TS Hoàng Công Dụng: Trường nghề đào tạo “ôm đồm” rất khó đảm bảo chất lượng
“Thời gian khoảng 2,5 năm vừa học nghề lại vừa học 7 môn học sẽ bị quá tải và khó hoàn thành mục tiêu cũng như bảo đảm chất lượng đào tạo”, Tiến sĩ Dụng cho biết.
Ôm đồm nhưng đào tạo không chất lượng
Vừa qua, các trường đào tạo nghề đã kiến nghị được dạy chương trình học văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 7 môn học.
Tiến sĩ Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh NVCC)
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:
“Hiện nay, trường nghề vẫn được phép liên kết để dạy 7 môn văn hóa. Tuy nhiên, với thời gian khoảng 2,5 năm vừa học nghề lại vừa học 7 môn học sẽ bị quá tải và khó hoàn thành mục tiêu cũng như bảo đảm chất lượng đào tạo.
Đó là chưa nói tới tới sự chênh lệch về chất lượng đầu vào giữa học sinh phân luồng học nghề và học sinh tiếp tục học trung học phổ thông. Các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trường nghề cũng có những đặc thù riêng khác với cơ sở giáo dục trung học phổ thông”.
Theo Tiến sĩ Hoàng Công Dụng, tại Điều 33, khoản 4, Luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014 nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.
Điều đó cho thấy dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức văn hóa chứ không quy định về chương trình đào tạo. Vì vậy, chương trình giữ nguyên mà khối lượng kiến thức tăng lên thì khó có thể đảm bảo chất lượng.
Việc đào tạo song song để nhận bằng nghề và bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu đào tạo và chất lượng đầu ra của học sinh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Hoàng Công Dụng phân tích, thứ nhất, về thời gian đào tạo, rút ngắn số kì học đối với giáo dục nghề nghiệp, tức là giảm 2 kì học so với học sinh trung học phổ thông. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục nghề nghiệp yêu cầu thời gian thực hành chiếm tỷ lệ khá lớn. Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% – 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% – 75%. Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% – 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% – 70%. Do đó, việc dành thời gian để học các môn lý thuyết và văn hóa sẽ tạo áp lực rất lớn cho người học.
Thứ hai, điều kiện tổ chức giảng dạy về đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học hạn chế ở mức tối thiểu. Việc kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và xác nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh được tinh gọn bảo đảm phù hợp với hình thức đào tạo của các đơn vị tổ chức giảng dạy.
“Như vậy, nếu đào tạo nghề đối với học sinh sau phân luồng mà đạt cả hai mục tiêu là vừa có bằng tốt nghiệp nghề nghiệp vừa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ khó tránh khỏi việc không bảo đảm về chất lượng đào tạo.
Do đó, học sinh cần học xong nghề nếu có nhu cầu mới học chương trình giáo dục thường xuyên. Điều đó sẽ giúp học sinh không bị quá tải để tập trung tốt hơn cho học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tránh ôm đồm, nửa vời”, Tiến sĩ Dụng nhận định.
Nên hiểu rõ về liên thông
Vậy câu hỏi đặt ra, nếu người học có nhu cầu liên thông thì cần đáp ứng những yêu cầu gì để phù hợp với thực tế đào tạo hiện nay?
Theo Tiến sĩ Hoàng Công Dụng có rất nhiều cơ hội để tiếp tục học tập cho học sinh sau khi có bằng, chứng chỉ nghề giúp các em nâng cao tay nghề và trình độ và nên hiểu rõ về việc liên thông.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc thực hành, thực tập của học sinh phải đặt lên hàng đầu và phải làm thực chất, hiệu quả. (Ảnh daidoanket.vn)
“Nếu tiếp tục muốn học tập, người học có thể tiếp tục học lên trình độ cao đẳng nghề. Theo Khoản 3 Điều 32 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, các em hoàn toàn có thể được tuyển thẳng để tiếp tục học lên cao đẳng nghề.
Hoặc các em dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để lấy bằng Tốt nghiệp Trung học phổ thông và có cơ hội thi, xét tuyển cao đẳng, đại học. Học sinh có thể học theo chương trình giáo dục thường xuyên hoặc chương trình giáo dục phổ thông với lợi thế là các môn học văn hóa đã học được bảo lưu”, thầy Dụng chia sẻ.
Tiến sĩ Hoàng Công Dụng cho rằng, để đảm bảo chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cấp. Đặc biệt cần chú trọng, tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh song song với việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.
Tiến sĩ Hoàng Công Dụng nhận định: “Việc thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp là quan trọng. Thêm vào đó, cần lưu ý tới việc đổi mới phương thức quản lý, bảo đảm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc thực hành, thực tập của học sinh phải đặt lên hàng đầu và phải làm thực chất, hiệu quả.
Ngoài ra, với khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông áp dụng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thiết kế thống nhất với chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện cho việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa như đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc đào tạo phải rõ ràng, không chồng chéo, không quá tải thì mới vừa thu hút được học sinh, vừa đảm bảo chất lượng đầu ra sau đào tạo và nhìn về lâu dài thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thị trường lao động trong tương lai”.
Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Ngày 21/8, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Bộ vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non và các sở GD&ĐT về việc tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021.
Thực tập điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
Từ ngày 24/8 đến ngày 25/8, Cổng thông tin tuyển sinh sẽ mở để thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ thực tập việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trực tuyến. Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT được đăng tải tại địa chỉ http://thituyensinh.vn.
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở thông báo cho thí sinh, các điểm tiếp nhận hồ sơ biết để tham gia; đồng thời, lưu ý đây chỉ là giai đoạn thực tập phần mềm giúp thí sinh và điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Kết quả thực tập điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử. Hệ thống sẽ được làm mới lại để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT từ ngày 29/8 đến 17h00 ngày 05/9.
Lưu ý thay đổi nguyện vọng
Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý thí sinh phải nghiên cứu kỹ tài liệu tài liệu Hướng dẫn sử dụng chức năng điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến trước khi điều chỉnh nguyện vọng; sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp đăng nhập vào địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Các thí sinh cũng cần lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo, nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến, sau đó thoát khỏi phần mềm điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến và đăng nhập lại để kiểm tra lại kết quả đã điều chỉnh.
Đối với các trường, Bộ yêu cầu tiếp tục rà soát đề án tuyển sinh bảo đảm chính xác với cơ sở dữ liệu đã khai báo trong Hệ thống nghiệp vụ thi và tuyển sinh; đồng thời cập nhật chính xác, đầy đủ danh sách thí sinh đạt sơ tuyển lên hệ thống.
Các trường cần xem xét tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đối tượng thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và cả các thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021.
Các trường cập nhật các nội dung thay đổi trong đề án lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ để báo cáo và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước ngày 29/8 để thí sinh biết và xã hội giám sát.
Thời gian lọc ảo
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hỗ trợ các trường lọc ảo. Tuy nhiên, các trường cần lưu ý phần mềm lọc ảo chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên Hệ thống, không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà trường đã xác định.
Các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của trường. Nếu trường xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì nhà trường và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Những trường tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Thực hành phần mềm xét tuyển và lọc ảo toàn quốc từ ngày 23-25/8. Thực hiện xét tuyển và lọc ảo toàn quốc từ ngày 13-15/9.
Biến động điểm chuẩn vào ĐH Sư phạm Hà Nội trong 2 năm gần đây Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội biến động thế nào trong 2 năm qua (2019, 2020)? Sau đây là thống kê điểm chuẩn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội các năm 2019 và 2020 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để thí sinh tham khảo: Điểm chuẩn vào ĐH Sư phạm Hà Nội trong...