nói.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương.
Ngoài ra, theo bà Hiền, hầu hết, những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thường cũng chỉ dùng xét tuyển cho các chuyên ngành, những chương trìn đòi hỏi cao về khả năng Tiếng Anh.
"Các trường vẫn tuyển và dành chỉ tiêu cho các thí sinh chưa có điều kiện thể hiện được năng lực Tiếng Anh (có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) bằng những phương thức xét tuyển khác. Các em vẫn có thể dùng những tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào những chuyên ngành nhất định".
Do đó, bà Hiền cho rằng việc sử dụng những chứng chỉ này không phải là điều mang tính chất tiêu cực.
Nhiều cha mẹ chi tới 50 triệu đồng cho con luyện IELTS từ tiểu học, giáo viên tiếng Anh kinh nghiệm 20 năm chỉ ra vì sao không nên ép con "luyện gà" quá sớm Hiện nay, không hiếm phụ huynh cho con theo học các khóa luyện thi IELTS từ lứa tuổi rất nhỏ với hy vọng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế này giúp con có nhiều ưu thế hơn trong tương lai. Nhưng điều đó có thực sự đúng đắn? Vì sao các học sinh nhỏ tuổi không nên học IELTS? Trong những năm gần...