Từ 0h ngày 23/4, những dịch vụ kinh doanh nào được mở cửa trở lại?
Từ 0h 23/4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ được mở cửa trở lại.
Hà Nội xuống nhóm có nguy cơ kể từ 0h ngày 23/4. Cùng với Hà Nội, 3 tỉnh thành TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Giang cũng thuộc nhóm này. Các tỉnh thành còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. Một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị 16 của Thủ tướng. Vậy, những dịch vụ nào sẽ được mở cửa trở lại từ 0h ngày 23/4?
Theo đề xuất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đối với nhóm các tỉnh thành có nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện giãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Tại các nơi có nguy cơ, nguy cơ cao, chủ tịch UBND các tỉnh theo thẩm quyền tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, nhưng đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Những dịch vụ được hoạt động trở lại vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch
Đối với nhóm có nguy cơ gồm Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh và Bắc Giang, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng chống dịch.
Tại Hà Nội, theo chủ tịch UBND TP.Hà Nội, các cửa hàng ăn uống, trung tâm thương mại… được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch. Từ ngày 23.4 cho đến 30/4, tổng công ty vận tải, các dịch vụ grab, taxi vận chuyển lại “với công suất 20 – 30%. Đến 30/4, Hà Nội sẽ quyết định việc điều chỉnh quy định này. Các xe phải có nước khử khuẩn, giữ khoảng cách. Tất cả bệnh viện được nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, nhưng phải thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bệnh nhân chờ lâu, tụ tập đông người. Bếp ăn của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, có máy đo thân nhiệt, lịch theo dõi vị trí làm việc của nhân viên, khuyến khích ghi nhật ký, bắt buộc phải có khẩu trang và rửa tay.
Video đang HOT
Danh sách cụ thể hơn về các hoạt động, dịch vụ được hoạt động tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ vẫn phải đợi hướng dẫn cụ thể hơn từ các địa phương này.
Thu Trang
Chủ các cơ sở kinh doanh đã sẵn sàng mở cửa trở lại sau ngày 15/4
Sau thời gian 2 tuần đóng cửa, nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu cho biết đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa hàng trở lại nếu việc thực hiện cách ly xã hội được gỡ bỏ từ sau ngày 15/4.
Hôm nay (15/4), Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định tiếp tục hay gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội để phòng dịch COVID-19.
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều ngày 14/4, một số cửa hàng cà phê, hàng ăn trên một số tuyến phố như Trương Công Giai (Cầu Giấy); Quán Thành (Hoàn Kiếm), Bát Khối (Long Biên),... đã bắt đầu chuẩn bị để trở lại hoạt động kinh doanh sau khi hết lệnh cách ly toàn xã hội.
Anh Phương Nam (quản lý một quán ăn) cho biết: "Chúng tôi bắt đầu gọi một số nhận viên trở lại làm việc, trước mắt là dọn dẹp hàng quán, lau bàn ghế bát đũa để chuẩn bị mở cửa trở lại. Ngay sau khi có thông báo, cửa hàng sẽ đi mua thực phẩm tươi, đội ngũ đầu bếp cũng đã sẵn sàng".
Chiều 14/2, nhiều cửa hàng trên phố Trương Công Giai (Cầu Giấy) bắt đầu chuẩn bị trở lại sau 15 ngày cách li xã hội.
Tại đường Bát Khối (Long Biên), anh Chính (chủ một quán cà phê) cho biết thực hiện cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua cửa hàng nhà anh đã phải tạm đóng cửa. Nhiều lúc nhớ công việc, anh pha cốc cà phê thật đặc, một mình ngồi thưởng thức và vạch ra những kế hoạch bán hàng mới để có thể đưa vào áp dụng ngay sau khi lệnh cách ly xã hội được gỡ bỏ.
Anh chia sẻ, thời gian thực hiện cách ly xã hội đã có hiệu quả nhất định trong việc khoanh vùng các ổ dịch Covid-19, nhưng anh cũng hy vọng Chính phủ sẽ có những cơ chế thích hợp để hoạt động kinh doanh buôn bán có thể trở lại từ sau ngày 15/4. Kinh doanh quán cà phê là nguồn thu nhập chính của gia đình anh, do đó việc phải đóng cửa hàng trong thời gian qua cũng ảnh hưởng nhất định đến nguồn thu nhập của gia đình trong khi vẫn phải trả một số tiền lớn để thuê mặt bằng.
Một số cửa hàng ăn và quán cà phê trước đó vẫn hoạt động online nên không cần chuẩn bị nguyên liệu mà chỉ lau dọn bàn ghế, cơ sở vật chất.
Anh Tiến (chủ một cơ sở bán thiết bị nhà bếp và thiết bị vệ sinh, phòng tắm tại Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận cũng đang rất hồi hộp chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Anh chia sẻ, trước khi có lệnh đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu, gia đình anh đã chi một khoản tiền lớn để cải tạo mặt bằng kinh doanh và nhập thêm hàng mới. Khi mọi công việc chuẩn bị vừa hoàn thành, cửa hàng phải tạm thời đóng cửa khiến cho kế hoạch bán hàng trong tuần khai trương của gia đình phải dừng lại.
Anh cho biết, trong quãng thời gian 2 tuần qua, anh đã đếm từng ngày chờ hết thời gian cách ly xã hội để có thể mở lại cửa hàng kinh doanh bởi đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày cửa hàng đóng cửa, gia đình anh chịu thiệt hại lớn về tiền vốn nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và lãi vay ngân hàng,...
Dù chưa có thông báo chính thức về lệnh cách ly nhưng các cửa hàng vẫn chuẩn bị tươm tất, sẵn sàng đón khách
Mong muốn sớm kết thúc thời gian thực hiện cách ly xã hội cũng là tâm tư của anh Tuấn - chủ một phòng khám răng gần cửa hàng anh Tiến. Anh Tuấn cho biết trong suốt 2 tuần thực hiện cách ly xã hội, anh chỉ nhận điều trị tủy duy nhất cho 1 bệnh nhân 5 tuổi bị đau răng. Và sau 2 lần tranh thủ mở cửa phòng khám để tiến hành đặt thuốc vào chân răng, bệnh nhân đã đỡ đau. Anh cũng đã hẹn gia đình sẽ tiếp tục điều trị sau khi thời gian cách ly xã hội kết thúc và được chấp nhận.
Với những khách hàng liên lạc để kiểm tra răng, có đề của răng không quá nặng, anh đều xin phép từ chối và hẹn khách liên lạc trở lại sau ngày 15/4 bởi phòng khám cũng không thuộc diện thiết yếu để được phép mở cửa trong thời gian thực hiện cách ly xã hội.
Anh Ninh cho biết mong muốn sớm được mở cửa hàng kinh doanh trở lại sau ngày 15/4 để có thể giao hàng cho khách
Anh Nguyễn An Ninh (chủ một cơ sở kinh doanh đồ gỗ và đồ thờ tại Ý Yên - Nam Định) cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời gian cách ly xã hội khiến cho mọi kế hoạch kinh doanh của mình trong năm 2020 bị đổ bể. Anh chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch, nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập nên người dân cũng hạn chế mua sắm bàn ghế hay đồ thờ mới, hàng hóa khó tiêu thụ hơn những năm trước rất nhiều. Gần đây anh có vài đơn hàng chuyển đi các tỉnh nhưng chưa thể giao khách đặt bởi lệnh cách ly xã hội.
Trong tuần vừa qua anh có chuyển một chuyến hàng cho khách đặt tại Hải Dương nhưng xe hàng không thể vào tỉnh này nên lại chở hàng về kho để. Anh cũng cho biết sau 5 năm chạy xe chở hàng và 3 năm mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, đồ nội thất thì đây là lần đầu tiên khi giá xăng xuống thấp kỷ lục nhưng xe lại nằm nhà thường xuyên, không có thu nhập từ việc chở hàng.
Thời gian qua do khách mua hàng không có, khách thuê chở hàng cũng ít nên thu nhập của gia đình anh bị ảnh hưởng lớn. Anh cũng hy vọng, lệnh cách ly xã hội sẽ kết thúc sau ngày 15/4 để mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân các tỉnh trở lại bình thường.
Trung Kiên - Thanh Thúy
Dịch vụ đi chợ hộ ăn nên làm ra trong mùa dịch Do hầu hết người dân phải ở nhà, các dịch vụ đi chợ giúp nở rộ và tăng trưởng trong thời gian gần đây. Phải làm việc tại nhà, chị Thảo (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) thường xuyên đặt đồ ăn, thức uống qua ứng dụng. Dạo gần đây, thi thoảng chị có đặt mua thêm các loại hàng hoá tươi sống để cuối...