Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai Những kiến tạo trên hành trình đổi mới và phát triển
Trong hệ thống các trường THPT chuyên toàn quốc, Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) được biết tới như ngôi trường “trẻ”về tuổi đời.
HS Trường THPT Chuyên Lào Cai đẩy mạnh hoạt động học tập trải nghiệm.
Tuy nhiên với sự quan tâm, đầu tư của Tỉnh, ngành GD&ĐT cùng những nỗ lực của thầy trò nhiều thế hệ… trường đã vươn lên mạnh mẽ, khẳng định mình là”địa chỉ” giáo dục của uy tín, chất lượng.
Nhà giáo Nguyễn Minh Thuận-Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lào Cai đã trao đổi cùng Báo GD&TĐ xung quanh hành trình đổi mới và phát triển.
Thành công gắn liền với phát triển của tỉnh
Phóng viên: Năm 2021, tỉnh Lào Cai kỷ niệm 30 năm tái lập và Trường THPT Chuyên Lào Cai tròn 18 tuổi. Thầy có thể cho biết vai trò, sứ mệnh của Trường trong quá trình phát triển của tỉnh Lào Cai?
Thầy Nguyễn Minh Thuận: Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai thành lập ngày 14/7/2003, là một trong những trường non trẻ nhất trong hệ thống các trường THPT chuyên cả nước. Ngay từ khi thành lập, trường đã xác định rõ vai trò, sứ mệnh của mình trong hệ thống giáo dục tỉnh Lào Cai cũng như sự phát triển của địa phương và đất nước.
Đó là: Trên cơ sở giáo dục toàn diện, nhà trường luôn nhất quán theo đuổi sứ mệnh phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), HS năng khiếu góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, đất nước.
Nhà giáo Nguyễn Minh Thuận-Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lào Cai
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, vị thế, vai trò, tầm vóc Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai ngày càng được khẳng định và nâng cao trong sự nghiệp giáo dục tỉnh Lào Cai nói riêng và giáo dục cả nước nói chung.
Không chỉ ở lĩnh vực giáo dục, ở các lĩnh vực khác, các thế hệ HS sau khi ra trường cũng dần khẳng định được bản lĩnh THPT Chuyên Lào Cai. Hiện nay một bộ phận HS của trường đang công tác, học tập ở nhiều quốc gia trên thế giới, không ít HS phát triển sự nghiệp ở các thành phố lớn trong cả nước, nhiều HS quay về lập nghiệp và góp phần không nhỏ xây dựng quê hương Lào Cai ngày một phát triển.
Video đang HOT
Đáng nói ở tất cả các sở ngành chủ chốt của tỉnh Lào Cai thời gian qua đều có sự góp mặt của đội ngũ trí thức từng học tập tại Trường THPT Chuyên Lào Cai. Đây thực sự là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, GV, HS và cũng là động lực để nhà trường tiếp tục phấn đấu đào tạo nhiều thế hệ HS trở thành những công dân ưu tú, có đóng góp nổi bật cho sự phát triển tỉnh Lào Cai, mang hình ảnh đẹp về người Lào Cai tới năm châu bốn biển…
18 năm hình thành và phát triển không phải là hành trình quá dài nhưng cũng không hề ngắn. Theo thầy, thành công của nhà trường đạt được là gì? Kết quả đó đến từ đâu?
Để chia sẻ về những thành công của nhà trường trong khuôn khổ trang báo khó để nói hết. Nhưng theo đánh giá của tôi, khi vai trò và sứ mệnh của Trường luôn gắn liền với sự phát triển của tỉnh Lào Cai đã nói lên phần nào những thành công có được. Hơn thế, thành công của một cơ sở giáo dục không thể chỉ lượng hóa qua các thành tích là đủ, nó còn nằm ở chất lượng những con người được nhà trường đào tạo.
Dạy và học của Trường THPT Chuyên Lào Cai gắn liền với chuyển đổi số.
Song có thể khẳng định Trường THPT Chuyên Lào Cai sau 18 năm thành lập, phát triển đã có nhiều thành công trên mọi phương diện từ phát triển chất lượng đội ngũ GV đến hiệu quả giáo dục toàn diện HS; từ bồi dưỡng HSG, nghiên cứu khoa học đến các hoạt động trải nghiệm, văn nghệ, thể thao; từ hoạt động giáo dục trong nhà trường đến hoạt động giao lưu hợp tác giáo dục trong nước và quốc tế…
Cũng có thể thấy, hiện tại trường đang có đội ngũ GV hiểu biết về nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là nhiệm vụ của trường THPT chuyên, nhiều thầy cô là cốt cán của Sở GD&ĐT trong việc bồi dưỡng GV và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác của ngành.
Đối với HS, các thành tích HSG cấp quốc gia và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, quốc tế đều đứng ở top đầu các tỉnh miền núi ở phía Bắc. Cùng đó, HS của trường không chỉ được phát huy khả năng ở lĩnh vực học thuật mà hơn thế được trang bị, bồi đắp nhiều kỹ năng khác trong môi trường giáo dục toàn diện.
Để có được những kết quả tự hào của trường THPT chuyên Lào Cai không thể thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các Sở, Ngành đặc biệt là Sở GD&ĐT. Những cơ chế, chính sách đặc thù dành cho trường đã phát huy được hiệu quả, có ý nghĩa động viên, khích lệ thầy và trò.
Về phía nhà trường, chúng tôi đã xác định được nhiệm vụ chiến lược để GV và HS nhận thức đúng về nhiệm vụ được giao.
Cụ thể như, trong việc phát hiện, bồi dưỡng HSG, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học cần phải chuyên sâu, đổi mới liên tục để đạt hiệu quả cao nhất. Việc phát hiện, bồi dưỡng HSG không chỉ bó hẹp trong các tiết dạy trên lớp mà qua nhiều “con đường”. Mỗi HS của trường không chỉ giỏi văn hoá hay nghiên cứu khoa học mà phải giỏi cả kỹ năng sống, có khả năng tìm tòi cơ hội tốt cho bản thân, có khả năng ứng phó và hội nhập. Như vậy giáo dục mũi nhọn phải đặt trong giáo dục toàn diện.
Cùng đó, việc tự đào tạo bồi dưỡng đội ngũ là nhiệm vụ sống còn, sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm nói trên với một đội ngũ CB, GV tụt hậu. Mỗi thầy cô giáo phải thực sự là một tấm gương tự học và sáng tạo…
Bài học đúc rút cho 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai rất phù hợp với bối cảnh của Trường THPT chuyên Lào Cai, đó là: Đoàn kết – Quyết tâm – Sáng tạo -Thành quả. Đây đã và sẽ là con đường giúp trường tiếp tục vươn tới thành công.
Xây dựng hình mẫu giáo dục tỉnh Lào Cai
Đằng sau những thành công, điều còn ấp ủ, chưa trọn vẹn… bài học, kinh nghiệm nào được nhà trường rút ra sau 18 năm trưởng thành?
Sau 18 năm trưởng thành, nhà trường đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm mà thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai để thực hiện những điều còn ấp ủ và lấp đầy những điểm chưa trọn vẹn.
Trường THPT Chuyên Lào Cai “điểm sáng” của dạy học ứng dụng CNTT.
Thứ nhất, CB, GV của nhà trường cần có hiểu biết sâu sắc về giáo dục để biết mình đang và sẽ làm gì, giáo dục như thế nào cho HS. GV cần biết thế giới đang mong chờ nguồn nhân lực trong tương lai ra sao để xây dựng chương trình giáo dục nhà trường. Đây được coi như bước đột phá quan trọng nhất, góp phần đổi mới thành công phương thức giáo dục nhà trường và cũng là cốt lõi của phương thức phát triển giai đoạn mới.
Thứ hai, tổ chức cho HS được học tập trải nghiệm nhằm phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất, tình cảm, kỹ năng sống và những năng lực riêng của HS. Với hình thức giáo dục kết hợp cuộc sống thực tiễn, học tập bằng cả thể chất và trí óc sẽ giúp HS được trải nghiệm cuộc sống, xã hội, nghề nghiệp. Hoạt động nhà trường gắn liền cuộc sống và đáp ứng yêu cầu xã hội.
Thứ ba, lấy tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng đội ngũ làm động lực bên trong của sự phát triển bền vững và GV khi đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của đổi mới giáo dục phải tự vượt qua chính mình. Nhà trường cũng xác định trong nhiều năm tới của việc bồi dưỡng đội ngũ chính là phát triển ngoại ngữ, phát huy thế mạnh công nghệ thông tin cho CB, GV.
Thứ tư, coi hợp tác và hội nhập làm phương thức và mục tiêu của sự phát triển. Minh chứng là nhà trường đã thực hiện có hiệu quả công tác giao lưu, trao đổi bồi dưỡng GV và HS với các trường trung học của Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Trường cũng giao lưu thường xuyên với các trường THPT chuyên trong cả nước qua các hoạt động của Trại hè Hùng Vương, hội thảo khoa học, thi HSG các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ; các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm…
Thầy có thể chia sẻ những định hướng giáo dục của nhà trường thời gian tới để tiếp tục khẳng định uy tín là “chiếc nôi” giáo dục hàng đầu ngành GD&ĐT Lào Cai và nâng cao vị thế trong hệ thống Trường THPT chuyên toàn quốc?
Trong ề án phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai giai oạn 2021-2025 và định hướng ến 2030, nhà trường đã xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ tổng quát và cụ thể của từng giai đoạn phát triển từ quy mô, đội ngũ đến chất lượng giáo dục.
Chúng tôi xác định, dấu ấn 30 năm Lào Cai tái lập và phát triển cũng là khởi đầu cho một giai đoạn mới của tỉnh cũng như của nhà trường. ịnh hướng lớn cho sự phát triển của nhà trường cụ thể như sau:
Xây dựng Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai trở thành hình mẫu của các trường THPT trong tỉnh về chất lượng giáo dục, đội ngũ, cơ sở vật chất và hợp tác quốc tế…Trường sẽ là trung tâm bồi dưỡng GV cho ngành và là địa điểm trải nghiệm khoa học cho HS.
Trên nền tảng giáo dục toàn diện, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu để đào tạo HS của nhà trường trở thành những HS có phẩm chất và năng lực vượt trội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và cả nước.
Xác định những nội dung mới, có tính đột phá như giáo dục STEM, chuyển đổi số trong giáo dục, hợp tác quốc tế… đòi hỏi GV đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm hơn nữa để đạt được những giá trị mới trong GD&ĐT.
Trân trọng cảm ơn thầy!
Bộ Giáo dục dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2022 như thế nào?
Năm 2022 sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch Covid-19.
Ngày 27/9, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022 tới các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng).
Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường chỉ đọa đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD-ĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GD-ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;
- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).
Xét tuyển bằng học bạ, từ bất cập tới bất công Xét tuyển bằng học bạ là một phương thức tiến bộ, nhưng nó sẽ là tai họa nếu chất lượng giáo dục phổ thông không được đánh giá chính xác và không đảm bảo được sự công bằng trên cả nước. Xét tuyển học bạ - Ảnh caodangkinhte.vn Tôi dạy trường chuyên, và chỉ dạy chủ yếu lớp chuyên văn. Những ai đã...