Truyện vui 5 lý do đi học muộn muôn thuở của học sinh
Để ứng phó với lỗi đến lớp không đúng giờ, học sinh thường nghĩ ra không ít lý do được coi là chính đáng như bị ốm, hỏng xe, quên vở bài tập.
Thời học sinh, ai cũng từng có ít nhất một lần đi học muộn và luôn có những nguyên nhân quen thuộc cho hành động ấy. Trong đó, ngủ quên được coi là lý do không thể thiếu đầu tiên.
Để tránh bị thầy cô giáo phạt, các bạn trẻ thường nghĩ ra không ít chiêu trò, lý do chính đáng. Và tắc đường, hỏng xe là một ví dụ điển hình.
“Lấy công chuộc tội” cũng là cách học sinh hay dùng để đối phó với lỗi đến lớp không đúng giờ.
Lý do quên đồ dùng học tập, vở bài tập… ở nhà có thể nói được dùng khá thường xuyên, bởi có vẻ chính đáng.
“Chắc thầy cô sẽ thương nếu mình bị ốm” – suy nghĩ phổ biến của các thế hệ học sinh, bất kể trước kia hay ngày nay.
TheoTheo Zing / Trí Thức Trẻ
Lớp học đặc biệt trong đêm tối
Ngày đi làm, tối đi học. Những người dân đồng bào Mông vẫn đang ngày đêm xóa nạn mù chữ, "chống giặc dốt".
Video đang HOT
Nằm trên đỉnh núi Cha, điểm trường Trống Tông (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) có một lớp học đặc biệt trong đêm tối xóa nạn mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông.
Là xã nghèo, La Pán Tẩn có 685 hộ thì có đến 538 hộ nghèo và 57 hộ cận nghèo, 100% là đồng bào dân tộc Mông.
Trong số đó, rất nhiều người chưa từng đến lớp, có người đã đi học rồi nhưng lại quên hết chữ, bây giờ lại được học, được tiếp cận với sách vở, ai cũng háo hức và phấn khởi.
Theo một thống kê mới nhất của Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỷ lệ người dân mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi còn khá cao, chiếm gần 1/5 dân số toàn xã
Chính vì vậy, việc xóa mù chữ cho đồng bào được xác định la giải pháp để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho người dân.
Chị Hờ Thị Chư (22 tuổi) cho biết, ban ngày chồng đi làm, chị ở nhà trông con nhỏ, đến tối, khi chồng đi làm về, chị mới có thể đến lớp học được.
Như trường hợp chị Chư mới chỉ có một con nhỏ nên có thể gửi con đến lớp được, nhưng có nhiều trường hợp học viên phải mang cả con nhỏ đến lớp để vừa học, vừa trông.
"Trước em học hết lớp 3 thì bố mẹ bảo học thế đủ rồi, thế là cái chữ, cái số cứ rơi dần, mở sách ra thì chỉ thấy quen quen mà không đọc được. Khi biết chị dâu đi học xóa mù thì em cũng xin đi để nhớ lại cái chữ" - Giàng Thị Bla vừa viết vừa kể khi trên lưng vẫn địu con.
Cả ngày lao động vất vả, đường đến lớp lại khó đi, đặc biệt trong những ngày mưa khiến đường trơn trượt, nhưng các học viên của lớp vẫn rất ham học và chịu khó đến lớp.
Từ những người không biết đọc, không biết chữ, giờ đây sau gần 2 tháng, họ đã viết được tên của mình.
15 năm dạy tại điểm trường Trống Tông, ban ngày dạy học sinh, tối dạy lớp xóa mù chữ, cô giáo Đinh Thị Thương vui vẻ kể: "Niềm vui lớn nhất là những "học sinh đặc biệt" này rất quan tâm tới giáo viên, thỉnh thoảng lại mang tới một quả bí hay mấy củ khoai để các cô giáo "cải thiện".
Hiện nay, người dân đã nhận thức được cái chữ quan trọng thế nào nên chỉ sau 9 tháng, những học viên này đã thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và làm các phép tính cộng, trừ, nhân chia đơn giản trong phạm vi 1000.
Theo infonet.vn
20/11: Thầy cô vùng cao - tự mua hoa tặng mình cho có không khí! Tiếp mạch những câu chuyện đáng nhớ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Báo điện tử Infonet xin chia sẻ những nỗi niềm của thầy cô giáo đang công tác ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa Đã hơn 5 năm công tác ở vùng cao biên giới của xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu...