Trường phổ thông sẵn sàng học trực tuyến sau Tết
Nhờ kinh nghiệm từ đợt dịch năm 2020, các trường từ tiểu học đến THPT không còn bị động, lên giáo án riêng và trong tâm thế sẵn sàng “ học online kéo dài”.
Sáng thứ sáu, sau khi giải quyết một số công việc, cô Nguyễn Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, dự giờ tiết học online của cô trò lớp 5. Thấy các khâu truy cập, bắt đầu tiết học diễn ra nhanh chóng, cô trò tương tác tốt, cô Hà mỉm cười hài lòng.
Từ ngày 31/1 khi Hà Nội thông báo học sinh dừng đến trường vì Covid-19 bùng phát, trường Khương Thượng chỉ mất một ngày để ổn định, thông báo cho phụ huynh và tập hợp học sinh học online. “Trường hợp dịch bệnh vẫn phức tạp, tuần học 1-5/2 là bước chuẩn bị để việc học online sau Tết diễn ra nhịp nhàng, chỉn chu hơn. Trường cũng đã lên kế hoạch cho việc này”, cô Hà nói.
Trường Tiểu học Khương Thượng đã xây dựng lịch học, thời khóa biểu học online cho từng lớp, riêng lớp 1-2 học buổi tối vì lúc đó phụ huynh ở cạnh để hỗ trợ vào lớp. Đối với các giáo viên chuyên biệt gồm Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, do đặc thù dạy cả chục lớp, thầy cô sẽ quay video hướng dẫn, sau đó gửi cho từng lớp. Nguồn video đã có từ năm trước, giờ chỉ bổ sung bài còn thiếu.
Cô Hà đánh giá, so với năm ngoái, việc học online năm nay nhàn hơn hẳn, một phần do trang thiết bị đã được đầu tư, nhưng trên hết là giáo viên, học sinh bắt nhịp nhanh và không còn tâm lý hoang mang như trước. “Khi triển khai học online trong tuần này, chúng tôi chỉ mất một ngày để chuẩn bị, sau đó toàn trường tham gia gần như tuyệt đối”, cô Hà thông tin. Với một số học sinh gặp khó khăn về mặt thiết bị, không thể học online, giáo viên sẽ gửi bài tập qua Zalo hoặc in phiếu, gửi bảo vệ của trường và phụ huynh sẽ đến lấy.
Lãnh đạo trường Khương Thượng chia sẻ, năm ngoái một số giáo viên trung niên không tự tin và còn lúng túng trong việc dạy online, tự nhận “không biết làm được không”. Nhưng sau một năm bắt nhịp, nhờ con cái và đồng nghiệp hỗ trợ, đến giờ việc học online tại những lớp này vẫn đang được triển khai tốt, giáo viên cũng không hoang mang như trước.
Do có sự chuẩn bị, chương trình học online của học sinh Khương Thượng sau Tết sẽ diễn ra chuẩn theo thời khóa biểu chính khóa để đảm bảo tiến độ và kế hoạch năm học 2020-2021, nếu có xáo trộn hoặc chậm trễ sẽ không đáng kể và kéo dài như năm ngoái. “Dịch bệnh xảy đến không ai mong muốn, nhưng chúng tôi cần lên kế hoạch và tâm thế chủ động để học sinh không có thêm một năm học nhiều biến động nữa”, cô Hà khẳng định.
Giáo viên trường Vietschool Pandora dạy học trực tuyến hôm 2/2. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Với các trường ngoài công lập, việc học online được triển khai nhanh chóng, luôn trong tâm thế sẵn sàng. Từ 1/2, trường Liên cấp THCS – Tiểu học Vietschool Pandora , quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã dạy online trên phần mềm Zoom, theo đúng thời khóa biểu.
Video đang HOT
Mỗi ca học kéo dài không quá 35 phút và nghỉ giải lao 5 phút giữa các tiết để tránh học sinh nhìn máy tính hoặc điện thoại quá lâu. Toàn bộ tài liệu học tập được giáo viên đăng tải. Các thầy cô được yêu cầu chú ý tạo tương tác giống như khi học trực tiếp trên lớp. Hàng ngày, giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức như gửi bài tập trên Gooogle Form, chấm điểm dựa vào video học sinh đã thực hiện. Thầy cô cũng thường xuyên kết nối với các em bằng Zalo, điện thoại để giải đáp thắc mắc trong quá trình học.
Bà Đặng Thanh Hằng, Giám đốc trường, cho biết việc triển khai dạy học trực tuyến những ngày qua rất trơn tru bởi trường đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc tổ chức các buổi đào tạo công nghệ thông tin cho giáo viên, hướng dẫn phụ huynh dùng phần mềm. “Nhà trường cũng đã đầu tư phần mềm Zoom bản quyền để đảm bảo việc dạy và học không bị ngắt quãng. Giáo viên và ban giám hiệu luôn sẵn sàng tinh thần sẽ tiếp tục triển khai học online trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp”, bà Hằng nói.
Hiện, giáo viên trường Vietschool Pandora thực hiện xây dựng song song hai giáo án: trực tiếp trên lớp học và trực tuyến để chủ động thích ứng trước tình hình dịch bệnh sau Tết. Theo kế hoạch, ngoài các môn học chính học trực tuyến với giáo viên, các môn học sáng tạo như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, STEAM sẽ được thầy cô thiết kế bài giảng sinh động kết hợp với trò chơi để thu hút học sinh. Đối với các môn bản sắc như Văn hóa Việt, Vietskills, Vovinam, giáo viên ghi hình, dựng bài, gửi tới các em video bài học hàng tuần.
Tại bậc THPT, cô Đỗ Thị Bảy, Phó hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết giáo viên và học sinh cũng chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc học online kéo dài. Ngay từ đầu năm học 2020-2021, trường đã nhiều lần thảo luận và trao đổi với phụ huynh, học sinh việc “có thể học online bất cứ lúc nào” và cần triển khai sao cho hiệu quả.
Việc học online của năm nay sẽ được kế thừa nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất của năm học vừa rồi. Trường Phan Đình Phùng đầu tư và thay thế một số máy tính, đồng thời thành lập một tổ chuyên gia gồm các thầy cô thành thạo tin học và thao tác khi dạy online, sẵn sàng hỗ trợ những người khác khi gặp trục trặc. Ngày 3/2, trường cũng tổ chức tập huấn cho một số giáo viên chưa nắm chắc việc dạy online để thầy cô tự tin hơn với hình thức này.
Ngoài các yếu tố về chuyên môn, cơ sở vật chất, lãnh đạo trường Phan Đình Phùng cho rằng để việc học online không đưa giáo viên, học sinh và gia đình vào thế bị động như trước, phụ huynh cũng cần tăng cường trao đổi và phối hợp hiệu quả với nhà trường. “Việc phụ huynh kiểm tra, giám sát việc học của các em sẽ là mảnh ghép quan trọng, giúp bức tranh học online hoàn thiện và đạt chất lượng tốt nhất có thể”, cô Bảy nói.
Buổi học Zoom của cô trò trường THPT Phan Đình Phùng trong tuần 1-6/2. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 ngày 4/2, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy trực tuyến. “Đợt dịch lần trước là tình huống, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm làm đại trà, lần này đã có kinh nghiệm rồi cần làm chắc chắn và chất lượng”, ông Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho biết trong năm học 2019-2020, 80% học sinh phổ thông tiếp cận học trực tuyến và học qua truyền hình, còn lại vẫn khó khăn trong việc tiếp cận hình thức học này, đa số ở vùng khó khăn. Do đó, năm nay ông Nhạ yêu cầu mở rộng học trực tuyến và chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng dạy và học.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến chiều 4/2, 53/63 tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ để phòng Covid-19, gồm cả các tỉnh nghỉ Tết đúng kế hoạch. Thời gian đi học trở lại là sau kỳ nghỉ Tết hoặc đến khi có thông báo mới.
Từ ngày 28/1 đến sáng 5/2, Bộ Y tế ghi nhận 381 ca nhiễm cộng đồng, ở 11 Hải Dương (278), Quảng Ninh (44), Hà Nội (22), Gia Lai (18), Điện Biên (6), Bình Dương (5), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), Bắc Giang, TP HCM, Hải Phòng, mỗi nơi một ca.
Trường THPT tự chủ: Làm sao bảo đảm công bằng cho người học?
Trường THPT chất lượng cao được tự chủ đang trở thành xu hướng và thêm cơ hội lựa chọn cho người học.
Nhưng, dư luận xã hội băn khoăn là làm sao để hiệu trưởng không lạm quyền, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học khi mức học phí rất cao?
Nhà trường chủ động nâng cao chất lượng đào tạo
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2020 - 2023 cho trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa). Như vậy, sau 12 năm thực hiện tự chủ tài chính, giờ đây, trường THPT Phan Huy Chú được phép thành lập hội đồng trường, chủ động lên kế hoạch tuyển dụng lao động làm việc tại trường. Khi biết thông tin này, các chuyên gia giáo dục và nhiều phụ huynh đồng tình bởi đây là xu hướng được các nước thực hiện nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT.
Trao đổi về câu chuyện tự chủ ở trường phổ thông, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ rất ủng hộ, nên theo hướng 2/3 cơ sở giáo dục là của tư nhân, 1/3 còn lại do Nhà nước đầu tư. Tự chủ bằng con đường xã hội hóa là tốt nhất, TP Hà Nội nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường công lập để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Giờ học của cô và trò trường THPT Phan Huy Chú. Ảnh: Công Hùng
Nhiều năm làm công tác quản lý, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Kim Hoãn nêu rõ quan điểm: Đối với những trường THPT công lập có tín nhiệm cao, TP Hà Nội nên cho phép tự chủ. Khi được tự chủ mặc dù có thể được thu mức học phí cao hơn trường công lập nhưng như thế mới có cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.
"Hiện nay, rất nhiều học sinh sau khi học ở trường lại tất tả đến các chỗ học thêm bên ngoài. Nếu trường tự chủ cân đối được thời gian, tổ chức cho học sinh được học những môn tự chọn phù hợp với khối thi là rất tốt. Như thế đỡ tốn kém hơn cho gia đình và học sinh không phải mất công đi học thêm chỗ này chỗ khác. Tôi cũng ủng hộ Sở GD&ĐT Hà Nội có chủ trương chuyển 3 trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ), THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) trở thành trường chất lượng cao, thực hiện tự chủ; rồi sau đó mở rộng ra"- ông Nguyễn Kim Hoãn nói.
Học sinh giỏi, hoàn cảnh khó khăn vẫn có cơ hội
Theo quyết định của HĐND TP Hà Nội, từ năm học 2020 - 2021, mức trần học phí của trường THPT công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô không quá 5,7 triệu đồng/tháng. Biết rằng mức học phí được tính theo nguyên tắc bảo đảm thu đủ chi nhưng không ít người băn khoăn về những trường hợp học sinh nghèo khó có cơ hội được vào học trường chất lượng cao.
Về vấn đề này, nhiều ý kiến đề nghị, trường công lập tự chủ vẫn phải thực hiện các chính sách trong giáo dục như trường công được Nhà nước đầu tư.Theo nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Kim Hoãn: Nên khuyến khích trường công lập tự chủ có chính sách giảm 1/3, 1/2 hoặc miễn học phí, thậm chí tặng học bổng cho những học sinh giỏi thi vào trường có điểm cao nhưng hoàn cảnh khó khăn. Như thế, sẽ thực hiện được công bằng xã hội và học sinh nghèo có cơ hội được vào học ở ngôi trường tốt.
Phản hồi về mức học phí của trường chất lượng cao được tự chủ, ông Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú thông tin: Mức học phí của trường THPT Phan Huy Chú từ 45 - 48 triệu đồng/năm (tùy theo từng khối lớp). Hiện nay, chính sách miễn giảm học phí được thực hiện theo quy định trường công được Nhà nước cấp ngân sách.
Như thế, nếu miễn 100% học phí, tương ứng với 217.000 đồng/tháng thì số tiền không nhiều. Vì thế, hàng năm, trường THPT Phan Huy Chú đều thực hiện cấp học bổng cho học sinh xuất sắc, mức cao nhất lên tới 40 triệu đồng, gần đủ để đóng học phí. Điều này không chỉ động viên được học sinh học tốt mà những em có hoàn cảnh khó khăn không bị mất cơ hội vào trường Phan Huy Chú.
Một vấn đề mà không ít người băn khoăn khi trường công lập chất lượng cao được tự chủ, đó là hiệu trưởng có nhiều quyền có thể dẫn đến "lạm quyền". Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia giáo dục khi thực hiện tự chủ, nhà trường phải có hội đồng trường gồm nhiều thành viên ở bên trong và ngoài.
Hiệu trưởng chỉ là một thành viên của hội đồng trường, được thuê làm. Nếu hiệu trưởng làm tốt vai trò thì hội đồng trường để, trường hợp làm không tốt thì bị phế truất. Để giữ được chức vụ này, hiệu trưởng phải thực hiện theo đúng quy định mà hội đồng trường đã đề ra và phải công khai, minh bạch trong mọi việc.
Trường phổ thông tự chủ là xu thế trong tương lai. Tuy nhiên mô hình này cần được thực hiện ở nơi có điều kiện và có đánh giá trước khi nhân rộng. Khi tự chủ, học sinh phải đóng mức học phí cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức đóng góp. Điều quan trọng, trường tự chủ là tạo thêm lựa chọn cho người học nhưng vẫn phải có những chính sách để mọi học sinh có cơ hội tạo sự công bằng trong giáo dục nhưng không cào bằng.
Giáo viên đánh giá trẻ lớp 1 năm nay 'học nhanh hơn' Nghe cả lớp đọc trơn một đoạn văn 4-5 dòng sau khi đọc thầm, cô Hoàng Quỳnh Anh, trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, mỉm cười ưng ý. Hầu hết học sinh lớp cô Quỳnh Anh đọc to, không vấp. So với mọi năm, cô đánh giá học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 biết đọc sớm hơn và...