Trường MN lấy trẻ làm trung tâm: “Cú hích” tổng thể cho giáo dục mầm non
Sau 5 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non (MN) lấy trẻ làm trung tâm” tại Lào Cai, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp trong quá trình triển khai “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Cô và trò HS Trường MN Việt Hà (thành phố Lào Cai – Lào Cai). Ảnh: NTCC
Tăng cả chất và lượng
Từ 3 mô hình điểm được triển khai năm học 2016 – 2017, đến nay 100% cơ sở giáo dục MN đã thực hiện chuyên đề. Có 30 trường, 195 nhóm, lớp thực hiện điểm về chuyên đề. 100% phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố và trường MN đã nhận thức được tầm quan trọng, hiệu quả của việc triển khai chuyên đề để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch gọn các điểm trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập và huy động được sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng trong xây dựng, cải tạo môi trường giáo dục và phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bà Nguyễn Thị Thơm – Trưởng phòng GDMN (Sở GD&ĐT) Lào Cai còn chỉ ra những kết quả đáng kể như: Tạo được phong trào thi đua xây dựng cảnh quan trong các nhà trường, môi trường giáo dục có sự thay đổi rõ nét.
Nhiều đơn vị đã tận dụng được nguyên liệu sẵn có của địa phương để thiết kế đồ chơi tự tạo và tạo môi trường phong phú cho trẻ khám phá, trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.
Đội ngũ cán bộ quản lý, GV xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục MN một cách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương….
Đặc biệt để triển khai “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, các trường đã huy động được nguồn xã hội hóa để cải tạo, xây dựng môi trường, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Tăng cường sự phối kết hợp giữa phụ huynh HS với nhà trường trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Thơm, trẻ được trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, hứng thú trong môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân…
Cô Trịnh Thị Én – Hiệu trưởng Trường MN Hoa Đào ( huyện Sa Pa – Lào Cai) khẳng định: Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ được hoạt động, tự tin trong giao tiếp. Trước đây, GV nói nhiều, HS thụ động tiếp nhận thì nay phương pháp này bị loại bỏ hoàn toàn. Trẻ được đặt vào trung tâm mọi hoạt động giáo dục khiến chất lượng tăng lên đáng kể theo từng năm…
Video đang HOT
HS được trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục mới tại Trường MN Việt Hà (TP Lào Cai – Lào Cai). – Ảnh: NTCC
Tiếp tục phát huy
Bà Nguyễn Thị Thơm cho rằng: Hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và hiệu quả của chuyên đề. Cùng đó, việc triển khai chuyên đề ở một số đơn vị chưa quan tâm nhiều tới các điểm trường lẻ và cơ sở GDMN có điều kiện khó khăn.
Một số trường ở các huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn diện tích sân vườn và lớp học còn hẹp, ảnh hưởng đến việc xây dựng và cải tạo, sắp xếp môi trường giáo dục theo định hướng bộ tiêu chí quy định.
Bên cạnh đó, còn tình trạng cán bộ quản lý triển khai, thực hiện hình thức, chưa vận dụng phù hợp các tiêu chí với thực tiễn; chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm và khám phá môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kỹ năng thực hành tổ chức hoạt động của một số GV trẻ, GV người dân tộc thiểu số trong tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.
Theo bà Nguyễn Thị Thơm, giai đoạn tới 2021 – 2025, ngành GD-ĐT Lào Cai tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”; Đổi mới công tác tham mưu, tuyên truyền và phối hợp; Nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng chăm sóc, giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, hội nhập và hợp tác quốc tế…
Nhiều rào cản với giáo dục sớm
Chương trình GD mầm non (GDMN) Việt Nam đã thể hiện các nội dung giáo dục sớm (GDS), tuy nhiên thực tế cho thấy đa số trẻ em dưới 36 tháng tuổi chưa được tiếp cận với GDS có chất lượng... bởi nhiều nguyên nhân.
GDS góp phần khai mở tiềm năng cho mỗi trẻ em. Cô và trò Trường MN Việt Hà (TP Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: Đức Trí
Rào cản với GDS
ThS Bùi Thị Kim Tuyến - Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) cho biết đến nay cả nước mới chỉ có một số tổ chức phi chính phủ và trường MN tư thục quan tâm đến GDS với việc nghiên cứu thực hành chương trình GDS dựa trên các phương pháp giáo dục của Nhật, Mỹ, Ý, Trung Quốc... và bước đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trên trẻ từ 0 - 3 tuổi.
Cùng đó, một số gia đình và phụ nữ mang thai đã quan tâm tìm hiểu về thai giáo và GDS ở gia đình với sự tiếp cận của tài liệu nước ngoài...
Năm 2011, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam thành lập IPD để triển khai nghiên cứu các phương pháp GDS và thí điểm xây dựng các mô hình GDS linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm góp phần khai mở tiềm năng thể lực và trí lực của trẻ em trong độ tuổi MN...
Tuy nhiên, với những điều kiện thực tế như vậy thì các nhà khoa học vẫn chỉ ra việc triển khai GDS ở Việt Nam còn nhiều rào cản cần tháo gỡ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mĩ Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GDMN (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), rào cản trước tiên đó là chúng ta chưa nhận thức phù hợp về tầm quan trọng của giai đoạn phát triển "1.000 ngày đầu đời" và GDS cho trẻ em, cũng như trách nhiệm của cha mẹ, cộng đồng xã hội đối với GDS cho trẻ.
Cùng đó các dịch vụ hỗ trợ GDS ở gia đình và cộng đồng và việc xây dựng đội ngũ nhân lực thực hiện dịch vụ GDS còn gặp nhiều rào cản cả về chính sách lẫn thực tiễn. Hiện nay, khung chất lượng GDS của các trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi để vừa tạo điều kiện phát triển vừa quản lý được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn còn thiếu.
Các chương trình/đề án/dịch vụ hỗ trợ kiến thức, kĩ năng GDS cho cha mẹ trẻ ở các cơ sở GDMN, bệnh viện, các trung tâm tư vấn... vẫn cần được nghiên cứu phát triển để cung cấp dịch vụ tư vấn phù hợp với đối tượng tham gia có đóng phí hoặc miễn phí.
Vấn đề bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm cha mẹ, kiến thức về dinh dưỡng, y tế và sức khỏe cho những người chuẩn bị kết hôn, chuẩn bị sinh con cần được các cơ quan chức năng quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa...
PGS.TS Nguyễn Thị Mĩ Trinh khẳng định: Chăm sóc, giáo dục trẻ từ độ tuổi MN được coi là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người, phục vụ mục tiêu phổ cập giáo dục TH và THCS thế kỷ XXI. Để đạt được mục tiêu đó, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cần được tiến hành sớm và cần có có sự tiếp thu từ những kinh nghiệm tích hợp nội dung.
Nhiệm vụ GDS cần được sự quan tâm đồng bộ của toàn xã hội từ việc đào tạo GV MN tới chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở MN, tại gia đình và cộng đồng. Hơn thế cần sớm có giải pháp hỗ trợ phù hợp để giảm rào cản trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục MN trong bối cảnh hiện nay.
Việc lồng ghép GDS vào chương trình GDMN được nhiều quốc gia áp dụng. Cô và trò Trường MN Việt Hà (TP Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: Đức Trí
Thúc đẩy GDS bắt đầu từ chương trình GDMN
Hiện nay, chương trình GDMN của một số nước trên thế giới được xây dựng theo các cấp độ (quốc gia, địa phương, nhà trường). Tùy theo từng cấp độ của chương trình GDMN và hệ thống quản lý giáo dục trẻ em dưới 36 tháng tuổi của từng nước mà vấn đề đưa nội dung GDS vào chương trình được triển khai khác nhau.
Mặt khác, việc lồng ghép GDS vào chương trình GDMN của nhiều quốc gia dựa trên quan điểm giáo dục hòa nhập với các cách tiếp cận: Lấy trẻ làm trung tâm, phát triển toàn diện, đảm bảo công bằng, bình đẳng. Bên cạnh đó tập trung phát triển năng lực cảm xúc cá nhân - xã hội ở trẻ, chú trọng GDS gắn với bối cảnh xã hội, chú trọng GDS không chỉ ở trường/trung tâm chăm sóc, mà cả GDS cho trẻ ở gia đình, đặc biệt với trẻ ở lứa tuổi nhỏ, những trẻ chưa tới trường.
Các chương trình GDMN của hầu hết các quốc gia chú trọng phát triển toàn diện cho trẻ thông qua các lĩnh vực cơ bản. Ngoài việc đưa ra các nội dung GDS phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, một số quốc gia còn chú trọng đến giáo dục hiểu biết về bản thân, gia đình, thành viên trong cộng đồng...
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Thị Mĩ Trinh: Chương trình GDMN Việt Nam hiện hành là chương trình khung quốc gia thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Nếu coi GDS là giáo dục trẻ "1.000 ngày đầu đời" thì chương trình hiện nay đã quan tâm đến độ tuổi này (từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) với mục tiêu, các lĩnh vực giáo dục, nội dung, kết quả mong đợi theo độ tuổi... được xây dựng dựa trên đặc điểm phát triển của trẻ, hướng tới sự phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ vào học mẫu giáo.
Tuy nhiên, qua rà soát chương trình vẫn cho thấy giai đoạn thai giáo (trong bụng mẹ) như là một điều kiện để thực hiện hiệu quả chương trình cần có sự quan tâm thỏa đáng của xã hội và ngành giáo dục trong sự phối hợp liên ngành bởi GDS không chỉ hướng tới đội ngũ những người làm giáo dục mà còn phải hướng tới các bậc cha mẹ và toàn thể cộng đồng.
TS Nguyễn Thị Nga - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, giáo dục hòa nhập cho trẻ em dưới 36 tháng nói riêng và GDS trong chương trình GDMN nói chung chưa được thể hiện rõ. Vì chưa có chương trình giáo dục địa phương nên trong chương trình quốc gia về GDMN chưa đậm nét những nội dung giáo dục đa văn hóa để làm phong phú thêm hiểu biết của trẻ em về bản sắc văn hóa của Việt Nam và những đặc trưng trong truyền thống văn hóa của một số nước trên thế giới.
Mặt khác cũng chưa có các nội dung GDS về nghệ thuật và sáng tạo để giúp trẻ tiếp cận đa dạng với các nghệ thuật, phương thức thể hiện bản thân và phương thức sáng tạo, từ đó hình thành cảm xúc thẩm mĩ phù hợp.
Chương trình cũng thiếu các các quy định để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thể hiện cảm xúc phù hợp, vận dụng và giải quyết vấn đề phát sinh trong các quan hệ cá nhân - xã hội.
Rõ ràng sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảng cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, để phát huy vai trò của GDS, điều cần thiết không chỉ là tháo gỡ những rào cản hiện tại mà hơn thế như ThS Bùi Thị Kim Tuyến khẳng định, cần đưa GDS vào chương trình GDMN trong giai đoạn tới.
GDS là phương pháp giáo dục được áp dụng với trẻ em ngay từ khi là bào thai trong bụng mẹ cho đến năm 6 tuổi... GDS góp phần khai mở tiềm năng, phát triển năng lực trong suốt cuộc đời của một con người. Vận dụng triển khai giáo dục sớm cho trẻ em Việt Nam có ý nghĩa chiến lược góp phần thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp CNH, HĐH hội nhập quốc tế của nước ta. - NGND.PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh
Phát triển mầm non ngoài công lập: Lấy chất lượng làm "thước đo" thương hiệu Trong những năm gần đây giáo dục mầm non (GDMN) của thành phố Lào Cai (Lào Cai) có bước phát triển mạnh. Đặc biệt số lượng trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tăng về quy mô, chất lượng... HS được trải nghiệm với nhiều mô hình giáo dục mới, hiện đại tại Trường MN Việt Hà (thành phố Lào...