Trường Mầm non xã Thanh Nưa với công tác xã hội hóa giáo dục
Dù còn nhiều khó khăn, song tập thể trường Mầm non xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên vẫn nỗ lực đi lên nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Tập thể trường Mầm non Thanh Nưa chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Lễ khai giảng và đón bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2
Vượt khó đi lên…
Trường Mầm non xã Thanh Nưa nằm trên địa bàn xã biên giới của Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; trường được thành lập vào năm 1996 với 1 điểm trường chính và 0 điểm trường lẻ. Sau 26 năm thành lập, nhà trường đã từng bước xây dựng và phát triển mọi mặt cả về quy mô lẫn chất lượng.
Hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng khang trang, môi trường học tập xanh, an toàn, thân thiện; hệ thống phòng học, phòng chức năng được xây dựng kiên cố và bán kiên cố với đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Năm học 2022-2023, trường có 11 nhóm lớp với trên 300 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường có 29 người, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng với 100% có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn, có trên 90% giáo viên dạy giỏi các cấp (trong đó có 50% giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh); tỷ lệ Đảng viên ở mức cao với 75,8%.
Hình ảnh dãy phòng học tập do Anh Hùng lao động Nguyễn Hiệp – Nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị – HUD Hà Nội cùng gia đình ủng hộ (Ảnh do Nhà trường cung cấp).
Từ năm 2005, trường đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và là ngôi trường được xây 2 tầng đầu tiên của huyện Điện Biên nhờ sự giúp đỡ, đầu tư tài trợ của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể, năm 2020, trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III. Nhà trường được ghi nhận là tập thể đoàn kết, tâm huyết, có nhiều đổi mới, sáng tạo và có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động chuyên môn của giáo dục mầm non Điện Biên với nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của Phòng, Sở. Năm 2020, nhà trường được tin tưởng chọn làm địa điểm tập huấn xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số do Bộ GD&ĐT tổ chức với 22 tỉnh thành phía Bắc về tham dự.
Video đang HOT
Hình ảnh Trường THPT Thăng Long – TP Hà Nội tặng quà cho các cháu hộ nghèo, cận nghèo (Ảnh do Nhà trường cung cấp)
Đẩy mạnh xã hội hóa…
Để có được một ngôi trường khang trang, thân thiện như hôm nay, ngoài được đầu tư một phần từ ngân sách Nhà nước thì phần lớn cơ sở vật chất, môi trường giáo dục của nhà trường được xây dựng nhờ vào công tác xã hội hóa giáo dục. Xuất phát từ thực tế trường nằm trên địa bàn xã biên giới miền núi, là xã thuần nông, đời sống kinh của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, ngân sách của địa phương đầu tư cho giáo dục hầu như không có, trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục còn hạn hẹp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển nhà trường.
Từ năm 2019 đến nay, nhà trường đã huy động được gần 1 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội, từ thiện vào việc xây dựng, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường cho trẻ học tập như: Anh Hùng lao động Nguyễn Hiệp – Nguyên Chủ tịch HĐQT tập đoàn Phát triển nhà và đô thị – HUD Hà Nội cùng gia đình ủng hộ khối phòng học tập gồm: Thư viện, phòng tin học – ngoại ngữ trị giá 370 triệu đồng; Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Đông Phương tài trợ xây 2 phòng học điểm trường Hạ Thanh trị giá 270 triệu đồng và các đơn vị, cá nhân trên địa bàn xã hỗ trợ làm một số công trình phụ trợ khác như: Khu trải nghiệm văn hóa dân tộc, mái che khu vui chơi,….
Hình ảnh chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc E-24 hỗ trợ phương tiện và nhân lực cùng giáo viên đi lấy đá để xây dựng môi trường giáo dục (Ảnh do Nhà trường cung cấp).
Bên cạnh việc huy động ủng hộ về kinh phí để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, nhà trường còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ về vật chất nhằm hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường và hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như: Tủ sách Cầu vồng hỗ trợ hàng nghìn đầu sách truyện cho thư viện, hỗ trợ tổ chức cho trẻ ăn tất niên; Trường Trung học Phổ thông Thăng Long – Hà Nội hỗ trợ quà bằng tiền mặt cho hơn 30 trẻ con hộ nghèo, cận nghèo; nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ chăn, quần áo ấm, giầy dép, đồ chơi ngoài trời, khẩu trang,…cho trẻ với kinh phí ước khoảng 50 triệu đồng/năm học.
Thắm tình đoàn kết…
Đặc biệt trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, của đơn vị Tiểu đoàn cảnh sát cơ động Tây Bắc E-24, của bộ đội Trung đoàn 82,…về ngày công với hàng chục nghìn công lao động ước tính hàng trăm triệu đồng để xây dựng, tôn tạo cảnh quan môi trường như đổ bê tông sân, làm vườn hoa, vườn cây của bé, lu sơn, quét sơn, lấy đá, chở đá… Phụ huynh còn đóng góp nguyên vật liệu hoặc trực tiếp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vui chơi học tập. Sự giúp đỡ này không chỉ làm giảm chi phí đáng kể cho nhà trường trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp mà còn tạo được sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội, lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia, chung sức, đồng lòng của toàn xã hội trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó cũng giúp cho phụ huynh và cộng đồng thấu hiểu hơn về công việc của nhà trường, nhiệm vụ của giáo dục mầm non.
Hình ảnh Bộ đội Trung đoàn 82 giúp trường lao động làm sân chơi, cổng tại điểm trường Hạ Thanh (Ảnh do Nhà trường cung cấp).
Tập thể sư phạm ở đây đang mong muốn xây dựng Trường Mầm non xã Thanh Nưa trở thành Ngôi trường hạnh phúc, mang đến cho trẻ em một môi trường giáo dục hiện đại, an toàn, thân thiện. Đồng thời khơi gợi cảm hứng sáng tạo được xây dựng trên nền tảng văn hóa dân tộc địa phương. Tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức khám phá, trải nghiệm để phát triển toàn diện về mọi mặt. Xuất phát từ quan điểm trên, nhà trường đã và đang kêu gọi cùng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức, cơ quan đơn vị, nhà hảo tâm, mạnh thường quân và cộng đồng xã hội. Theo quan điểm của lãnh đạo nhà trường: “Mọi sự ủng hộ đều là vô cùng quý báu giúp nhà trường ngày càng phát triển hơn nữa, xứng đáng là lá cờ đầu về giáo dục mầm non của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7 lên tiếng việc nhiều học sinh phải học phòng học tạm bợ
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận 7, TPHCM đã có báo cáo việc ngay giữa trung tâm quận được ưu ái gọi với cái tên "khu nhà giàu" nhưng 90 học sinh phải học trong phòng tạm bợ.
Học sinh hai lớp 8 của Trường THCS Nguyễn Thị Thập phải học trong phòng học tạm bợ.
Sĩ số tăng, trường thiếu phòng học
Theo phản ánh, Trường THCS Nguyễn Thị Thập (quận 7) có vị trí ngay bên cạnh khu đô thị xa hoa, đáng sống bậc nhất TPHCM nhưng hiện có những học sinh ngày ngày đến trường trong nỗi khốn khổ. Cụ thể, khoảng 90 học sinh lớp 8A1, 8A2 của trường này phải học vất vưởng trong những phòng học tạm bợ. Lớp học không có cửa nên có mùi hôi nồng nặc từ cống rãnh gây ảnh hưởng lớn tới lớp học. Nền lớp học lại sử dụng trực tiếp mặt đường vỉa hè. Khi có mưa thì tạt vào ướt quần áo, nắng nóng thì gay gắt, mồ hôi thì đầm đìa.
Ngày 27.10, theo nguồn tin của Lao Động, Phòng GDĐT quận 7 đã có báo cáo liên quan đến bố trí phòng cho học sinh hai lớp 8A1, 8A2.
Theo Phòng GDĐT quận 7, số lượng học sinh đầu vào khối lớp 6 tăng cao do áp lực tăng dân số cơ học trên toàn địa bàn quận, trong năm học 2022-2023, Ban Chỉ đạo công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp thống nhất phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Vì vậy, sẽ có sự gia tăng số lớp học một buổi ở các trường THCS công lập trên địa bàn quận.
Theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022-2023 của UBND quận 7, Trường THCS Nguyễn Thị Thập tiếp nhận 11 lớp khối 6, nâng tổng số lớp được biên chế trong năm học lên 44 lớp. Tuy nhiên, tổng số phòng học hiện có của trường là 42 phòng.
Do đó, nhà trường chủ động cải tạo thêm 2 phòng học tạm (nhưng chưa đảm bảo quy chuẩn) trong thời gian chờ cải tạo lại phòng chức năng khác phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 6, 7 cũng như nhu cầu được học chương trình hai buổi/ngày của số đông phụ huynh.
Nhà trường tiến hành sửa chữa, cải tạo lại 2 phòng học tạm bợ.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ phụ huynh và báo chí, Phòng GDĐT quận 7 cho biết, đã yêu cầu nhà trường ngưng ngay việc sử dụng các phòng học tạm để tổ chức dạy học cho học sinh. Đồng thời, trường đẩy nhanh phương án sắp xếp phòng học hợp lý để học sinh được học tập, đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe.
Gấp rút hoàn thiện phòng học
Phòng GDĐT quận 7 yêu cầu nhà trường hoàn thành chậm nhất đến hết thứ Bảy (ngày 29.10) sắp xếp phòng học, từ thứ Hai (ngày 31.10), học sinh sẽ học tập tại phòng học mới.
Bản báo cáo của Phòng GDĐT quận 7 cho biết, đơn vị này đã đề nghị Hiệu trưởng nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc bố trí, sắp xếp phòng học cho học sinh và việc thực hiện các chương trình giáo dục của nhà trường. Theo đó, tất cả các hoạt động này phải được các đơn vị thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh trước khi tổ chức thực hiện và đảm bảo các mức thu đúng văn bản hướng dẫn của UBND quận.
Đối với việc thực hiện chương trình giáo dục của Trường THCS Nguyễn Thị Thập, Phòng GDĐT quận 7 cho biết đều có văn bản hướng dẫn cụ thể cũng như chỉ đạo trực tiếp qua các buổi họp chuyên môn.
Phòng đề nghị nhà trường tiến hành họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và toàn thể cha mẹ học sinh lớp 8A1, 8A2 để trao đổi thông tin các nội dung có liên quan đến việc tổ chức các chương trình giáo dục nhà trường năm học 2022 - 2023; thực hiện việc lấy ý kiến đồng thuận của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các chương trình giáo dục nhà trường đảm bảo đúng quy định.
Phòng cũng đề nghị trường báo cáo kết quả thực hiện ngay sau cuộc họp.
Nhiều khó khăn trong triển khai giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT bàn xây dựng chương trình mới Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho thấy còn nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lương giáo viên quá thấp, không tương xứng với yêu cầu công việc. Sau 10 năm triển khai nhiều nơi vẫn gặp khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành Kết quả khảo sát, đánh...