Trường nghề và những tín hiệu khả quan từ số lượng nguồn tuyển
Trong khi các trường ĐH đang phải chờ thí sinh nhập học, và nhiều trường tuyển sinh đợt 1 với số lượng “ảo” khá nhiều thì khối giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có tín hiệu khá khởi sắc.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đến thời điểm này, tuyển sinh của hệ thống GDNN đã đạt được hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế là khối GDNN cũng chịu tác động không nhỏ của diễn biến dịch bệnh do Covid-19 gây ra. Nhất là ở khâu tuyển sinh, đặc thù của tuyển sinh GDNN thì thường là cơ sở GDNN phải tự đến với người học. Cách làm của các trường đa phần là tuyển sinh trực tiếp, đó là lan tỏa, đi tiếp cận với trường phổ thông và đối tượng người học. Tuy dịch bệnh đã làm gián đoạn một phần công tác này.
Học sinh đang ngày càng chú ý và lựa chọn nhiều hơn vào khối GDNN vì đầu ra đảm bảo. Ảnh: P.Thủy
Với tình hình mới, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo quyết liệt các cơ sở GDNN là phải thay đổi phương thức tuyển sinh từ trực tiếp sang trực tuyến, đẩy mạnh phát triển các trang web, các hình thức truyền thông của nhà trường để không phải chỉ có một mục đích là tuyển sinh, mà mục đích cao hơn nữa là lan tỏa vai trò, ý nghĩa của GDNN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ.
Và thực tế là hiện nay, nhiều trường nghề đã không còn lo lắng về nguồn tuyển nữa. Mặc dù tuyển sinh năm nay đến thời điểm này có giảm chút so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự kiến từ giờ cho tới 3 tháng cuối năm, khối GDNN sẽ hoàn thành được các chỉ tiêu tuyển sinh đặt ra từ đầu năm.
Năm 2020, hệ thống GDNN tuyển hơn 2,2 triệu chỉ tiêu, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 580 nghìn, tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là hơn 1,6 triệu người.
Video đang HOT
Sở dĩ vài năm gần đây, nguồn tuyển của khối GDNN, số lượng học sinh theo học nghề đã có nhiều khởi sắc hơn là bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết là công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông đã có kết quả bước đầu. Thêm vào đó, theo Tổng cục GDNN, năm 2019 có hơn 80% học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Ở phía các trường ĐH, khi lượng thí sinh xác nhận nhập học vào các trường ĐH bằng các phương thức không xét điểm thi tốt nghiệp THPT khá thấp so với dự kiến, TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TP HCM lý giải: “Rất có thể một bộ phận TS đã đăng ký xét tuyển ĐH các phương thức trước đó nhưng lại quyết định bỏ nhập học để theo học các trường nghề. Đến thời điểm này, một số trường cao đẳng và trung cấp nghề được nhiều TS quan tâm, đã tuyển đủ chỉ tiêu”.
Mấy năm trở lại đây, số lượng thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT tăng. Năm nay cả nước có gần 29% thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét tốt nghiệp, tăng so với năm ngoái; trong khi thí sinh dự thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH giảm, dù chỉ tiêu ĐH năm nay tăng.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, trong tổng số 900.152 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, có tới 257.030 TS dự thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm gần 29%). Năm trước, trong số 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, có 223.976 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ 25,2%). Việc các thí sinh cân nhắc về đầu ra, không đổ xô vào các trường ĐH, tìm hiểu kỹ về giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp cân bằng các loại hình đào tạo, cân bằng nguồn lực lao động.
Dẫu vậy, không phải tất cả các trường nghề đều “đắt hàng”. Thực tế vẫn có một số trường nghề “sống lay lắt”. Bộ LĐ-TB&XH nói chung và Tổng cục GDNN đã đề ra nhiều giải pháp để hút thí sinh cho các cơ sở GDNN nhưng sự chủ động xây dựng thương hiệu từ chương trình đào tạo, mối liên kết với các DN trong đào tạo và tìm đầu ra cho người học của mỗi trường mới là yếu tố quan trọng để thí sinh tìm đến với nhà trường.
Chính khối GDNN phải thay đổi phương thức đào tạo, tìm hiểu thị trường và có dự báo lao động theo nhóm ngành tốt để mở ngành đào tạo hợp xu hướng, đảm bảo đầu ra tốt. Có như thế, GDNN mới giải quyết được dứt điểm bài toán tuyển sinh và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực dùng chung trong khối ASEAN và xa hơn là toàn cầu.
ĐH Công nghiệp TP.HCM: Đạt điểm chuẩn năng lực, chưa đăng ký xét tuyển vẫn trúng tuyển
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020 với mức điểm cao nhất là 820.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Sáng nay 7-9, hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố điểm trúng tuyển bậc đại học hệ chính quy năm 2020 bằng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020 vào các ngành/nhóm ngành.
Đặc biệt, TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết: "Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020 bằng với mức điểm trên nhưng chưa đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vẫn có thể trực tiếp đến trường để đăng ký xét tuyển và làm thủ tục nhập học kể từ ngày ra thông báo đến 16h30 ngày 15-9".
Mức điểm trúng tuyển thấp nhất là 700 điểm với rất nhiều ngành ở các nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật, luật, công nghệ hoá... (chương trình đại trà) và tất cả các ngành chương trình chất lượng cao.
Trong khi mức điểm cao nhất trúng tuyển vào trường theo phương thức này là 820, thuộc về nhóm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Mức điểm 800 có các nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, kinh doanh quốc tế.
Theo kết quả xét tuyển, hiện tại với những thí sinh đã đăng ký theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực chỉ có hơn 300 thí sinh trúng tuyển, nên nhà trường cho tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển đến 15-9.
Thí sinh trúng tuyển nhập học từ ngày 8-9 đến 16h30 ngày 15-9-2020.
Thí sinh nhận Giấy báo nhập học trực tiếp tại trường khi đến làm thủ tục nhập học.
Xem kết quả xét tuyển và các thông tin về hồ sơ nhập học trên website: http://www.iuh.edu.vn/tuyensinh/thisinh.
Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực như sau:
Đồng thời, hội đồng tuyển sinh nhà trường cũng đã công bố kết quả trúng tuyển bậc đại học hệ chính quy năm 2020 bằng phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳngvào các ngành/nhóm ngành đào tạo.
Theo đó, có tổng cộng 345 thí sinh trúng tuyển theo phương thức này.
Thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển tại: http://www.iuh.edu.vn/tuyensinh/thisinh.
Phụ huynh và thí sinh cần biết thêm chi tiết, liên hệ: Phòng Đào tạo, bộ phận tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Chật vật tuyển sinh vì thí sinh ảo Thời điểm này, các trường đại học (ĐH) ở khu vực phía Nam đã hoàn thành đợt 1 của kỳ tuyển sinh năm 2020. Trái ngược với những năm trước, tình trạng thí sinh ảo trúng tuyển nhưng không nhập học khá nhiều, nhất là các thí sinh sử dụng điểm thi THPT. Thậm chí, nhiều trường ĐH danh tiếng nhưng tỷ lệ...