Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Pleiku-Gia Lai): Nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn trường
Thầy, cô và trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đóng chân trên địa bàn TP.Pleiku, đã và đang nỗ lực hết mình nhằm thực hiện hiệu quả công tác dạy và học, từ đó giúp các em chuẩn bị tốt nhất hành trang cho các cấp học kế tiếp.
Theo đó, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, ngay từ đầu các năm học, ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi trọng việc đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo từng năm học thực chất, công bằng. Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong dạy học, chấp hành quy chế chuyên môn; đề cao trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra và đánh giá nhận xét học sinh.
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
Ngôi trường mới được đầu tư, nâng cấp khang trang tạo điều kiện tốt nhất cho cô, trò yên tâm học tập, giảng dạy.
Tham gia có hiệu quả các hội thi như thi giáo viên dạy giỏi; tổ chức hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh”; đổi mới SHCM nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn công tác giáo dục trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Song song với đó, nhà trường luôn triển khai các kế hoạch đăng ký, kiểm tra và xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm ngay đầu năm học; tổ chức xét duyệt và công nhận theo đúng yêu cầu của hội đồng cấp trên. Ngoài ra, tất cả giáo viên, nhân viên được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho giáo viên.
Trường đã và đang tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; dạy học phân hóa, dạy học cá thể, dự án, dạy học ngoài trời, ngoại khóa, dạy học bằng trải nghiệm, ứng dụng CNTT. Đặc biệt, quan tâm hơn đến từng em học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc chủ động sưu tầm thông tin để nâng cao chất lượng học tập và giúp cho học sinh có điều kiện tự quản.
Tiếp tục tổ chức và thực hiện đánh giá hiệu quả các chuyên đề đã được triển khai, như môn Mỹ thuật theo phương pháp mới theo công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5|2016 của Bộ GD&ĐT, về việc triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học và trung học cơ sở.
Thực hiện tích hợp dạy học môn Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục an toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS. ..) vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Lãnh đạo nhà trường xác định, việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, không gây áp lực đối với học sinh và giáo viên. Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn trong cụm.
Cùng với đó, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, góp ý xây dựng giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy.
Video đang HOT
Để làm tốt các công tác trên, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên thường xuyên về nghiệp vụ công tác giáo dục, công tác chủ nhiệm và đổi mới phương pháp dạy học. Xác định, đây là mục tiêu chuẩn trong việc xét khen thưởng cuối năm. Ngoài ra, còn kết hợp tốt bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ với công tác tổng kết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên, công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ, thao giảng, chuyên đề của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy…
Được biết, hiện nay trường có 35 cán bộ, giáo viên và nhân viên với 765 học sinh của 21 lớp học thuộc 5 khối. Với sự đoàn kết, các giáo viên có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tập thể giáo viên đã xây dựng được lề lối làm việc khoa học, kỷ cương trong sinh hoạt, trong công tác, có ý thức ham học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Cô Hoàng Thị Tân (Hiệu trưởng nhà trường), cho biết: “Trong năm học 2020-2021, trường đã vạch ra các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp tình hình thực tiễn dạy và học. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và lòng yêu nghề, yêu trò của tập thể nhà trường. Cùng với đó, triển khai có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phóng cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới.
Với những bước đi thiết thực hiệu quả, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã và đang phát triển vượt bậc nhằm nâng cao việc dạy và học thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Từ đó, xây dựng thế hệ trẻ có đầy đủ “Đức-Trí-Thể-Mỹ” vững hành trang để tiếp bước trên con đường học tập ở các khóa trên và ứng xử tốt với môi trường xã hội cũng như khi ở nhà.
Bộ bảo cởi nhưng cơ sở vẫn trói, giáo viên chỉ biết kêu Trời!
Nếu cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không chịu "nhúc nhích" thì chẳng khác gì "Bộ bảo cởi nhưng cơ sở vẫn trói, giáo viên chỉ biết kêu ... Trời!".
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Số 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học, Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học.
Khoản 4 Điều 21 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
4. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.
Khoản 4 Điều 21 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, từ năm học 01/11/2020 (2020 - 2021) giáo viên Tiểu học không cần phải in hồ sơ giáo án; giáo viên Trung học có được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy hay không còn phụ thuộc vào điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Công văn Số: 3415/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021 ghi rõ "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học".[1]
(Ảnh minh họa: Dangcongsan.vn)
Công văn Số: 3414/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 ghi "Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường; quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo.
Nâng cao chất lượng sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục trung học; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý và báo cáo".[2]
Thế nhưng "Bộ ở xa quá, dưới cơ sở giáo viên vẫn bị trói chặt bằng hồ sơ, sổ sách", Bộ đã cởi trói, giải phóng cho giáo viên, thế nhưng các cơ sở trường Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo không nhúc nhích thì giáo viên ... cũng đành chịu. [3]
Đã có địa phương nào sử dụng giáo án điện tử?
Nói về tiên phong sử dụng giáo án điện tử phải dành lời khen ngợi cho đất học Hà Tĩnh. Đã ba năm trước, một số trường đã sử dụng giáo án điện tử, nay sử dụng giáo án điện tử đang được mở rộng hầu khắp các địa phương trong tỉnh.
Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản số 2848/GDĐT-TH ngày 08/9/2020 về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2020-2021 hướng dẫn tạm thời về sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử có ghi "giáo viên có thể chuẩn bị giáo án, ghi chép nội dung sinh hoạt, hoạt động, các hồ sơ khác và lưu trữ trong máy, không phải in ra giấy".
Theo phản ánh của giáo viên, một số tỉnh như Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa ... cũng đã và đang "bật đèn xanh" sử dụng giáo án điện tử.
Sử dụng giáo án điện tử có khó khăn trong quản lý không? Có lợi gì không?
Để trả lời câu hỏi này, thầy giáo Nguyễn Nam Thắng, Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trung học phổ thông Nguyễn Đình Liễn, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ:
"Đối với công tác quản lý, chỉ cần vài thao tác nhỏ, Ban giám hiệu nhà trường sẽ dễ dàng kiểm tra, theo dõi, thống kê được việc soạn giảng của giáo viên trong tuần, tháng, học kỳ và năm học; cập nhật danh sách giáo viên còn thiếu giáo án; giáo viên đã gửi giáo án nhưng không đảm bảo chất lượng; danh sách các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chưa thực hiện việc duyệt giáo án ...
Sử dụng phương pháp quản lý giáo án online này, giáo viên không cần in giáo án; có thể sửa chữa giáo án kịp thời; sửa bất cứ khi nào, đảm bảo nội dung, phương pháp dạy học cho từng đối tượng học sinh cụ thể.
Giáo viên có kho lưu trữ giáo án của mình, không lo mất giáo án khi thiết bị của mình bị hư hỏng hay mất mát.
Với cấp độ cán bộ quản lý, có thể kiểm tra bất cứ khi nào, ở đâu, miễn là có máy tính nối mạng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng.
Nếu đón các đoàn thanh tra, kiểm tra, khi cần biết giáo án giáo viên, chỉ cần cấp mã số đăng nhập, cán bộ thanh tra có thể kiểm tra giáo án của bất cứ giáo viên nào trong trường". [4]
Sử dụng và quản lý giáo án điện tử vừa là thực hiện chỉ đạo của Bộ, vừa thể hiện khả năng của người quản lý, vừa có lợi cho giáo viên, vừa có lợi cho xã hội.
Căn cứ pháp lý đã có, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 đã có, chỉ thiếu sự "nhúc nhích" của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Nếu cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không chịu "nhúc nhích" thì chẳng khác gì "Bộ đã cởi nhưng cơ sở vẫn trói, giáo viên chỉ biết kêu ... trời!".
Tài liệu tham khảo:
[1] https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-3415-thuc-hien-nhiem-vu-giao-duc-tieu-hoc-nam-hoc-2020-2021-190407-d6.html
[2]https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-3414-nhiem-vu-giao-duc-trung-hoc-nam-hoc-2020-2021-190408-d6.html
[3] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-o-xa-qua-duoi-co-so-giao-vien-van-bi-troi-chat-bang-ho-so-so-sach-post213188.gd
[4]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gap-hieu-truong-tien-phong-quan-ly-giao-an-online-post203846.gd
Tập huấn giáo viên theo chương trình mới bằng trực tuyến Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông xoay quanh chương trình phổ thông mới và những thay đổi liên quan kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên tham gia các chương trình tập huấn - ĐÀO NGỌC THẠCH Theo chương trình tập huấn, mỗi...