Truyền thông Triều Tiên so sánh Trump với Hitler
Truyền thông Triều Tiên ví Tổng thống Mỹ giống Adolf Hitler, nói Washington đang dùng chính sách độc tài tương tự như trùm phát xít Đức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
“Chính sách ‘nước Mỹ trước tiên’… ủng hộ chi phối thế giới bằng sức mạnh quân sự, tương tự như quan điểm của Hitler”, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết trong một bài xã luận. Trump “đang đi theo chính sách độc tài của Hilter”, chia những bên khác làm hai, “bạn hoặc thù”, để biện hộ cho “sự trấn áp”.
“Nước Mỹ trước tiên” là chính sách được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố khi ông nhậm chức hồi tháng 1.
KCNA còn chỉ trích các chính sách của Trump là “chủ nghĩa phát xít của thế kỷ 21″. Chính quyền Trump đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt mạnh hơn với Triều Tiên, liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. KCNA tố Mỹ phong tỏa cả nguồn cung y tế cho Triều Tiên, “hành động phi đạo đức, vô nhân tính, vượt xa việc Hitler phong tỏa Leningrad”.
Quân phát xít Đức trong Thế Chiến II bao vây thành phố Leningrad của Nga trong gần 900 ngày, làm hàng triệu người chết.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên truyền thông Triều Tiên lên án ông Trump. Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, tuần trước còn mô tả Trump là người có “thần kinh bất ổn”, cảnh báo Hàn Quốc nếu đi theo ông “sẽ gặp thảm họa”.
Như Tâm
Theo VNE
Kế hoạch đóng siêu hạm đội thống trị biển cả của Hitler
Trùm phát xít Đức từng bí mật lên kế hoạch xây dựng một siêu hạm đội để tập kích các tuyến hàng hải của phe Đồng minh.
Thiết giáp hạm Tirpitz, một phần của Kế hoạch Z. Ảnh: Pinterest.
Vào giữa thập niên 1930, phát xít Đức bắt đầu lên kế hoạch tái thiết sức mạnh của hải quân để phô trương thanh thế, đáp ứng các mục tiêu đối ngoại lâu dài của mình, theo National Interest.
Tháng 3/1935, Adolf Hitler tuyên bố rút khỏi hiệp ước Versailles được ký năm 1919, vốn cản trở việc xây dựng lực lượng hải quân nước này cả về số lượng và kích cỡ của các tàu chiến. Trước khi rút khỏi hiệp ước, Hitler và chỉ huy hải quân cấp cao Đức đã âm thầm xây dựng kế hoạch có tên "Kế hoạch Z". Nếu được thực thi đầy đủ, nó đủ sức biến Đức trở thành cường quốc hải quân vào cuối thập niên 1940.
Theo chuyên gia quân sự Sebastien Roblin, Kế hoạch Z nhằm mục đích đóng một "siêu hạm đội" có sức mạnh ngang ngửa với các cường quốc hải quân trên thế giới. Đức dự kiến ra mắt hạm đội này năm 1948.
Các thiết giáp hạm đóng vai trò trung tâm trong hạm đội của Hitler. Hai thiết giáp hạm Scharnhorst và Gneisenau là những sản phẩm đầu tiên của dự án. Được trang bị 9 pháo cỡ 279 mm, hai thiết giáp hạm hạng nhẹ này giúp các nhà máy đóng tàu Đức thu được kinh nghiệm quý giá để đóng tàu chiến cỡ lớn trong thời gian ngắn.
Thiết giáp hạm Bismarck và Tirpitz là bước phát triển tiếp theo của dự án. Dù chỉ trang bị 8 pháo cỡ 381 mm, lượng giãn nước của thiết giáp hạm Bismarck lên tới gần 50.000 tấn, vượt quá giới hạn cho phép của hiệp ước Versailles.
Cuối cùng, 6 thiết giáp hạm lớp H sẽ là hạt nhân của hạm đội tàu chiến Đức. Đây là lớp chiến hạm trải qua nhiều lần thiết kế, với dự án năm 1939 là đỉnh cao của Kế hoạch Z.
Về cơ bản, lớp H là phiên bản mở rộng của chiến hạm Bismarcks, có lượng giãn nước 55.000 tấn, trang bị 8 pháo 406 mm, giúp chúng đủ sức cạnh tranh với các thiết giáp hạm tối tân của Mỹ và Anh. Hạn chế lớn nhất là các nhà thiết kế Đức thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc đóng tàu chiến hiện đại.
Thiết giáp hạm Bismarck của phát xít Đức trong Thế chiến II. Ảnh: Imgur.
Dù vậy, hải quân Đức vẫn sở hữu 10 thiết giáp hạm hiện đại để đối phó với hải quân Anh, lực lượng vừa được bổ sung 4 tàu sân bay 35.000 tấn. Đức cũng dự kiến đóng ba tuần dương thiết giáp lớp O theo thiết kế cổ điển, nhanh hơn thiết giáp hạm nhưng có lớp giáp mỏng hơn, dùng để tấn công tàu tuần dương và tàu buôn của đối phương.
Kế hoạch Z cũng dự kiến đóng một loạt tàu hỗ trợ. Ba thiết giáp hạm cỡ nhỏ (Panzerschiff) sẽ hình thành lực lượng tập kích tầm xa hiệu quả và uy lực, thay vì các thiết giáp hạm dùng để phòng thủ bờ biển như quân Đồng minh dự kiến. Tuy nhiên, Kế hoạch Z đề xuất đóng thêm 12 tàu, cho thấy chúng có thể tham gia các chiến dịch theo kiểu truyền thống của tuần dương hạm hạng nặng, cũng như dùng để tập kích các tuyến thương mại đường dài. Ngoài ra, kế hoạch này còn nhắm tới việc đóng 5 tuần dương hạm hạng nặng và một loạt các tàu khác nhỏ hơn.
Roblin cho rằng Kế hoạch Z giúp Đức xây dựng một hạm đội uy lực, nhưng vẫn chưa thể thống trị thế giới. Ở thời điểm kế hoạch này hoàn thành, Hải quân Hoàng gia Anh đã vận hành một biên đội tàu tốc độ cao gồm 5 thiết giáp hạm lớp King George V, 6 thiết giáp hạm Lion trang bị 9 pháo 406 mm, thiết giáp hạm HMS Vanguard và 3 tuần dương từ Thế chiến I được tân trang lại.
Một biên đội thiết giáp hạm tốc độ chậm gồm 3 đến 7 tàu hiện đại hóa sẽ được bổ sung cho biên đội tàu tốc độ nhanh, giúp hải quân Hoàng gia Anh chiếm lợi thế rõ rệt ở lớp tuần dương hạm và các tàu nhỏ hơn.
Quốc hội Mỹ năm 1940 cũng thông qua đạo luật cho phép đóng hạm đội mạnh gấp nhiều lần đội tàu trong Kế hoạch Z của phát xít Đức. Theo đó, tới năm 1948, Mỹ sẽ vận hành 17 thiết giáp hạm hiện đại, 6 tàu tuần dương thiết giáp, cùng số lượng khổng lồ tàu sân bay và tuần dương hạm.
Người Đức đã nhìn thấy trước Kế hoạch Z là một thất bại không thể tránh khỏi. Khi chiến tranh nổ ra, các chương trình đóng tàu mặt nước lớn đều bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, Đức chỉ kịp hoàn thành thiết giáp hạm Bismarck và Tirpitz. Hải quân Đức cũng nhận thấy tàu ngầm U-boat hiệu quả hơn các biên đội tàu chiến trong việc đe dọa tàu hàng phe Đồng minh.
Duy Sơn
Theo VNE
Hitler cứu nước Mỹ khỏi thảm họa vũ khí sinh học như thế nào Đức Quốc xã đủ khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí sinh học vào năm 1943, người duy nhất chặn đứng kế hoạch này chính là Adolf Hitler. Hitler là người duy nhất phản đối kế hoạch dùng vũ khí sinh hóa của Đức. Ảnh: War is Boring. Trong nửa sau Thế chiến II, các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu...